Rối bời theo đề án ngoại ngữ quốc gia
Chương trình dạy tiếng Anh lớp 3 theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020″ của Bộ GD-ĐT khi triển khai thí điểm đến các địa phương đã phát sinh nhiều vấn đề khiến cần phải đặt câu hỏi về hiệu quả và chất lượng của đề án.
Học sinh lớp 5 Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1, TP.HCM) trong một giờ học tiếng Anh theo đề án – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Kể từ năm học 2010 – 2011, TP.HCM là một trong 18 địa phương thí điểm chương trình tiếng Anh lớp 3 theo đề án này với 9 trường tiểu học tham gia, gồm: Đuốc Sống, Hòa Bình (Q.1); Phan Đình Phùng, Trương Quyền (Q.3); Phong Phú, Nguyễn Minh Quang (Q.9); Hồ Văn Cường, Âu Cơ (Q.Tân Phú); Nguyễn Thượng Hiền (Q.Gò Vấp).
Ít học sinh, thiếu giáo viên
Sau 3 năm thí điểm, ở nhiều trường tiểu học, số lớp thí điểm giảm hoặc buộc phải tạm dừng. Chẳng hạn Trường tiểu học Hòa Bình giảm quy mô từ 2 lớp trong năm đầu tiên xuống còn 1 lớp trong các năm tiếp theo. Còn Trường tiểu học Đuốc Sống chỉ thực hiện được một năm vì giáo viên đạt chuẩn B2 (là một loại chứng chỉ nằm trong khung năng lực chung của Hiệp hội Các nhà khảo thí ngoại ngữ châu Âu) theo quy định chuyển công tác sang đơn vị khác. Trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền chỉ mở được một lớp với gần 40 học sinh trong năm đầu.
Có nhiều nguyên nhân khiến chương trình gặp khó khăn khi triển khai ở các trường tiểu học tại TP.HCM dù chỉ mới giai đoạn thí điểm.
Thứ nhất, do các trường tiểu học ở TP.HCM tồn tại nhiều chương trình tiếng Anh từ tăng cường đến tự chọn. Nay lại thêm chương trình của Bộ nên không có giáo viên đủ chuẩn giảng dạy. Thứ hai, do không đủ giáo viên đạt trình độ theo yêu cầu. Toàn Q.Gò Vấp có 65 giáo viên tiếng Anh tiểu học nhưng chỉ có 5 người đạt chuẩn B2. Q.3 chỉ có khoảng 21/110 giáo viên tiếng Anh (tiểu học, THCS) đạt chuẩn B2.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo lãnh đạo nhiều trường, một số giáo viên không mặn mà vì không nhận được kinh phí. “Khi dạy các lớp tiếng Anh tăng cường, giáo viên sẽ có thêm thu nhập vì nhà trường thu học phí của các lớp này để chi phụ cấp cho giáo viên. Nhưng khi dạy các lớp tiếng Anh theo chương trình của Bộ, giáo viên sẽ không có khoản thu nào thêm nên giáo viên không mặn mà”, một giáo viên tiếng Anh cho biết. Tương tự, hiệu trưởng một trường tiểu học tại TP.HCM có dạy chương trình này cho rằng để đảm bảo các lớp có giáo viên dạy, nhà trường phải phân cho mỗi giáo viên đều phải đảm nhiệm dạy cả lớp thường và tăng cường, để ai cũng có thêm thu nhập.
Học lại từ đầu khi vào lớp 6!
Theo lộ trình thực hiện đề án ở TP.HCM, đến năm học 2013 – 2014, chương trình này sẽ tiếp nối thí điểm ở các trường: THCS Hai Bà Trưng (Q.3), Minh Đức (Q.1), Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh), Trung học Thực hành Sài Gòn (Q.5).
Theo đó, trên nguyên tắc, các học sinh tiểu học tham gia chương trình này sẽ theo học chương trình tiếng Anh tương ứng ở bậc THCS. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều học sinh tham gia chương trình tiếng Anh theo đề án đến hết bậc tiểu học, nhưng khi vào THCS phải học lại từ đầu những kiến thức này ở lớp 6!
