Rụng tóc ở trẻ nhỏ không hẳn do còi xương
Với các bé dưới 6 tháng tuổi, rụng tóc có thể là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Không nên chỉ thấy bé rụng tóc hoặc có những mảng hói nhỏ trên đầu mà vội kết luận bé bị còi xương.
Bệnh còi xương thường có nhiều biểu hiện bệnh lý khác, ví dụ bé kích thích, quấy khóc, ngủ không yên, xương sọ mềm, thóp liền chậm…
Nhiều bé sinh ra với cái đầu đầy tóc nhưng rồi một ngày cha mẹ tá hỏa vì thấy tóc con bắt đầu rụng, mỏng đi. Điều này xảy ra với rất nhiều bé, tuy thời gian bắt đầu có thể rất khác nhau. Tóc có thể rụng từ trước khi bé chào đời hoặc ngay trong vòng mấy tuần đầu. Thời gian mọc tóc mới cũng dao động, nhưng thông thường tới một tuổi đa số bé đã có đủ tóc. Lúc này tóc của bé có thể hoàn toàn khác về màu sắc và độ cứng so với tóc khi chào đời.
Chu kỳ mọc tóc
Tóc trải qua 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn tăng trưởng (mọc tóc), kéo dài khoảng 3 năm.
Nang tóc trong giai đoạn phát triển.
- Giai đoạn nghỉ ngơi (hay rụng tóc), kéo dài 3 tháng (tuy nhiên, thời gian này có thể dao động từ 1 đến 6 tháng).
Nang tóc trong giai đoạn nghỉ ngơi.
Trong giai đoạn nghỉ ngơi, sợi tóc vẫn nằm trong nang tóc cho tới khi tóc mới bắt đầu mọc. Tại bất cứ thời điểm nào, khoảng 5-15% tóc trên da đầu thường ở thời kỳ nghỉ ngơi. Tuy nhiên khi gặp stress, sốt cao hay có thay đổi hoóc môn thì một lượng lớn tóc có thể ngừng phát triển ngay lập tức, chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi. Sau 3 tháng, khi tóc bước vào giai đoạn phát triển mới, tóc cũ mới bắt đầu rụng.
Video đang HOT
Nguyên nhân rụng tóc
Sự sụt giảm hoóc môn ngay khi bé chào đời có thể là nguyên nhân dẫn tới rụng tóc ở trẻ nhỏ. Đó cũng là nguyên nhân rụng tóc ở các bà mẹ sau khi sinh.
Tư thế nằm ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự rụng tóc của trẻ. Nếu bé chỉ nằm ở một tư thế (chẳng hạn chỉ nằm ngửa), thì tóc ở khu vực gáy có thể rụng nhiều hơn. Tóc cũng có thể rụng thành mảng nếu bé hay ngọ ngoạy, cọ đầu vào đệm.
Ảnh minh họa: Mommychuck.com.
Cha mẹ có thể làm gì?
Đối với rụng tóc do thay đổi hoóc môn, cha mẹ không thể làm gì khác ngoài đợi tóc mới mọc lên.
Với rụng tóc do tư thế nằm, nên đặt bé ngủ ở những tư thế khác nhau, chẳng hạn đêm đầu tiên nằm ngửa, đêm sau nghiêng trái, đêm sau nữa nghiêng phải.
Cần tăng cường thời gian cho bé nằm sấp (lúc tỉnh và bụng đói). Nên tạo thói quen này ngay từ khi mới sinh, tốt nhất là sau khi rốn rụng. Có thể bắt đầu từ 1-2 phút mỗi lần rồi tăng dần thời gian theo lứa tuổi. Ngoài việc tạo điều kiện cho gáy được nghỉ ngơi, tư thế nằm sấp giúp trẻ phát triển vận động tốt hơn.
Sau 6 tháng, các bé bắt đầu tự điều chỉnh tư thế ngủ, không nằm ở một tư thế trong suốt đêm nữa nên rụng tóc do tư thế nằm không còn phổ biến.
