Rời trường ở phố về học trường quê
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, năm học 2013-2014 chỉ có 1/8 học sinh từ các tỉnh khác xin về TP.HCM học tập (so với năm học trước). Trong khi số học sinh học ở trường tư thục TP.HCM chuyển lại về tỉnh nhà gấp đôi số học sinh chuyển đến.
Sáng 4-9, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Lành (phụ huynh học sinh Trường TH – THCS – THPT Ngô Thời Nhiệm, TP.HCM) ở Sở GD-ĐT TP.HCM.
Chị cho biết đi xin chuyển trường cho con về quê vì “học ở TP.HCM tốn kém quá”. Chị kể: “Nhà tôi ở xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.
Cách đây hai năm, khi con lớn vào lớp 10, chúng tôi xin cho cháu vào học nội trú ở Trường Ngô Thời Nhiệm vì nếu học trường công lập ở Đắk Lắk phải vượt qua đoạn đường 20km từ nhà đến trường, rất bất tiện. Mỗi năm gom góp cho con khoảng 100 triệu đồng để đóng học phí và tiền ăn ở.
Những năm trước tiết kiệm vẫn lo được. Cuộc sống ngày càng khó khăn, cả hai vợ chồng tôi cùng làm rẫy nên năm nay xin chuyển về, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy”.
Tiết kiệm chi phí
Theo lời chị Lành, năm nay Đắk Lắk cũng có trường tư thục mới mở, học phí chỉ bằng 2/3 so với trường ở TP.HCM. Chị tính toán: “Nghe nói trường tư thục ở quê là chi nhánh của một trường tư thục ở TP.HCM. Thế nên vợ chồng tôi hi vọng chất lượng giáo dục ở đây cũng không thua kém nhiều so với Trường Ngô Thời Nhiệm. Được cái trường chỉ cách nhà 40km. Cứ chủ nhật tôi lại đón cháu về nhà bằng xe máy. Trong khi đó, hai năm học ở TP.HCM, cháu chỉ được về thăm nhà 2-3 lần vào những dịp lễ tết, đi lại vất vả mà cũng rất tốn kém, vừa đi vừa về hết gần 1 triệu đồng”.
Tương tự, thầy Phạm Thanh Tâm – hiệu trưởng Trường THPT tư thục Hồng Đức – cho biết ông vừa giải quyết một trường hợp chuyển trường về Quảng Nam do phụ huynh gặp khó khăn tài chính: “Phụ huynh đưa con vào TP.HCM để cho con được học hành. Cha mẹ cũng vào TP.HCM theo con để lập nghiệp. Nhưng sau một thời gian, họ đã quyết định về quê”.
Cũng theo thầy Tâm, so với những năm trước thì năm nay số học sinh xin rút hồ sơ về tỉnh học do nguyên nhân khó khăn về kinh tế nhiều hơn. Có trường hợp nợ học phí mấy tháng, khi không thể kham nổi mới quyết định “rút” con về quê.
Ông nói: “Ở trường chúng tôi cũng có chế độ miễn giảm cho những học sinh khó khăn nhưng phải đạt học lực giỏi mới được. Cũng hai năm rồi, nhà trường không tăng học phí vì lý do cuộc sống ngày càng khó khăn”.
Chuyển biến bất ngờ
Theo số liệu thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, hằng năm TP.HCM đón nhận 2.800-3.500 học sinh các tỉnh thành đến học tập (chỉ tính riêng bậc THCS và THPT).
Video đang HOT
Trong số đó có rất ít học sinh được vào học trường công lập (vì phải có cha mẹ là công chức nhà nước, chuyển công tác từ các tỉnh về TP.HCM), hầu hết học trường tư thục.
Thế nhưng năm học 2013-2014, con số này chỉ có 436 học sinh (tính đến ngày 30-8-2013), chỉ bằng 1/8 so với năm học trước (3.240 học sinh).
Cũng theo sở, năm học 2013-2014 có 980 học sinh các trường tư thục TP.HCM xin chuyển lại về tỉnh nhà. Ông Huỳnh Việt Hùng, chuyên viên phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin: “Việc chuyển trường của học sinh trường tư thục về lại nơi cư trú của các em có nhiều lý do: không theo kịp chương trình và tiến độ học tập, cha mẹ chuyển công tác, gia đình có biến cố, nhưng nguyên nhân chủ yếu trong thời gian gần đây là vì các gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Phụ huynh cho con em về quê học tập để tiết kiệm chi phí”.
