Romania có nữ Chủ tịch Thượng viện đầu tiên
Ngày 21/12, trong phiên họp toàn thể đầu tiên của Quốc hội, Thượng viện mới của Romania đã bầu cựu Bộ trưởng Tài chính công Anca Dragu làm Chủ tịch Thượng viện.
Bà Anca Dragu, tân Chủ tịch Thượng viện của Romania. Ảnh: Digi 24/TTXVN
Bà Dragu là ứng cử viên của liên minh USL-PLUS, lực lượng chính trị lớn thứ ba trong Quốc hội mới. Bà đã trở thành nữ Chủ tịch Thượng viện đầu tiên của Romania sau khi nhận được sự ủng hộ của 75/133 thượng nghị sĩ tham dự cuộc bỏ phiếu. Trong khi đó, ông Lucian Romascanu, ứng cử viên của đảng Dân chủ Xã hội (PSD), đảng lớn nhất trong Quốc hội, giành được 51 phiếu.
Bà Dragu, 48 tuổi, từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính Romania trong giai đoạn từ tháng 11/2015-1/2017.
Ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện, lãnh đạo đảng Tự do Dân tộc (PNL), USL-PLUS và Liên minh Dân chủ Hungary của Romania (UDMR) đã ký thỏa thuận liên minh cầm quyền sau hơn một tuần thương lượng đầy khó khăn nhằm thiết lập thế đa số trong Quốc hội Romania. Theo thỏa thuận, lãnh đạo PNL, cựu Thủ tướng Ludovic Orban sẽ trở thành Chủ tịch Hạ viện, trong khi Quyền Bộ trưởng Tài chính Florin Citu sẽ được đề cử làm Thủ tướng.
Romania đã tiến hành bầu cử Quốc hội vào ngày 6/12 vừa qua. Trong số 5 đảng phái giành được ghế trong Quốc hội mới, đảng PSD dẫn đầu với khoảng 29% phiếu ủng hộ, tiếp theo là PNL với tỷ lệ ủng hộ là khoảng 25%. Kết quả cuối cùng đã khẳng định dự báo trước đó rằng chính phủ tương lai của Romania sẽ là một liên minh, khi không có đảng nào giành được hơn 50% số phiếu ủng hộ để chiếm đa số trong Quốc hội mới.
Trump kiên trì bám trụ cuộc chiến bầu cử
Trump vẫn nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử, đưa ra loạt biện pháp có phần cực đoan, gồm triển khai quân đội, thu máy bỏ phiếu và kháng cáo lên Tòa án Tối cao.
Mặc dù đại cử tri hôm 14/12 đã bỏ 306 phiếu cho Biden, Trump vẫn chưa nhận thua và quyết "chiến" tiếp. Ngày 20/12, Trump cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh với luật sư riêng Rudolph W. Giuliani rằng ông đã nói chuyện với Thượng nghị sĩ Tommy Tuberville về việc thách thức kiểm phiếu đại cử tri, khi Hạ viện và Thượng viện họp vào ngày 6/1 để chính thức xác nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Video đang HOT
Tổng thống Trump tại mít tinh ở Georgia ngày 5/12. Ảnh: AFP .
"Ông ấy rất háo hức", Trump nói về Tuberville, bang Alabama. "Ông ấy nói 'ngài biến tôi trở thành chính trị gia nổi tiếng nhất ở Mỹ. Tôi không thể tin được'. Ông ấy rất tuyệt, một thượng nghị sĩ tuyệt vời".
Cuộc trò chuyện của Trump với Tuberville là một phần trong nỗ lực nước rút của Tổng thống nhằm vô hiệu hóa kết quả bầu cử. Ông liên lạc ngày càng nhiều với các đồng minh như Giuliani và cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro để tìm tòi ý tưởng và lướt Twitter để tìm thông tin cần quảng bá, theo các cố vấn giấu tên của Trump.
Hôm 18/12, Trump đã gặp Giuliani và cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael T. Flynn cùng những người khác. Flynn đã gợi ý trên Newsmax rằng Trump có thể triển khai quân đội để tổ chức bầu cử lại tại các bang chiến trường. Ngày hôm sau, Flynn có mặt tại Phòng Bầu dục để thảo luận về ý tưởng. Luật sư của Flynn, Sidney Powell, người đã tích cực thúc đẩy những cáo buộc về gian lận bầu cử, cũng có mặt tại cuộc họp.
