‘Rồi một ngày, con mới hiểu điều cha nói’
Thời còn học tiểu học, con đã mê mệt với trái bóng tròn. Thời THCS, con vẫn mê bóng đá. Nhưng cha không thích con đá bóng: ‘Cả nước được có mười mấy cầu thủ, đá bóng làm gì. Lỡ xảy ra tai nạn thì…’. Khi bị thương, con mới hiểu điều cha nói.
Những đứa trẻ đá bóng bên lò gạch cũ (xã Đông Sơn, Đô Lương, Nghệ An) – Ảnh: TH.HOÀNG
Thời còn học tiểu học, con đã mê mệt với trái bóng tròn. Sân vận động ngay bên cạnh Trường tiểu học Đông Sơn (xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) và cách Trường THCS Đông Sơn chỉ vài trăm mét nên thuận lợi cho những cậu học trò như chúng con thỏa mãn “lăn” cùng trái bóng tròn.
Mỗi trưa tan trường dù trời nắng chang chang, con đã cùng đám bạn quần nhau với trái bóng vài chục phút rồi mới về nhà. Ngày ấy, quả bóng tròn chính là trái bưởi, khá hơn là quả bóng nhựa, cũng có lúc lấy giẻ rách cuộn tròn và lấy dây buộc làm bóng.
Những lúc đi chăn trâu bò, nhặt củi, con và lũ bạn hàng xóm vẫn mang những quả bóng “đặc biệt” ấy vào rừng đá. Nghèo mà đầy ắp kỷ niệm tuổi thơ. Những quả bóng đặc biệt tuổi thơ mãi không phai trong tâm hồn con.
Thời THCS, con vẫn mê bóng đá. Trưa tan trường đá bóng, những chiều hè đá, rồi những đêm trăng sáng cũng rủ nhau đá… Niềm đam mê bóng đá vẫn “cuồn cuộn cháy” trong con. Chỉ có điều quả bóng có “xa xỉ” hơn thời tiểu học. Chúng con đã hùn tiền mua được quả bóng lông (banh da) mấy chục ngàn. Được đá quả bóng lông, đôi bàn chân như “đẳng cấp” hơn, tình yêu bóng đá càng cháy bỏng hơn.
Con vẫn là đứa con ngoan, vẫn là đứa học trò giỏi, vẫn chăm làm, vẫn là niềm tự hào không chỉ của gia đình mà còn là tấm gương của làng mình. Dẫu vậy nhưng con biết cha không thích con đá bóng. Có lần cha nói với con rằng: “Cả nước được có mười mấy cầu thủ, đá bóng làm gì. Lỡ xảy ra tai nạn thì…”. Và thỉnh thoảng cha nhắc lại cho con nhớ.
Video đang HOT
Rồi khi con lên học THPT, con vẫn đam mê quả bóng tròn. Một lần, khi con học lớp 10, con và lũ bạn hàng xóm đá bóng ở trong rừng (quê mình gọi là rú, hôm đó đi chăn bò như những buổi chiều khác), không may con bị trật khớp, không đi được. Cha lo lắng vô cùng. Cha vừa trách vừa thương con.
Lúc đó, con mới thấu hiểu điều cha nói. Lý lẽ của cha là vậy! Cái nghèo, bữa đói bữa no khiến cha lo lắng. Hồi đó cha sợ con bị tật chân phải, con cũng sợ lắm! Nghỉ học mấy ngày, con muốn đi học, cha khuyên để chân lành hẳn mới đi.
Chuyện đã hơn hai mươi năm rồi cha nhỉ? Thời ấy nhà mình nghèo lắm, con bị thương là thêm gánh nặng cho gia đình, cho cha. Con hiểu lắm lý lẽ của cha, cha ạ!
Mỗi thời đại mỗi khác, quan niệm và sở thích mỗi người không giống nhau. Và với con, hôm nay, con lại ưu tiên hàng đầu cho những đứa con của mình là thế giới thể thao, nhất là bóng đá. Các con thỏa thích với trái bóng tròn trước sân nhà (dù chỉ rộng 5m và dài hơn 6m), ở trường….
Vào những mùa World Cup, Euro…, thưởng thức những trận đấu hấp dẫn, con vẫn gieo tình yêu bóng đá cho hai cậu nhóc của mình. Và con vẫn luôn nhớ mãi lý lẽ của cha. Lý lẽ ấy rất đúng với hoàn cảnh gia đình mình lúc bấy giờ, phải không cha!
Thư gửi con
Việc thiếu ý thức của tiếp viên hàng không (bệnh nhân 1342) đã gây không ít khó khăn cho phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM – Ảnh: NHẬT THỊNH
Sống có trách nhiệm, đó là một trong những tính cách quan trọng để thành công, đánh dấu người đó trưởng thành.
Sống có trách nhiệm, con sẽ biết nghĩ cho người khác, cho cộng đồng. Rằng nếu làm việc này sẽ dẫn đến hậu quả ra sao, hay kết quả như thế nào. Từ đó, con có thể lựa chọn cách làm tốt nhất để tránh hậu quả đáng tiếc, mang lại kết quả tốt đẹp nhất.
