Rối loạn nuốt: Dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Có những người ăn chậm, nhai kỹ nhưng vẫn không thể nuốt hoặc rất khó nuốt, khi nuốt kèm đau rát. Đó là biểu hiện rối loạn nuốt.
“Đừng xem nhẹ hiện tượng khó nuốt, đôi khi đây là dấu hiệu báo động của nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể là giai đoạn đầu của một bệnh ác tính” – BS Lê Thị Tuyết Phượng, phụ trách khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115 cảnh báo.
Khó nuốt, vì sao?
Nuốt là sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan như miệng, lưỡi, hầu họng, thực quản. Nuốt liên quan đến hoạt động của khoảng 50 nhóm cơ và nhiều nhóm thần kinh. Đầu tiên thức ăn vào miệng được nhai nhỏ và làm mềm, sau đó lưỡi sẽ tập trung thức ăn để chuẩn bị nuốt; khi nuốt thanh quản sẽ đóng chặt lại để thức ăn không lọt vào phổi mà đi thẳng xuống thực quản, rồi chuyển đến dạ dày.
Theo BS Lê Thị Tuyết Phượng, khó nuốt xảy ra khi có bất kỳ bất thường nào ở các cơ quan tham gia trong hoạt động nuốt; hoặc khi có tắc nghẽn đường di chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày. Khó nuốt thường do các nguyên nhân sau:
- Rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản; tâm vị không giãn; trào ngược dạ dày – thực quản; các tổn thương về thần kinh như bệnh parkinson, đột quỵ; tổn thương cột sống; các bệnh lý nội khoa khác như xơ cứng bì, đái tháo đường, nhược cơ,…
Video đang HOT
- Khó nuốt thường gặp ở người cao tuổi, sa sút trí tuệ, càng lớn tuổi hiện tượng khó nuốt càng tăng. Còn khó nuốt ở trẻ em là do hệ thần kinh chi phối hoạt động của trẻ chưa hoàn thiện, thường gặp ở một số trẻ đẻ non, nhẹ cân.
- Khó nuốt do có dị tật bẩm sinh như hở màn hầu, lưỡi to, môi nứt,…
- Khó nuốt do tắc nghẽn: do dị vật, túi thừa ở thực quản, hẹp thực quản sau biến chứng của bệnh lý ở thực quản; các khối u, polyp, sẹo do bỏng,…
Biểu hiện chung của khó nuốt thường gây ho, nghẹn, cảm giác thức ăn bị vướng ở cổ họng, vướng lại trong ngực dọc theo xương ức, tăng tiết nước bọt, sặc thức ăn lên mũi… Riêng ở trẻ sẽ khó cho ăn, nước dãi chảy nhiều, ăn lâu trên 30 phút, bị trớ thường xuyên, hay hắt hơi sau khi ăn, giọng nói bị biến đổi sau khi ăn, giảm cân, hay tái phát viêm phổi,…
Nhiều hậu quả nghiêm trọng
BS Lê Thị Tuyết Phượng cho biết, khó nuốt gây ra nhiều hậu quả như viêm họng, khàn tiếng, không dám ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn nước và chất điện giải. Do sặc thức ăn, nước uống sẽ gây các biến chứng nhiễm trùng tại chỗ, viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi. Với những trường hợp khó nuốt do dị vật vào phổi gây co thắt thanh quản, suy hô hấp, tỷ lệ tử vong rất cao.
Khi triệu chứng khó nuốt lặp lại thường xuyên, bệnh nhân cần đi khám tại khoa tiêu hóa hoặc tai mũi họng để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị rối loạn nuốt tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí gây bệnh.