Các quan chức tại Nhà Trắng cho biết Chánh văn phòng Mark Meadows và cố vấn Nhà Trắng Pat Cipollone đã kịch liệt phản đối ý tưởng thiết quân luật. Cuối cùng, ý tưởng này bị bác bỏ. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng tổng thống không có quyền ra lệnh như vậy.
Trump còn đề nghị chỉ định Powell là cố vấn đặc biệt điều tra cáo buộc gian lận cử tri. Tuy nhiên, một số người cho rằng ý tưởng này sẽ không đi đến đâu.
Tại cuộc họp, Trump một lần nữa đề nghị các quan chức an ninh nội địa thu giữ các máy bỏ phiếu của bang và điều tra cáo buộc gian lận. Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Chad Wolf và các quan chức an ninh nội địa khác trước đây đã nói với Nhà Trắng rằng họ không có thẩm quyền làm vậy trừ khi các bang yêu cầu thanh tra hoặc điều tra.
Các quan chức của Bộ An ninh Nội địa đã không có mặt trong cuộc họp hôm 18/12. Ken Cuccinelli, quyền Thứ trưởng An ninh Nội địa, nói với Giuliani trong một cuộc gọi vào tuần trước rằng họ không thể thu máy.
Trong những ngày gần đây, Trump đã bày tỏ thất vọng rằng nội các của ông không làm nhiều hơn để hỗ trợ. Tại cuộc họp nội các tuần trước tại Nhà Trắng, Trump đã trút giận về cuộc bầu cử và nhắc đến cáo buộc gian lận nhưng không đưa ra mệnh lệnh cụ thể cho các thành viên nội các. Tổng thống phàn nàn rằng Wolf lẽ ra phải sa thải Christopher Krebs, cựu giám đốc Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở Hạ tầng sớm hơn, sau khi Krebs bác bỏ tuyên bố của Trump về gian lận bầu cử diện rộng.
Ngoài ra, một số cố vấn của Trump còn thuyết phục ông rằng Bộ trưởng Tư pháp William P. Barr đã không làm đủ để điều tra các cáo buộc gian lận cử tri mà Tổng thống phàn nàn.
Ngày 20/12, chiến dịch tranh cử của Trump cho biết họ đệ đơn kiện lên Tòa án Tối cao Mỹ về các quy tắc bỏ phiếu qua thư của Pennsylvania. Tòa án Tối cao Mỹ đã hai lần từ chối đánh giá quyết định của Tòa án Tối cao Pennsylvania liên quan đến thủ tục bỏ phiếu của bang. Nhìn chung, Tòa án Tối cao Mỹ không tham gia vào các quyết định của tòa án bang về luật của bang.
Hai cố vấn cho biết nỗ lực thuyết phục Trump nên tập trung thực hiện những bài phát biểu chia tay nhấn mạnh vào thành tựu của mình hoặc vaccine Covid-19 đều không hiệu quả. Các cố vấn hy vọng Trump đến Mar-a-Lago trong tuần này để làm dịu cơn giận, nhưng Trump không có dấu hiệu chấp nhận lùi bước.
Các quan chức và các lãnh đạo quân sự đã tránh bị cuốn vào nỗ lực của Trump. Hôm 18/12, Bộ trưởng Lục quân Ryan McCarthy và Tham mưu trưởng Lục quân James C. McConville ra tuyên bố chung: "Quân đội không có vai trò nào trong việc xác định kết quả của bầu cử Mỹ".
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller, người được bổ nhiệm sau khi Mark T. Esper bị sa thải hậu bầu cử, không có mặt trong cuộc họp ngày 18/12. Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cũng vậy.
Gần đây, Milley nhấn mạnh quân đội Mỹ sẽ tuân theo luật pháp Mỹ, mà không trực tiếp chỉ trích Tổng thống hoặc những người ủng hộ ông. Trong bài phát biểu ngày 12/11, Milley nhấn mạnh quân đội không thề trung thành với một cá nhân mà với Hiến pháp.
Peter D. Feaver, cựu thành viên chính quyền tổng thống George W. Bush, chuyên gia nghiên cứu các mối quan hệ dân - quân sự tại Đại học Duke, nhận xét thật "đáng buồn" khi Flynn, một cựu cố vấn an ninh quốc gia, gợi ý Trump sử dụng quân đội. "Rõ ràng đó là hành vi bất hợp pháp và vi hiến".
"Chuẩn mực đạo đức của quân đội rất rõ ràng: Họ không phải được huấn luyện để thực hiện các mệnh lệnh bất hợp pháp".