Trong cuộc sống, có những lúc vì một hành động sai lầm, thiếu cẩn trọng, nhỏ nhặt của ta nhưng lại gây hậu quả lớn. Có khi cả thành phố, thậm chí một quốc gia phải bị ảnh hưởng việc mình làm, từ giây phút ta “vượt rào”, bước qua khỏi cấm giới an toàn.
Những ngày qua và bây giờ, người dân cả nước phải lo lắng khi tình hình dịch COVID-19 luôn diễn biến phức tạp. Trong khi đó lại có nhiều người không ý thức phòng, chống dịch như anh tiếp viên hàng không trước đây hay một thanh niên vừa nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và thoải mái đi về Vĩnh Long.
Do vậy, con ạ, cẩn thận không bao giờ thừa, và đó cũng là cách sống có trách nhiệm với chính mình, với xã hội. Ba muốn dạy con sống có trách nhiệm chính là ngăn ngừa con sa đà vào lối sống ích kỷ, vô kỷ luật. Sống có trách nhiệm để mỗi lựa chọn đều kèm theo sự cân nhắc và luôn sẵn sàng nhận về mọi kết quả, hậu quả, bởi đó là lựa chọn của mình. Khi đó, chắc chắn con sẽ không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay ai khác.
Ai rồi cũng lớn và sẽ phải rời xa vòng tay gia đình. Do vậy, việc trang bị cho con tính tự lập, sống có trách nhiệm, biết chịu trách nhiệm với mọi quyết định, việc làm cũng là để con tự đi trên đôi chân mình. Chỉ khi nào con biết tự đi, té ngã, biết đứng dậy ngay đó, không bao biện thì con mới thực sự trưởng thành.
Không ai có thể bảo bọc con mãi, dù thương con bao nhiêu. Cha cũng vậy! Và thương con thực ra là để con bay vào bầu trời cao rộng hơn với lối sống có trách nhiệm với mình, với người chứ không phải làm thay con hoặc khi con sai thì “phụ” con chối bỏ trách nhiệm…
LƯU ĐÌNH LONG (TP.HCM)
Tôi hay 'cả thèm chóng chán'
Tôi là nam, 23 tuổi, làm sale, có ngoại hình khá ưa nhìn, ăn nói khéo, tư duy tốt.
Những việc tôi làm từ trước đến giờ đều tốt hơn trung bình số đông. Nghe thì có vẻ tốt nhưng những ưu điểm này đối với tôi lại là thất bại. Tôi rất hay cả thèm chóng chán. Bất cứ việc gì tôi làm đều chỉ được giai đoạn đầu, sau đó không vì lý do này thì cũng lý do khác tôi lại nghỉ mặc dù sếp quý. Tôi làm việc và suy nghĩ bất kỳ thứ gì đều không có chiều sâu và chưa đạt được gì. Tôi chưa bao giờ phải lo toan và tính toán cho tương lai, rất biết làm những việc thỏa mãn bản thân tức thời. Thành ra tôi trở thành người nhu nhược, kém bản lĩnh và vô kỷ luật.
Trong xã hội hiện đại bây giờ, chí tiến thủ là điều cực kỳ cần thiết đối với mỗi người. Tôi đã thử khá nhiều cách qua lời tư vấn của mọi người trên đây như lập kế hoạch, viết nhật ký, tập thể dục thể thao, học ngoại ngữ, đọc sách... thế nhưng chỉ được vài hôm lại đâu vào đấy. Tôi đam mê những trò giải trí tức thời, nhiều lần loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống nhưng chỉ được thời gian ngắn. Nhiều lúc tôi còn nghĩ, chẳng thà giờ mình vay nặng lãi, để các anh chị xã hội đen thúc vào người thì mới tạo ra áp lực cho bản thân, thế nhưng lại không dám.
Giả sử bây giờ ai mà bán hai chữ "ý chí" thì bao nhiêu tiền tôi cũng mua. Tôi từng có những tổn thương sâu sắc vì không có chí tiến thủ rồi, thế nhưng vẫn bị chi phối bởi cảm xúc. Tôi rất muốn đạt được thành tựu nhất định nào đó để bố mẹ mở mày mở mặt (bố mẹ tôi đều lớn tuổi rồi) nhưng lại không có định hướng vì không tìm hiểu sâu điều gì, không có sở thích đặc biệt hay đam mê, luôn muốn bay nhảy tự do.
Mọi người thấy đó, biết thì cũng biết rồi, thử làm cũng thử rồi nhưng cuối cùng đâu vẫn hoàn đấy. 5 năm ra ngoài làm việc nhưng tôi không khá khẩm lên được gì nhiều và trong người vẫn chẳng xu dính túi nếu nghỉ việc. Tôi không muốn sau này khi đến tuổi trung niên lại phải lao động cật lực như thời trẻ thì quá khốn khổ. Giờ tôi không phấn đấu thì bao giờ mới có thể báo hiếu bố mẹ? Tôi cần phải làm gì để học được 2 chữ "kỷ luật" và đạt được "ý chí"?
Giáo viên lớp 2, lớp 6 sẵn sàng tâm thế bắt nhịp chương trình mới Theo lộ trình, năm học 2021 - 2022, Chương trình GDPT 2018 triển khai ở lớp 2 và 6. Các trường đã có kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất (CSVC), lựa chọn đội ngũ dự kiến dạy lớp 2, lớp 6 để định hướng. GV chủ động tự học để đáp ứng mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng...