Rửa tay ngăn chặn sự nhiễm khuẩn
Tổ chức y tế thế giới (WHO) kêu gọi nhân viên y tế thực hành tốt rửa tay khi chăm sóc bệnh nhân, để bảo vệ họ không bị nhiễm trùng trong các cơ sở y tế.
Ảnh minh họa.
Kết quả ban đầu từ khảo sát toàn cầu mới của WHO xác định, những nhiễm trùng này thường kháng lại thuốc dùng để điều trị chúng. Những nhiễm trùng liên quan đến y tế thường xuất hiện khi các nhân viên y tế sờ vào người bệnh làm lây lan vi khuẩn. Cứ mỗi 100 bệnh nhân nằm viện, ít nhất 7 bệnh nhân ở những nước có thu nhập cao và 10 bệnh nhân ở những nước có thu nhập trung bình thấp sẽ bị nhiễm trùng mắc phải liên quan đến nhân viên y tế.
Trong số những bệnh nhân nặng và những bệnh nhân dễ mắc phải ở đơn vị chăm sóc tích cực, con số này tăng khoảng 30%. Hàng năm, hàng trăm triệu bệnh nhân trên toàn thế giới bị ảnh hưởng do những nhiễm trùng liên quan đến y tế. Việc sử dụng các sản phẩm rửa tay có cồn là yếu tố then chốt để cải thiện bởi vì nó có thể có sẵn để sử dụng tại thời điểm chăm sóc khi cần thiết vệ sinh tay để bảo đảm sự an toàn của bệnh nhân, và nó có hiệu quả kháng khuẩn cao hơn nước và xà phòng.
Cuộc vận động năm nay là: ” SAVE LIVES: Clean Your Hands” (bảo vệ sự sống – hãy rửa tay) có lời kêu gọi: “No action today, no cure tomorrow” (Không hành động hôm nay, ngày mai không thể chữa ).
WHO đã phát hành báo cào toàn cầu về vi khuẩn được phân lập trong các cơ sở y tế gây nên các nhiễm trùng thường gặp như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ, viêm phổi và nhiễm trùng huyết là vi khuẩn kháng thuốc MRSA (Methicillin – resistant Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu vàng kháng Methicillin ) tỉ lệ trung bình là 44%, 40% và 38% ở Mỹ latinh, các nước Tây Phi và Châu âu. Và có bằng chứng khoa học rõ ràng là nếu nhân viên y tế vệ sinh tay tốt thì nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế do vi khuẩn kháng thuốc sẽ giảm, đặc biệt là MRSA.
Nhân viên y tế đóng vai trò sống còn trong việc bảo vệ bệnh nhân khỏi bị nhiễm trùng khó điều trị bằng cách thực hiện rửa tay. 5 thời điểm rửa tay theo WHO là:
- Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân
Video đang HOT
- Trước khi thực hiện thủ thuật sạch và vô khuẩn.
- Sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể.
- Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
- Sau khi tiếp xúc với môi trường xung quanh của bệnh nhân.
Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn mắc phải gặp ở bệnh nhân sau khi nhập viện mà ở thời điểm nhập viện không có hoặc không nằm trong thời kỳ ủ bệnh. Triệu chứng của nhiễm khuẩn bệnh viện có thể xuất hiện sau khi xuất viện .
Tầm quan trọng của nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện
ThS. BS Nguyễn Thị Thanh cho biết, nhiễm khuẩn là một nguy cơ đối với bệnh nhân vì nó kéo dài thời gian nằm bệnh viện cùng với đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, gây mất thời gian làm việc và thu nhập của bệnh nhân cũng như người nhà.