Cô Trần Thị Kim Quy, phó hiệu trưởng Trường THPT dân lập Thanh Bình, cho biết trong số học sinh chuyển trường về tỉnh cũng có em không thích nghi được với môi trường học tập ở TP.HCM, không quen được với cuộc sống xa gia đình…
Bỏ trường tư, học giáo dục thường xuyên
Nhiều học sinh từ các trường phổ thông dân lập, tư thục tại TP.HCM đã phải chuyển sang học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên vì nhiều nguyên nhân khác nhau (bị kỷ luật, gia đình khó khăn, chuyển nơi ở, không hòa nhập với môi trường nội trú…). Tuy nhiên, trong hồ sơ chuyển trường, phần lớn lý do nêu ra đều là “do khó khăn về kinh tế, không đáp ứng được quy định học phí ở trường tư” (hiện nay mức học phí trung bình tại trường tư khoảng 5-7 triệu đồng/học sinh/tháng). Từ đầu năm đến nay, chỉ riêng Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tân Bình đã nhận 57 học sinh từ các trường dân lập, tư thục, chủ yếu ở các trường trên địa bàn như Thanh Bình, Trí Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đông Du…
Theo TNO
Thầy giáo vụ ép nữ sinh chuyển trường vì mặc nhầm quần nói gì?
Hiệu trưởng trường chuyên Lê Quý Đôn cho rằng việc đề nghị gia đình chuyển trường cho Th vì không muốn em bị ghi hạnh kiểm yếu trong học bạ như quy định của Bộ GD-ĐT.
Buổi làm việc giữa gia đình em Th., Ban giám hiệu trường chuyên Lê Quý Đôn và lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh Khánh Hòa hôm 1/8.
Chiều 2/8, ông Trương Văn Điềm - Hiệu trưởng trường chuyên Lê Quý Đôn (TP.Nha Trang) đã trả lời phỏng vấn xung quanh sự việc em T.T.N.Th (nguyên làhọc sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn) phải rời trường về học ở trường huyện chỉ vì mặc nhầm quần đồng phục của bạn cùng nội trú.
Ông Điềm cho biết: "Trong bản tường trình do em Th. tự viết, em có nói là ăn ở luộm thuộm, cư xử bạn bè không tốt, có hành vi sai. Khi đưa ra hội đồng, chúng tôi đã cân nhắc và tôi quyết định là kiểm điểm trước lớp, trước trường vì em Th. có "hành vi sai".
Sau khi cô Nhã - Hiệu phó Phụ trách nội trú, nhận được phản ánh của học sinhrằng em Th. lấy quần của bạn, cô đã mời em ra làm việc, lôi trong vali em Th. có một quần của em Vân và một quần của em khác.
Sau đó, cô Nhã có tiếp xúc với phụ huynh, rồi trường họp để xem xét mức độ. Chúng tôi phân tích, nhẹ nhàng thôi. Thấy mấy cháu hay xì xào ở lớp, ảnh hưởng tâm lý cháu Th.. Chúng tôi họp nói nhẹ nhàng đồng viên cho cháu chuyển trường. Học đâu cũng được nhưng tạo môi trường tâm lý thoái mái tốt hơn. Hơn nữa, về nhà có bố mẹ chăm sóc vỗ về hay hơn chứ. Nội trú cả trăm học sinh sao bằng ở nhà bố mẹ được, tôi phấn tích như vậy. Phụ huynh làm đơn chuyển trường, chúng tôi không phải ghi hạnh kiểm Yếu trong học bạ của cháu Th."
- Trong trường hợp em Th., tại sao cầm nhầm quần mà bị xếp hạnh kiểm yếu, thưa thầy?
- Theo quy chế nhà trường, học sinh đã bị kỷ luật, kiểm điểm trước lớp, trước trường thì bị xếp hạnh kiểm Yếu. Nội quy của khu nội trú là không được dùng đồ của bạn nếu không được bạn cho phép.
Theo quy chế của Bộ Giáo dục về trường chuyên thì nếu hạnh kiểm yếu, học sinhphải chuyển trường. Nếu vậy thì tội cho cháu. Tôi lường trước như vậy...
- Ông có thể cho xem bản quy chế về xếp loại hạnh kiểm học sinh của nhà trường không?
- Đây là thống nhất chung, thỏa thuận... (ông Điềm trả lời sau một hồi suy nghĩ)
- Tức là nhà trường không ban hành văn bản quy chế?
- Cái này để tôi xem lại, giờ không nhớ ra. Nhưng những trường hợp này đã từng xảy ra từ trước và đã thành như quy tắc xử lý như vậy.
- Gia đình có phản ánh trong suốt quá trình tìm hiểu sự việc, cô hiệu phó liên tục gọi em Th. lên hỏi cả trong giờ học, thậm chí có lần gọi hỏi tới 19h không cho nghỉ để ăn tối. Em Th. là vị thành niên, việc xét hỏi em khi không có người dám hộ là sai. Ông nói sao về sự phản ánh này của gia đình em Th.?
