Rong và mít Quảng Trị, lạ mà ngon
Món ngon đâu cũng có, tùy thuộc khẩu vị từng người. Lạ thì dễ thống nhất, vì không giống ai hoặc chưa đâu có. Quảng Trị có nhiều món đặc sản dân dã, vừa lạ vừa ngon.
Rong biển có hàm lượng can-xi gấp 3 lần sữa bò, vitamin B2 gấp 4 lần trứng gà. Đặc biệt nhất là rong nho, loài tảo biển cao cấp mà người Anh gọi là “trứng cá xanh”, người Nhật gọi là “nho biển”.
Rong nho mọc từng cụm ở Cồn Cỏ
Rong nho lâu nay chỉ thấy bán trong mấy nhà hàng sang trọng hay các siêu thị ở các đô thị lớn với giá khá đắt. Ra thăm huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) mới biết loại thực phẩm cao cấp này mọc tự nhiên, thành thảm, xanh mọng, bám đầy các bãi đá, vốc một nắm là cả ký. Ở Cồn Cỏ, hái rong nho rồi tha hồ ăn sống, làm gỏi và biến tấu thành hàng trăm món ngon bổ dưỡng. Rong nho tươi vừa hái về từ biển có vị lạ, ngon gấp mấy lần loại đóng hộp, giữ lạnh bán trong siêu thị hay nhà hàng.
Bên cạnh rong nho, ở Cồn Cỏ cũng có nhiều loại rong biển. Ngoài các món ăn đại trà, dân Quảng Trị chế biến rong biển thành bánh, thạch (sương sa). Đến Cồn Cỏ, bữa ăn nào cũng vậy, rong nho làm gỏi sẽ khai vị, bánh rong biển tráng miệng.
Mít thì không lạ, có mặt khắp mọi miền đất nước. Dân Việt mình có thể chế biến mít thành hàng chục món ngon. Riêng dân Quảng Trị có món mít luộc chấm mắm nêm, nước mắm mè hay đậu phộng, dân dã mà ăn rất đã! Món mít này nghe đơn giản, dễ làm nhưng phải khéo, từ việc chọn trái, sơ chế đến làm nước chấm gia truyền. Trái mít được chọn phải là loại mít dai thuần Việt, chưa “dậy thì”, hạt mềm. Thoa dầu ăn vào dao và tay chống dính mủ. Mít xắt miếng nhỏ thả vào nước để nhả hết mủ và không thâm.
Video đang HOT
Mít ngon nhất là luộc bếp than. Luộc chưa chín đủ mít sẽ sần, cứng, còn mủ, không thơm, có vị chát nhưng nếu luộc chín quá thì mít mềm, nhão, làm mất độ ngọt và giòn thanh. Nước chấm, tùy tay nghề và khẩu vị từng nhà, chế biến từ các loại mắm với các loại gia vị hoặc nước mắm pha với mè hay đậu phộng. Khi ăn có thể kèm thêm chút rau thơm tùy thích.
Mít thấu cầu kỳ hơn với mít non, da heo, miến dong, mì sợi, đậu phộng, rau sống, đậu hũ, trứng… Mít luộc nguyên quả, chín vừa, xắt nhỏ cho vào chảo phi dầu kèm nước mắm và gia vị, xào độ 5 phút để mít vàng óng. Da heo tơ luộc chín, cắt mỏng; đậu hũ chiên thái nhỏ xào dầu phi và ngũ vị chừng 2 phút rồi trộn chung với mì hoặc miến dong trụng nước sôi. Tất cả nguyên liệu trên sẽ được trộn cùng đậu phộng, ớt, tương, hành phi, rau thơm. Món mít làm kiểu này phải ăn chậm để hương vị thấu gan, thấu ruột.
9 món phải thử ở cực nam Nhật Bản
Tới Okinawa du khách sẽ ít thấy thịt nướng yakitori hay sushi, mà thay vào đó là những món như tempura, rong nho hay thịt rafute.
