Rót tiền vào trái phiếu doanh nghiệp: Cần cẩn trọng
Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tín dụng lưu ý, nhà đầu tư trái phiếu nếu không phân tích, đánh giá rủi ro, đầu tư trái phiếu chỉ vì lãi suất cao sẽ có rủi ro mất vốn khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi.
Gần đây, Bộ Tài chính đã đưa ra khuyến nghị đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Cụ thể, doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành trái phiếu khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ; tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu; sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu gắn với mục đích phát hành; không vì mục tiêu bán cho nhà đầu tư cá nhân mà chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành với nhiều mã trái phiếu; có biện pháp để thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết với nhà đầu tư, bao gồm cam kết về mua lại trái phiếu trước hạn.
Đối với nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp phải đối với trái phiếu. Trước khi quyết định đầu tư, cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành, tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành bao gồm cả tình hình huy động vốn trái phiếu (số lượng đợt phát hành, khối lượng đã phát hành, dư nợ tại thời điểm dự kiến phát hành, việc thanh toán lãi, gốc trái phiếu đã phát hành); mục đích phát hành trái phiếu, tài sản đảm bảo của trái phiếu, đặc điểm của trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu, các cam kết đối với trái phiếu, nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu.
Nhà đầu tư cần cẩn trọng khi mua trái phiếu tư nhân. Ảnh minh họa
Đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh: Chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư cá nhân mới nên mua trái phiếu, không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu (bao gồm cả gốc và lãi) nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn.
Cũng liên quan tới vấn đề đầu tư vào trái phiếu tư nhân, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tín dụng (Bộ Tài chính) – Nguyễn Hoàng Dương đã đưa ra ý kiến. Cụ thể, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho biết, trái phiếu doanh nghiệp đang có sự tăng trưởng nhanh về quy mô, đến cuối tháng 7/2020 ở mức tương đương 11,2%GDP năm 2019.
So với một số nước trong khu vực mặc dù quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn ở mức thấp, tuy nhiên sự phát triển nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua cũng đặt ra một số rủi ro đối với thị trường này.
Các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp quy mô nhỏ, doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh huy động vốn trái phiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, phát triển dự án. Nếu hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu gây bất ổn cho thị trường.
Video đang HOT
Ông Dương lưu ý: Nhà đầu tư trái phiếu nếu không phân tích, đánh giá rủi ro, đầu tư trái phiếu chỉ vì lãi suất cao sẽ có rủi ro mất vốn khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Các tổ chức phân phối, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp (có thể là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán) có rủi ro không thực hiện được các nghĩa vụ, cam kết với nhà đầu tư theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu do không đáp ứng được các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trước sự tăng trưởng và phát triển nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý giám sát để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro cho thị trường.
Nóng trái phiếu doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có xu hướng tăng huy động vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), thị trường TPDN có dấu hiệu tăng trưởng nóng. Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tín dụng (Bộ Tài chính) đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.
Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có sự tăng trưởng nhanh về quy mô, đến cuối tháng 7/2020 ở mức tương đương 11,2%GDP năm 2019.
So với một số nước trong khu vực mặc dù quy mô thị trường TPDN còn ở mức thấp, tuy nhiên sự phát triển nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua cũng đặt ra một số rủi ro đối với thị trường này.
Các DN, trong đó có DN quy mô nhỏ, DN bất động sản đẩy mạnh huy động vốn trái phiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, phát triển dự án. Nếu hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, DN sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu gây bất ổn cho thị trường.
Nhà đầu tư trái phiếu nếu không phân tích, đánh giá rủi ro, đầu tư trái phiếu chỉ vì lãi suất cao sẽ có rủi ro mất vốn khi DN không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Các tổ chức phân phối, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp (có thể là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán) có rủi ro không thực hiện được các nghĩa vụ, cam kết với nhà đầu tư theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu do không đáp ứng được các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trước sự tăng trưởng và phát triển nhanh của thị trường TPDN, Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý giám sát để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro cho thị trường.
Cơ chế chính sách về phát hành trái phiếu DN liên tục được hoàn thiện nhằm hỗ trợ các DN huy động vốn, đồng thời tăng cường sự minh bạch và giảm thiểu rủi ro thị trường. Nghị định số 163/2018/NĐ-CP đã bổ sung quy định về hạn chế giao dịch trong vòng một năm kể từ ngày phát hành để phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng; hoàn thiện cơ chế công bố thông tin và thiết lập chuyên trang thông tin về trái phiếu DN riêng lẻ; yêu cầu trái phiếu phải được đăng ký, lưu ký nhằm kiểm soát nhà đầu tư và hạn chế khi giao dịch trái phiếu.
PV: Thưa ông, gần đây, một số báo đưa tin về việc DN bất động sản phát hành trái phiếu với lãi suất cao (có trường hợp lên đến 18%), hoặc có doanh nghiệp quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ nhưng phát hành trái phiếu với khối lượng lớn. Vậy có những rủi ro gì đối với các trường hợp này?
