Rùng mình cảnh giáo viên đi bộ hơn 17km “cõng chữ lên non”
Những hình ảnh chân thật nhất về cảnh các thầy giáo, cô giáo ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) tiểu học An Lương “ cõng chữ lên non” khiến ai cũng rùng mình, xót xa. Giáo viên phải đi bộ hơn 17km đến trường vì cung đường từ trung tâm thị xã Nghĩa Lộ (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) đến trung tâm xã An Lương hiện đang bị chia cắt do hậu quả của các đợt lũ quét vừa qua.
Trao đổi với PV Dân trí, thầy Nguyễn Quang Diện, Hiệu trưởng Trường PTDTBT tiểu học An Lương cho biết, bây giờ để vào trường tiểu học An Lương chỉ có mỗi cách đi bộ. “Nhiều đoạn đường bị chia cắt vì sạt lở nghiêm trọng, mọi phương tiện đi vào trường đều không thể, kể cả máy múc cũng không vào được nên giáo viên chúng tôi chỉ còn cách đi bộ”.
Thầy Diện cho biết, trường PTDTBT tiểu học An Lương cách trung tâm thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái khoảng 24km, nếu đường xá thuận lợi như trước thì đi khoảng 1 tiếng là đến trường. “Bây giờ đi vào phải mất hơn 5 tiếng đồng hồ, trong đó chỉ có khoảng gần 10km có thể đi xe máy, còn lại là đi bộ. Nhiều đoạn đường bị sạt hẳn xuống như một cái hồ nhỏ, nên giáo viên phải đu dây mới vượt qua được. Mỗi giáo viên vào trường còn phải cõng gần 30kg lương thực, thực phẩm cho các em học sinh bán trú, vất vả không biết đâu kể hết”.
Trường PTDTBT tiểu học An Lương hiện có 30 giáo viên, trong đó có 16 nam và 14 nữ. Trường có 436 học sinh, trong đó có 305 học sinh ở bán trú. “Giáo viên dạy ở trường thì ở lại luôn để vừa dạy học, vừa chăm sóc học sinh bán trú. Đầu tuần vào trường, cuối tuần mới về với gia đình. Mọi năm tầm 15/8 là học sinh tập trung đến trường, nhưng năm nay do tình hình mưa lũ nên tập trung muộn hơn, tầm 30/8 mới huy động các em học sinh đến trường. Hiện chúng tôi phải vận chuyển lương thực, thực phẩm để tổ chức cho các học sinh ăn ở bán trú, vì đường xá sạt lở nên việc đảm bảo đời sống cho các em không dễ dàng chút nào”, thầy Diện chia sẻ.
Cũng theo thầy Diện cho biết, một giáo viên nữ đang mang thai sau khi nhận được thông báo tập trung cũng cố gắng đến trường nhưng bị động thai, khiến mọi người phải đưa cáng cõng bộ trở về thị xã suốt hơn 17 km.
Những hình ảnh giáo viên Trường PTDTBT tiểu học An Lương “cõng chữ lên non” do thầy giáo Đồng Thanh Chung, giáo viên Trường PTDTBT tiểu học An Lương chia sẻ với PV Dân trí:
Mưa gió sạt lở, các giáo viên Trường PTDTBT tiểu học An Lương còn phải gùi từng bao lương thực nặng cho học sinh ăn ở bán trú.
Trước đây là đường, bây giờ chỉ còn mỗi đá sỏi.
Video đang HOT
Xe máy chỉ đi được khoảng 7, 8km, còn lại phải đi bộ hơn 17km với những bao tải lương thực nặng gùi trên lưng.
Một cây cầu bị nước lũ gây sạt lở, cuốn trôi móng.
2 giáo viên nữ của Trường PTDTBT tiểu học An Lương là cô Hà Thị Huyền và cô Đinh Thị Thủy cũng phải đi bộ suốt 17 cây số đến trường.
Cây cầu bị sạt lở nặng rất nguy hiểm cho người đi bộ.
Một đoạn đường bị sạt lở phải bắc cầu tạm là những thanh gỗ, cây rừng để băng qua.
Sạt lở nghiêm trọng đến mức đến cả máy múc cũng không thể di chuyển vào để cứu hộ.
Nhiều cung đường bị sạt lở biến thành hồ nhỏ, mà giáo viên muốn vượt qua phải đu dây hoặc men theo lòng suối.
Mỗi giáo viên vượt qua quãng đường này còn hơn cả tham gia cuộc thi thử thách sống còn trên truyền hình.
Thế Nam
Theo phapluatplus.vn
Người thầy giáo già dành suốt 41 năm vượt hàng chục km đường rừng để đưa học sinh đến trường
Không quản ngại đường sá xa xôi, người thầy giáo này đã tận tâm đưa hơn 10 em nhỏ đến trường mỗi ngày vì sợ học sinh của mình gặp nguy hiểm khi phải đi học qua một đoạn đường núi dài cả hàng chục km.
Tại tỉnh Quý Châu ở phía Tây Nam Trung Quốc, có một thây giao không quản nắng mưa hàng ngày đưa đón hơn chục em học sinh đi bộ đến trường. Đây là một ngôi trường nhỏ ở làng Qianxi, nơi có rất nhiều em học sinh đến từ những nơi cách trường cả hang chục km.
Cứ mỗi tờ mờ sáng, thây giao này lại lên đường dẫn các em học sinh tiểu học đến trường. Ngôi trường ở cách nhà vài ngọn núi nên có khá nhiều địa hình nguy hiểm, khiến các em không thể tự mình vượt qua được.
41 năm qua, người thầy giáo vẫn một tay xách những chai nước, một tay chủ động vạt cây cối sang một bên để học sinh của mình dễ dàng đi theo.
Thậm chí, thầy còn chuẩn bị hẳn bộ dụng cụ để gỡ đá hoặc nhổ cây trong trường hợp lối đi bị bít kín.
Mỗi ngày, ông dẫn tổng cộng hơn 10 em học sinh đi "phá rừng" như thế này. Do bận việc đồng áng nên bố mẹ các em đành phải nhờ cậy thây giao tốt bụng.
Những chướng ngại vật bằng đá không thể cản trở lòng yêu nghề trong thầy giáo cũng như bước chân khao khát chạm tới vùng trời tri thức của các em nhỏ.
41 năm qua, đứng lớp tiểu học để dạy những phép tính đơn giản cho các em học sinh vẫn là niềm đam mê của người thầy này.
Theo Helino
Đại học Trung Quốc yêu cầu sinh viên đi 10.000 bước mỗi ngày Theo quy định mới, sinh viên phải đi bộ năm ngày trong tuần và sử dụng ứng dụng theo dõi trên điện thoại để báo cáo. Nhằm khuyến khích sinh viên cải thiện sức khỏe và chủ động, Đại học Ngoại ngữ Quảng Đông giới thiệu một nguyên tắc mới. Mỗi người phải đi ít nhất 10.000 bước mỗi ngày, năm ngày mỗi...