Goya champuru
Nói đến ẩm thực Okinawa không thể không nhắc tới những món ăn nổi bật như goya champuru. Champuru, nghĩa là "trộn lẫn", một di sản ẩm thực của vùng. Món này gồm một số nguyên liệu, phổ biến nhất là có mướp đắng (goya), xào với đậu phụ, thịt heo và trứng. Món mướp này có thể làm theo nhiều cách, hoặc chiên như tempura hoặc thái mỏng và trộn trong salad hay với làm đồ muối để ăn kèm.
Umi budo
Đúng như tên gọi umi budo (rong nho) đây là một loại rong biển nhưng hình dáng như những chùm nho tí hon. Rong nho được ăn sống kèm với nước tương, chanh tươi, khi nhai chúng nổ trong miệng thực khách hệt như món trứng cá hồi.
Awamori
Đây là một loại rượu chế biến từ gạo hạt dài tạo hương vị hấp dẫn, thường uống kèm đá và chút nước. Đôi khi awamori được thêm rắn ngâm để tạo thành habushu để bán như một loại "đồ lưu niệm" cho khách hoặc các nhà hàng mua về trưng bày.
Tempura
Người Okinawa rất yêu thích món chiên nổi tiếng này. Trong các nhà hàng địa phương thường dùng những nguyên liệu phổ biến như khoai lang tím, mướp đắng, tôm, nấm, cà tím để chế biến tempura. Một loại tempura khác phổ biến ở Okinawa là làm từ rong biển nâu có tên mozuku.
Rafute
Đây là một món ăn làm từ mimigaa (phần thịt tai heo) và chiragaa (phần da mặt heo). Những miếng thịt làm rafute được nấu nhừ với nước tương, đường nâu tạo màu hấp dẫn. Món này thực chất có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được "biến tấu" thành nhiều phiên bản khác nhau trên khắp châu Á. Rafute ở Okinawa vừa có vị mặn và ngọt, mềm tới mức có thể tan chảy trong miệng. Ngoài ra, rafute còn là món ăn cùng với mì soba.
Okinawa soba
Cũng là soba nhưng so với nhiều nơi khác ở Nhật Bản thì cách chế biến và ăn món này ở Okinawa có phần khác biệt. Mì được ăn kèm nước ninh từ thịt heo, cá ngừ khô katsuobushi và rong biển, còn sợi mì vừa chắc vừa dễ nhai. Một trong những loại thịt ăn kèm phổ biến nhất của soba ở Okinawa là soki (sườn hầm) và rafute. Khi thưởng thức, thực khách có thể ăn thêm gừng muối, hành lá, ớt ngâm.
Cơm Taco
Thực khách tới Okinawa sẽ thấy cơm taco - món kèm với thịt bò, phomat, salad, sốt cà chua. Thực khách cũng có thể gọi đây là một loại salad taco phiên bản Okinawa để so sánh với taco phương tây. Đây là một trong những kiểu nấu cơm không chỉ phổ biến ở các nhà hàng Okinawa mà cả nhiều nơi khác tại Nhật Bản.
Sukugarasu
Là những miếng đậu phụ chắc, kèm những con cá nhỏ xíu bên trên, món sukugarasu rất phổ biến ở Okinawa và thường dùng khi thưởng thức rượu sake hay awamori. Mỗi phần đậu được cắt vừa một miếng ăn và vị mặn đậm của cá thì hòa hợp với sự mềm mại của miếng đậu phụ.
Sata andagi
Người dân Okinawa tạo ra những chiếc bánh mềm trong giòn ngoài có màu vàng nâu gọi là sata andagi. Trong tiếng Nhật tên món có nghĩa là "đường chiên ngập dầu". Bánh gồm đường, bột, trứng, là món ăn thường xuất hiện trong các lễ hội, làm đồ tráng miệng trong nhà hàng hoặc bán hè phố như đồ ăn vặt.
Chè kho Nam Định Hương vị quê nhà Cùng với cá kho, bánh gai, cá gỏi, chè kho Nam Định là đặc sản dân dã mà đặc sắc của một vùng đất cổ giầu chất văn hóa. Ai cũng biết chè kho nấu đúng cách rất khó về mặt kỹ thuật. Đó là thứ chè ăn ngọt, dạng khô dẻo, nấu bằng đậu xanh, được bày trên đĩa nhỏ chứ không...