Theo kế hoạch của Phòng Giáo dục Q.3, hơn 300 học sinh tham gia chương trình tiếng Anh này sau khi kết thúc bậc tiểu học sẽ chuyển tiếp qua Trường THCS Hai Bà Trưng. Nhưng không nhiều học sinh được chuyển tiếp đúng chương trình. Giải thích về thực tế này, một chuyên viên của Phòng Giáo dục Q.3 cho biết có nhiều nguyên nhân trong đó do việc phân tuyến tuyển sinh đầu cấp khiến không phải học sinh nào theo học chương trình này cũng vào được trường THCS có chương trình tiếp nối tương ứng. Ngoài ra, có trường hợp học sinh không muốn học tiếp, chuyển sang học một buổi/ngày, chuyển hộ khẩu nên chuyển trường khác…
Một nghịch lý nữa là, ngoài Q.1 và Q.3, các quận còn lại có trường tiểu học tham gia thí điểm đề án lại không tiếp tục thí điểm ở bậc THCS mà lại triển khai ở các quận khác (?!).
Ông Đặng Thanh Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục Q.Gò Vấp cho biết hiện quận chưa có trường THCS nào thí điểm tiếp nối chương trình này. Vì thế 40 học sinh đã học chương trình này ở Trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền nếu đủ điều kiện thì vào chương trình tăng cường tiếng Anh, ngược lại phải học lại tiếng Anh bắt đầu từ lớp 6.
Tương tự như vậy ở Q.Tân Phú, ông Trần Trọng Khiêm, Phó phòng Giáo dục cho hay: “Dù đã thực hiện thí điểm chương trình ở bậc tiểu học nhưng ở bậc THCS thì quận lại không có trường nào được chọn tiếp tục thí điểm. Vì vậy, để tránh lãng phí cũng như muốn học sinh tiếp tục theo học chương trình khép kín nên quận xin ý kiến để 2 trường THCS Thoại Ngọc Hầu và Hùng Vương triển khai. Khi Bộ tổ chức tập huấn cho giáo viên, sách giáo khoa thì phòng đưa giáo viên đi… học ké”.
Điều này rõ ràng hết sức lãng phí và vô lý. Học sinh sau khi học tiếng Anh 3 năm ở bậc tiểu học lại phải học lại những kiến thức ban đầu ở lớp 6.
Theo VNE
Học tiếng Anh 'ghiền' như chơi game
Việc học một thứ ngoại ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ, bao giờ cũng đem lại cho bạn nhiều khó khăn, vì thế để học tốt tiếng Anh hay bất kỳ thứ tiếng nào khác đòi hỏi bạn phải có những động lực khá rõ ràng.
Ngoài mục đích sử dụng, môi trường thuận lợi tạo nhiều hứng khởi cũng là lời khuyên của nhiều chuyên gia giúp bạn học tập và sử dụng tốt tiếng Anh.
Vì sao bạn cần giỏi tiếng Anh?
Một con số đáng cho bạn quan tâm: tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, và là ngôn ngữ chính thức của khối EU và là ngôn ngữ thứ 3 được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha (do sự chênh lệch về dân số các quốc gia sử dụng). Đặc biệt nếu các bạn muốn đi du học đến các nước ở khối liên minh châu Âu (luôn là sự ưu tiên hàng đầu cho bạn bởi điều kiện sống và các trường học danh tiếng) thì tiếng Anh là một ngôn ngữ bắt buộc mà tối thiểu bạn phải có. Có tới hơn 1 tỷ trang web sử dụng tiếng Anh. Những phần mềm thông dụng nhất trên thế giới, những mạng xã hội nổi tiếng nhất, những cổng thông tin phong phú nhất, những ví điện tử được ưa chuộng nhất, tất cả đều được viết bằng tiếng Anh. Giỏi tiếng Anh, bạn có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn tri thức của toàn thế giới chỉ trong 1 cái click chuột.
Học tiếng Anh quan trọng là chọn đúng môi trường
Hầu hết mọi người đều công nhận rằng học tiếng Anh thực chất không khó. Một học viên tại trung tâm Anh ngữ ILA Việt Nam chia sẻ: "Trước hết bạn cần có 1 phương pháp học phù hợp. Điều này thì các thầy cô giáo nhiều kinh nghiệm sẽ nhận ra khi tiếp xúc với bạn, giúp đỡ và hướng dẫn cho bạn. Họ sẽ cho bạn lời khuyên về trình độ học phù hợp nhất mang lại hiệu quả cao nhất. Công việc của bạn là tìm hiểu và chọn đúng môi trường phù hợp với mình. Ví dụ như mình được dạy học các nhóm từ thay vì từ riêng biệt sẽ làm việc học nhanh hơn gấp 4-5 lần. Ngoài ra, việc này cũng giúp mình nhớ được cả ngữ pháp dễ dàng hơn".