Ảnh hưởng kinh tế và xã hội của nhiễm khuẩn đối với bệnh viện và cộng đồng là đáng kể. Sự sử dụng rộng rãi kháng sinh điều trị có thể làm tăng sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Trong bệnh viện, do sự giảm đề kháng của các bệnh nhân yếu kết hợp với sự gia tăng độ tập trung các chủng vi khuẩn gây bệnh, việc giữ gìn vệ sinh không đúng cách lại càng dễ gây ra các đợt nhiễm khuẩn bùng phát, lan truyền nhanh chóng giữa các bệnh nhân, nhân viên, và thậm chí lan ra cả cộng đồng.
Việc phát hiện, ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện có tầm quan trọng hàng đầu vì các nhiễm khuẩn này làm bệnh nhân yếu hơn và thậm chí có thể đưa tới tử vong, kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân, tăng phí tổn nằm viện.
Theo Vnmedia
10 việc cần rửa tay ngay sau khi xong
Chúng ta từ nhỏ đều biết trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh phải rửa tay, còn những lúc nào nữa cũng cần rửa tay?
1. Sau khi đọc báo xong phải rửa tay. Mực in báo thông thường sử dụng dung môi hữu cơ như ethanol, isopropanol, toluene.... Những vật chất này sẽ bị lưu lại ở tay và có hại cho sức khỏe.
2. Buổi sáng sau khi lấy sữa hay lấy báo (do người đưa sữa/ đưa báo mang đến buổi sáng) cũng nên rửa tay. Bởi vì chai đựng sữa hay hòm đựng báo đều có vi khuẩn.
3. Đi ra ngoài về nên rửa tay. Thời gian ra ngoài, đôi tay không tránh khỏi việc tiếp xúc với những vật dụng công cộng như tay nắm cửa, tay vịn thang cuốn, nút ấn thang máy..., những nơi này đều là những nơi tập trung nhiều vi khuẩn, vi rút bệnh, vô cùng bẩn. Vì thế, sau khi đi ra ngoài về nhất định phải rửa tay trước rồi mới đi làm những việc khác.
4. Sau khi cầm tiền, xổ số, dùng máy ATM... cũng nên rửa tay.
5. Ăn uống ở ngoài, sau khi xem xong menu chọn đồ ăn cũng không nên quên rửa tay. Bởi vì cuốn menu thực ra rất bẩn, rất ít nhà hàng nào thường xuyên định kỳ vệ sinh khử trùng cuốn menu.
6. Sau khi sử dụng máy tính, con chuột, điện thoại đều nên rửa tay. Đây đều là những đồ vật bị mọi người không để ý, không chú trọng nhưng lại vô cùng bẩn.
7. Phơi quần áo xong phải rửa tay
Những vi khuẩn trên quần áo bẩn và trong máy giặt trong quá trình giặt sẽ bám trên bề mặt quần áo. Trong quá trình phơi quần áo hai tay sẽ bị dính phải những vi khuẩn này, quần áo được tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời chiếu vào và đạt được mục đích khử trùng cuối cùng, nhưng tay thì thường bị chúng ta lãng quên.
8. Sau khi hắt hơi, ho dùng tay che miệng hoặc lau nước mũi... cũng cần phải rửa tay.
9. Tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi trong nhà hay tiếp xúc với gia cầmcũng cần rửa sạch tay để phòng tránh những bệnh truyền nhiễm có liên quan.
10. Sai khi thay bỉm cho con hay cho người già, hoặc sau khi xử lý những vật bẩn đều cần phải rửa tay.
Tóm lại, chúng ta đừng nên coi thường việc rửa tay này, việc tuy nhỏ nhưng có thể giúp chúng ta ngăn chặn được rất nhiều căn bệnh phát sinh.
Theo Dân Trí
Vì sao rửa tay bằng xà phòng có thể phòng ngừa cúm, cúm gia cầm? Rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn sẽ hạn chế cơ hội virus xâm nhập vào cơ thể, giúp phòng ngừa cúm, cúm gia cầm. Rửa tay sạch sẽ với xà phòng được xem là biện pháp đơn giản bởi người dân nào cũng có thể chủ động áp dụng, không tốn nhiều thời gian và chi phí nhưng hiệu quả...