Nếu khó nuốt do rối loạn vận động ở vùng hầu họng thì sẽ phải thực hiện một số bài tập, học một số kỹ thuật để kích thích phản xạ nuốt, thay đổi chế độ ăn cho phù hợp để không bị sặc. Với chứng khó nuốt do hẹp thực quản thì nong bằng bóng qua nội soi. Trường hợp polyp, khối u, túi thừa hầu họng thì cần phẫu thuật cắt bỏ. Viêm thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, nhiễm khuẩn thì được điều trị bằng thuốc. Trường hợp các cơ quan vùng hầu họng không thể phục hồi, khó nuốt nghiêm trọng thì phải cần đến sự hỗ trợ của ống bơm để bơm thức ăn nước uống và dạ dày. Riêng ở trẻ em, nếu nguyên nhân là do vùng hầu họng chưa phát triển hoàn thiện thì có thể kích thích trẻ cười, nói để giúp thực quản mở rộng hơn.
Để dự phòng, khi ăn nên ăn từng miếng nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ… để tránh ho, sặc, dị vật rơi vào đường thở. Ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cần tránh ăn những thức ăn chua, cay, nóng. Ăn uống lành mạnh để phòng bệnh ung thư thực quản. Khi trông nom trẻ, không nên cho trẻ ngậm, mút đồ chơi.
Theo VNE
Đừng chủ quan với vết bầm dưới da
Bỗng dưng trên da xuất hiện một vết bầm, không đau, không ngứa khiến nhiều người chủ quan, không biết đó cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
BS Nguyễn Lê Thục Đoan - Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TP.HCM lý giải: các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và các cơ quan khác của cơ thể. Có ba loại mạch máu: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Khi các mạch máu này bị vỡ do tổn thương hoặc suy yếu, hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và gây nên các mảng bầm. Dân gian thường gọi là "ma" cắn; y học gọi đó là tình trạng xuất huyết dưới da.
Ảnh minh họa: internet
Tùy vị trí xuất huyết mà có nhiều triệu chứng bệnh lý khác nhau như: xuất huyết da niêm, xuất huyết dạ dày, rong kinh rong huyết, chảy máu cam, chảy máu răng lợi...
Bình thường, khi mạch máu bị tổn thương thì cơ thể lập tức huy động cơ chế cầm máu - đông máu để bịt ngay vết thương lại và máu ngừng chảy. Bất cứ nguyên nhân nào gây rối loạn cơ chế này đều có thể dẫn đến xuất huyết. Thực tế thường gặp các nguyên nhân sau: tổn thương thành mạch do chấn thương, do các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu vitamin K, C, B12; bệnh miễn dịch, dị ứng như viêm thành mạch dị ứng; một số bệnh nội khoa như: lao, đái tháo đường, xơ gan, suy thận; các bệnh do thiếu hụt các yếu tố đông máu của huyết tương như hemophilie A, B, C... giảm prothrombin, proconvertin; bệnh tiểu cầu như giảm tiểu cầu nguyên phát, suy nhược tiểu cầu (Glanzmann); ung thư.
Tình trạng xuất huyết dưới da thường gặp ở phụ nữ, người già và trẻ em do làn da mỏng, chỉ cần một tổn thương nhẹ cũng làm mạch máu bị vỡ. Vết bầm có thể lớn hay nhỏ tùy theo mức độ tổn thương mạch máu, không đau, không ngứa. Thông thường từ hai-năm ngày, vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ đỏ sẫm, tím qua màu xanh rồi màu vàng và dần biến mất. Tuy nhiên với những vết bầm hơn hai tuần không tan, xuất hiện thêm vết bầm mới; hoặc đã tan, nhưng thường xuyên lặp lại, kèm những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chảy máu răng, máu mũi, rong kinh, đi cầu ra máu... thì cần phải đến bệnh viện để kiểm tra.
Theo VNE
Cẩn thận vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh Bệnh lý vàng da diễn tiến nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Cần thường xuyên theo dõi các biểu hiện sức khỏe của trẻ sơ sinh để tránh những hậu quả không đáng có - Ảnh: Shutterstock Ở trẻ sơ sinh, trong vòng 3 đến 5 ngày sau sinh thì hồng cầu thai nhi vỡ sinh...