Ở Việt Nam, tại những lớp căn bản, vẫn còn rất nhiều trường chú trọng việc dạy từ vựng và ngữ pháp cho học viên trong 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Tuy nhiên, lời khuyên của nhiều giáo viên bản xứ tại trung tâm Anh ngữ ILA là nên học kỹ năng nghe và nói trước, ngữ pháp sẽ là phần hoàn thiện cho kỹ năng tiếng Anh của bạn. Nếu bạn nghe nói tốt tiếng Anh thì ngữ pháp đối với bạn đơn giản hơn rất nhiều.
Bạn đã từng biết đến phương pháp "đắm chìm vào ngôn ngữ" - một trong những cách học đã được chứng minh là nhanh và hiệu quả nhất. Rất nhiều giáo viên đã sử dụng phương pháp này trong các lớp học tiếng, có nghĩa là nói tiếng Anh trong hầu hết thời gian học ở lớp. Tuy nhiên, còn có một dạng hiệu quả hơn nữa là "ném" học viên vào một thế giới của những người nói tiếng Anh, nơi họ học được rất nhiều về văn hóa, ẩm thực, du lịch, nghệ thuật... tất cả đều bằng tiếng Anh. Đây là cách học rất nhanh và hiệu quả bởi người học không có cách nào khác ngoài việc phải sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với người xung quanh.
Bà Trần Xuân Dzu - Tổng giám đốc ILA Việt Nam - chia sẻ thêm: "Rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đã phải cùng ngồi lại và cùng nhau phân tích: Vì sao với việc chơi game dù thua bao nhiêu lần, người chơi vẫn vui vẻ chấp nhận chơi lại? Và hầu hết người chơi chỉ chấp nhận dừng cuộc chơi khi đã chiến thắng. Trong khi đó, nếu việc học (ngay cả với sự hỗ trợ công nghệ thông tin, nếu rớt (thua) chỉ 1-2 lần là người học đã thấy chán, không thể chấp nhận. Đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này, các chuyên gia giáo dục đã thiết kế nên chương trình học mới, trong đó kiến thức được thể hiện dần thông qua các cấp bậc của trò chơi điện tử. Nhờ vậy, khi đến với các lớp học tại ILA, ngoài phương pháp dạy tiên tiến từ các giảng viên dày dạn kinh nghiệm, bạn còn được tiếp cận các giáo trình điện tử và bảng tương tác trong môi trường mở "học mà chơi". Điều này khiến người học luôn có cảm giác hứng thú, sẵn sàng để tiếp thu kiến thức, trao đổi thông tin... nhắm đến mục tiêu cuối cùng là hiệu quả cao trong việc học".
Tất nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là bạn cần phải luyện tập thường xuyên và một môi trường tốt - người bạn đồng hành để giúp bạn rút ngắn khoảng thời gian chinh phục tiếng Anh và hiện thực hóa những mục tiêu mà bạn đang hướng tới.
Tìm kiếm 1.000 tài năng để trao học bổng Quỹ học bổng Phát triển tiếng Anh Tài năng Việt - ILA Sparkling vừa cho biết trong năm đầu tiên thực hiện chương trình này, quỹ sẽ dành đến 5 tỷ đồng để trao cho 1.000 tài năng Việt là sinh viên đang học tập tại các trường ĐH trên toàn quốc. Mỗi suất học bổng trị giá 5 triệu đồng/học bổng giúp các bạn sinh viên có thể tham dự các khóa Anh ngữ học thuật, Anh ngữ thương mại, Anh ngữ giao tiếp quốc tế, Anh ngữ luyện thi trên toàn hệ thống Anh ngữ ILA. Liên hệ: 08.3521 8788 - 0938 270 220 hoặc website:www.ilavietnam.com.
Theo VNE
Học tiếng Anh chủ động giúp trẻ nhanh tiến bộ Với môn học đòi hỏi tính ứng dụng cao như Anh văn, phụ huynh nên chọn cho trẻ phương pháp học tự nhiên, chủ động cùng giáo viên nước ngoài qua giáo trình sinh động... Ở Việt Nam, cách giáo dục truyền thống nặng về yếu tố thầy giảng, trò ghi phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả học tập cũng như tư...