Ông Nguyễn Hoàng Dương: Theo số liệu công bố thông tin về phát hành trái phiếu DN, có một số DN quy mô vốn nhỏ nhưng phát hành trái phiếu riêng lẻ với khối lượng lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu; một số DN bất động sản đẩy mạnh quy mô phát hành và nhằm thu hút nhà đầu tư đã đẩy cao lãi suất phát hành.
Đối với những DN nêu trên, nếu tình hình sản xuất kinh doanh tốt, thị trường bất động sản diễn biến thuận lợi thì DN có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà đầu tư khi sở hữu trái phiếu. Tuy nhiên, đối với DN quy mô nhỏ khi hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì rủi ro rất lớn do quy mô năng lực tài chính hạn chế sẽ không thể trang trải được khoản nợ lớn đã phát hành. Đối với DN bất động sản, bên cạnh vay nợ trái phiếu thì các DN này còn vay ngân hàng. Nếu cứ đẩy lãi suất lên cao để huy động trái phiếu với khối lượng lớn, khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn hoặc thị trường bất động sản gặp khó khăn thì rủi ro rất lớn cho bản thân DN cũng như tổ chức tín dụng và nhà đầu tư trái phiếu do DN không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.
Ông có thể cho biết về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc quản lý, giám sát hoạt động của thị trường TPDN, một thị trường có nhiều biến động trong thời gian gần đây?
-Trong thời gian qua, trước sự tăng trưởng nhanh của thị trường TPDN, Bộ Tài chính thường xuyên tổng hợp tình hình thị trường để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, phối hợp, chia sẻ thông tin với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia trong quản lý giám sát thị trường.
Trước hiện tượng một số DN bất động sản phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, lãi suất cao, chúng tôi đã cung cấp thông tin để NHNN phối hợp quản lý, giám sát việc cấp tín dụng cho lĩnh vực bất động sản. UBCKNN và các đơn vị có liên quan của Bộ Tài chính cũng tăng cường quản lý việc phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ liên quan đến phát hành TPDN của các công ty chứng khoán. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục thành lập các đoàn kiểm tra liên Bộ để kiểm tra tình hình phát hành, cung cấp dịch vụ, đầu tư, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Được biết Bộ Tài chính đang trong quá trình xây dựng các văn bản pháp lý quy định về phát hành TPDN hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật DN đã được Quốc hội thông qua. Ông có thể chia sẻ thêm về kế hoạch triển khai các cơ chế chính sách mới này?
-Luật Chứng khoán 2019 và Luật DN năm 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng các Nghị định và Thông tư hướng dẫn nhằm tạo ra khung khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất cho hoạt động phát hành và giao dịch TPDN.
Cụ thể: Đối với trái phiếu DN phát hành ra công chúng sẽ gắn với xếp hạng tín nhiệm, các trường hợp xếp hạng tín nhiệm và lộ trình áp dụng xếp hạng tín nhiệm theo hướng dẫn của Chính phủ. Đồng thời, quy trình phát hành TPDN ra công chúng cũng được đổi mới tạo điều kiện cho các DN phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn.
Đối với trái phiếu DN riêng lẻ, chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được tham gia mua và giao dịch loại trái phiếu này. Dự thảo Nghị định quy định việc tổ chức thị trường giao dịch TPDN riêng lẻ dành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Sở GDCK để có đầy đủ thông tin từ khâu phát hành đến khâu giao dịch trái phiếu đồng thời nâng cao thanh khoản của trái phiếu.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định quy định về trách nhiệm của tổ chức tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu nhằm thiết lập cơ chế quản lý giám sát đồng bộ trên thị trường TPDN thông qua Sở Giao dịch chứng khoán và tại cơ quản quản lý.
Theo kế hoạch, Nghị định quy định về phát hành, giao dịch TPDN riêng lẻ và quy định về phát hành trái phiếu ra công chúng tại Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 cùng với hiệu lực thi hành của Luật Chứng khoán và Luật DN. Trong quá trình xây dựng các Nghị định này, Bộ Tài chính đã tổ chức lấy ý kiến thành viên thị trường, các DN phát hành, các định chế trung gian cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán, và lấy ý kiến rộng rãi công chúng trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, cổng thông tin của Bộ Tài chính để tổng hợp hoàn thiện dự thảo Nghị định.
Trân trọng cảm ơn ông!
Trong bối cảnh DN đẩy mạnh phát hành trái phiếu để huy động vốn, nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ vẫn được mua TPDN riêng lẻ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163 nhằm nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện phát hành; khống chế khối lượng phát hành theo phương thức riêng lẻ; quy định khoảng cách giữa các đợt phát hành tối thiểu 6 tháng; chuẩn hóa hồ sơ phát hành; yêu cầu DN công bố thông tin cụ thể về mục đích phát hành trái phiếu tạo điều kiện để nhà đầu tư trái phiếu giám sát; tăng cường chế độ công bố thông tin, báo cáo...
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng sẽ phải gắn với xếp hạng tín nhiệm Trước sự tăng trưởng và phát triển nhanh của thị trường TPDN, ông Dương cho biết Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý giám sát để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro cho thị trường. Ghi nhận tại bài trả lời phỏng vấn mới đây của ông Nguyễn Hoàng Dương...