Bất chấp áp lực của Trump, Bộ Tư pháp cũng chưa làm theo ý ông là bổ nhiệm công tố viên đặc biệt để điều tra cáo buộc về gian lận bầu cử, mặc dù các quan chức nói rằng họ lo lắng về những gì có thể xảy ra trong những tuần tới, khi tâm trạng của Tổng thống ngày càng xấu đi.
Hậu bầu cử, Bộ trưởng William Barr đã nới lỏng các hạn chế lâu năm của Bộ Tư pháp ngăn công tố viên điều tra công khai cáo buộc gian lận trước khi kết quả được chứng nhận, khiến nhiều người chỉ trích ông tìm cách củng cố quan điểm của Trump rằng cuộc bầu cử đã bị "đánh cắp". Tuy nhiên, các quan chức sau đó không tìm thấy bằng chứng.
Đầu tháng này, Barr nói với AP rằng ông "không thấy hành vi gian lận trên quy mô có thể lật ngược kết quả bầu cử". Mối quan hệ của Barr và Trump đã trở nên xấu đi và hai người "gần như không nói chuyện" trong vài tháng trước đó. Tuần trước, Barr gửi thư từ chức cho Trump, thông báo ông sẽ rời ghế ngày 23/12. Thứ trưởng Jeffrey Rosen sẽ trở thành bộ trưởng.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Reuters, Rosen từ chối trả lời ông có chỉ định cố vấn đặc biệt để điều tra hành vi gian lận cử tri hay Hunter Biden hay không.
Trong khi đó, nỗ lực của Trump trong việc thuyết phục các nghị sĩ Cộng hòa thách thức tính hợp pháp của cuộc bỏ phiếu dường như đang tạo được đà.
Theo luật từ năm 1887, một hạ nghị sĩ và một thượng nghị sĩ có thể cùng nhau đệ trình văn bản để phản đối việc kiểm phiếu của một bang khi quốc hội kiểm phiếu đại cử tri ngày 6/1. Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mo Brooks của bang Alabama đã thông báo ý định làm vậy. Một số Hạ nghị sĩ Cộng hòa khác bao gồm Matt Gaetz, Marjorie Taylor Greene và Barry Moore gợi ý họ sẽ tham gia cùng Brooks.
Nếu có một thượng nghị sĩ liên minh với Brooks, cuộc kiểm phiếu ngày 6/1 sẽ dừng lại, Thượng viện và Hạ viện sẽ tranh luận riêng về kiến nghị này trong tối đa hai giờ. Sau đó, Hạ viện và Thượng viện sẽ bỏ phiếu riêng rẽ về việc có chấp nhận kiến nghị phản đối kết quả bỏ phiếu của đại cử tri hay không.
Nỗ lực này chắc chắn sẽ thất bại tại Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát và cũng sẽ vấp phải phản đối tại Thượng viện, nơi một số đảng viên Cộng hòa, bao gồm Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell đã bác bỏ ý tưởng.
Tuần trước, trong khi vận động cho Thượng nghị sĩ Kelly Loeffler và David Perdue trong cuộc đua vào thượng viện ở Georgia, Tuberville nói rằng ông sẽ ủng hộ kịch bản thách thức nói trên. Tuberville không nói rõ ràng liệu ông có trực tiếp thách thức bằng cách đứng ra kết liên minh với Hạ nghị sĩ hay không.
Tuy nhiên, trong một bài phát biểu trước các nhà hoạt động bảo thủ hôm 20/12, Gaetz cho biết ông đã nói chuyện với Tuberville và xác nhận rằng Tuberville có kế hoạch thách thức kết quả. "Ông ấy nói 'chúng ta đã làm theo những biện pháp thông thường quá đủ rồi. Đã đến lúc phải đứng lên chiến đấu", Gaetz nói tại một sự kiện ở West Palm Beach, Florida. "Có thể sẽ rất khó khăn và ít khả năng thành công nhưng chúng tôi sẽ làm vậy vào ngày 6/1".
Vaccine COVID-19 - sự đồng nhất hiếm thấy trong giới lãnh đạo Mỹ Ngày 18/12, thủ lĩnh của đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Thượng viện, Hạ viện Mỹ đều đã tiêm ngừa vaccine COVID-19. Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ tiêm vào ngày 21/12. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tiêm ngừa vaccine trước ống kính truyền hình. Ảnh: AP Sau khi Phó Tổng thống Mike Pence tiêm vaccine trước ống kính truyền...