Nhiều trẻ sinh ra đầu rất ít tóc, vẫn bị gọi vui là “đầu trọc”. Tuy nhiên, khi nhìn thật gần bạn có thể thấy những sợi tóc cực mảnh, mềm mại và nhạt màu nhú lên trên da đầu. Tình trạng này có thể kéo dài tới tận lúc bé 1 tuổi hoặc hơn.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Cần đưa bé đi khám để phát hiện kịp thời các bệnh tiềm ẩn nếu:
- Da đầu tại vùng hói có biểu hiện bất thường ví dụ da đỏ, bong vảy… Những đốm hói nhỏ đi kèm hiện tượng này có thể là dấu hiệu của bệnh nấm bẩm sinh: bệnh ecpet mảng tròn ( ringworm).
- Tình trạng rụng tóc không cải thiện sau 6 tháng.
Một số bệnh lý như thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên thường gây rụng tóc cả đầu, chứ không phải từng mảng.
Bác sĩ nhi khoa Thu Thủy
Theo VNE
Điểm mặt những tác hại của đèn ngủ đến trẻ nhỏ
Nhiều bố mẹ có thói quen bật đèn khi con đi ngủ vì tin rằng sẽ giúp con cảm thấy an toàn hơn và bố mẹ cũng dễ dàng chăm sóc khi con cần. Tuy nhiên, thói quen này lại có ảnh hưởng rất tiêu cực đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
1. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ
Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy ánh sáng của đèn ngủ tạo ra một áp lực cho trẻ nhỏ. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu, bồn chồn, dễ dẫn đến khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, đèn ngủ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tự đánh thức cơ thể của trẻ.
2. Ảnh hưởng đến phát triển thị giác của trẻ
Bật đèn khi trẻ ngủ sẽ khiến cho cơ mi mắt của bé không được thư giãn, nghỉ ngơi do vẫn có sự kích thích của ánh sáng. Vì vậy, mắt của trẻ phải hoạt động liên tục, dẫn đến sự suy yếu của thị giác, gây thiệt hại cho võng mạc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tầm nhìn.
Theo kết quả của một nghiên cứu gần đây thì tỷ lệ trẻ sử dụng đèn khi đi ngủ bị cận thị cao gấp 30 lần trẻ không dùng đèn.
3. Tăng nguy cơ ung thư và trầm cảm
Theo tiến sỹ Joyce Walsleben, phó giáo sư tại trường Đại học Y khoa New York cho biết : "Ánh sáng ức chế việc tiết ra melatonin, một loại hoóc-môn thúc đẩy giấc ngủ một cách tự nhiên. Ngay cả khi bạn thiếp đi, ánh sáng vẫn lọt qua mí mắt của bạn và bộ não sẽ không sản xuất melatonin nếu nó lẫn lộn giữa ngày và đêm".
Một báo cáo do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ công bố cũng đã chỉ ra việc sử dụng đèn khi đi ngủ có liên quan đến bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ bị mù chỉ bằng gần một nửa so với những phụ nữ bình thường, cũng như nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết ở nam giới bình thường cao gấp đôi so với những người bị mù.
Nghiên cứu sâu hơn cho thấy, công nhân làm ca đêm có tỉ lệ bệnh tật cao hơn người làm ca ngày.
Qua những nghiên cứu trên, các nhà khoa học khuyến cáo bố mẹ không nên bật đèn sáng khi các con đang ngủ để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
4. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Một giấc ngủ ngon và sâu không chỉ giúp trẻ thúc đẩy sự tăng trưởng mà còn làm tăng sức đề kháng của trẻ. Chính vì thế, khi giấc ngủ bị ảnh hưởng, sự tăng trưởng, phát triển của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Chính vì thế, việc bật đèn khi ngủ sẽ làm cản trở sự tiết hormone tăng trưởng của trẻ. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hướng đến quá trình trao đổi chất bình thường.
Theo Phunutoday
Hướng dẫn mẹ đo nhiệt độ cho trẻ Việc đo thân nhiệt cho trẻ khi bé bị sốt và khóc lóc, không cho đo, khiến nhiều mẹ bối rối. Việc nắm vững một số nguyên tắc khi sử dụng nhiệt kế sẽ giúp bé xác định được chính xác nhiệt độ của bé. Đo thân nhiệt cho trẻ em là việc rất cần thiết, nhất là khi bé bị sốt. Hiện...