- Sáng nay, khi Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa đến làm việc, tôi đã gọi cô Thu (hiệu phó quản lý học sinh) lên hỏi về phản ánh này. Cô Thu nói chỉ gọi em Th. ra hỏi trong giờ học 1-2 lần, mỗi lần khoảng 1-2 tiếng. Còn cô Nhã cũng 1-2 lần gọi em Th., yêu cầu em viết tường trình, chứ không có ép buộc gì hết.
- Ông có trực tiếp gặp em Th. không?
- Chủ yếu là 2 người làm việc (2 hiệu phó). Còn tôi nghe các thầy cô báo cáo lại.
- Trường là môi trường giáo dục. Như vậy, việc giáo - dạy học sinh là nhiệm vụ hàng đầu. Học sinh là con trẻ dù có sai thì nhiệm vụ của người lớn và ngành giáo dục là phải dạy dỗ, điều chỉnh hành vi, chứ không phải các em lỡ mắc lỗi gì thì làm cho ra tội rồi xếp hạnh kiểm yếu buộc phải chuyển trường. Ông có nghĩ như vậy không?
- Trước đây ở trường cũng có học sinh như vậy, xếp theo quy chế. Nhưng lúc đó theo quy chế cũ của Bộ, trường hợp này được ở lại rèn luyện trong trường, nếu tiến bộ thì xóa hạnh kiểm yếu. Ở trường cũng đã có trường hợp được xóa hạnh kiểm. Nhưng theo quy chế mới thì không được, chúng tôi không muốn trong học bạ của em Th. có hạnh kiểm yếu như vậy.
- Giả sử nếu được xử lý lại vụ việc ông sẽ xử lý như thế nào?
- Tôi sẽ lấy ý kiến cả hội đồng sư phạm. Các trường hợp trước đều đưa ra hội đồng sư phạm xét nhưng trường hợp này không đưa ra hội đồng là không công bằng. Phải đưa ra hội đồng để đảm bảo có ý kiến của tất cả thầy cô.
Nhưng lúc tôi phân tích, phụ huynh đã đồng ý cho em chuyển trường với lý do sức khỏe yếu. Tôi thấy quy chế của Bộ về trường chuyên quá khắt khe từ khâu tuyển sinh đến khâu bản lý học sinh, tôi đã gửi kiến nghị ra Bộ.
Hôm qua nghe thông tin em Th. có kết quả học sinh giỏi, có tên trong đội tuyển thihọc sinh giỏi của trường mới. Tôi rất mừng, nếu em tham gia thi đội tuyển Hóa được thì em là học sinh có nghị lực quá tốt, quá mừng, em đã vượt qua được khó khăn.
- Nếu em Th. muốn quay lại trường chuyên, ông nghĩ sao?
- Nếu Sở cho phép, tôi đồng ý nhận, lâu nay riêng chuyện chuyển tới trường chuyên là phải có ý kiến của Sở.
- Được biết vụ việc này do cô chủ nhiệm của em Th. báo lên Sở. Ngoài ra cô cũng có đơn khiếu nại về nhiều điều, trong đó có việc liên tục bị thanh tra đột xuất giữa giờ dạy mà không được báo trước như quy định?
- Sáng nay, tôi có làm việc với Sở và nhận được quyết định thanh tra của Sở xác minh khiếu nại của cô Thủy (giáo viên chủ nhiệm của em Th.) về việc bị "đối xử thiếu tôn trọng, không công bằng trong giảng dạy". Riêng chuyện này, tôi chưa trả lời báo chí, chờ kết luận thanh tra.
- Cô Thủy đã từng viết lên mạng xã hội về những chuyện có liên quan đến ông?
- Chuyện này không phải tôi ngại không trả lời nhưng sau này có kết luận của thanh tra Sở, tôi sẽ trả lời. Sau khi có thông tin trên mạng, nhà trường có họp hội đồng sư phạm, có lập biên bản, trong đó các thầy cô được phát biểu thoải mái...
- Vậy ông có muốn công khai biên bản làm việc không?
- Tôi muốn, nhưng nếu công khai thì cần phải xin phép Sở Giáo dục đào tạo đã.
Theo Danviet
Giáo viên và những phút nóng giận Một em bé lớp lá phải chuyển trường sau lần bị cô đánh. Một cô giáo trẻ ray rứt mãi khi bắt học trò mình phải nuốt kẹo cao su ngay trong lớp. Phía sau phút nóng giận ấy không chỉ là bài học cho các thầy cô, mà chính phụ huynh cũng nhận thấy có phần lỗi của mình... Câu chuyện thứ...