Rohto-Mentholatum trao 200 triệu học bổng cho sinh viên
Công ty Rohto-Mentholatum trao học bổng cho sinh viên Cao đẳng Y tế Bình Dương, Đại học Y dược TP HCM với tổng giá trị 200 triệu đồng, trong tháng 11.
Theo ông Hirofumi Shiramatsu – Tổng giám đốc Công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam), học bổng có thể giúp nhiều sinh viên tốt nghiệp đúng thời hạn, nhanh chóng hoàn thành ước mơ để cống hiến cho xã hội nhiều hơn. Do đó, chương trình trao học bổng thường niên luôn được công ty duy trì, nhằm khuyến khích sinh viên nỗ lực trở thành thế hệ y bác sĩ giàu tâm huyết trong tương lai.
Ngày 20/11, công ty đã dành nhiều học bổng với tổng giá trị 50 triệu đồng cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có tinh thần vươn lên trong học tập tại Cao đẳng Y tế Bình Dương.
Ông Hirofumi Shiramatsu – Tổng giám đốc Công ty Rohto-Mentholatum trao học bổng cho sinh viên Cao đẳng Y tế Bình Dương. Ảnh: Rohto-Mentholatum.
Trước đó, công ty cũng tặng 10 suất học bổng giá trị cùng áo blouse trắng cho tân sinh viên Khoa Dược trường Đại học Y dược TP HCM với tổng trị giá 150 triệu đồng.
Các suất học bổng giúp giải quyết gánh nặng tài chính cho sinh viên đầu năm học mới và khích lệ tinh thần để các em phấn đấu duy trì thành tích.
Lễ trao học bổng cùng áo blouse cho tân sinh viên Khoa Dược. Ảnh: Rohto-Mentholatum.
Bên cạnh chương trình khuyến học, Rohto-Mentholatum (Việt Nam) phối hợp với Ban Bác ái Xã hội – Caritas Việt Nam gửi tặng người dân miền Trung một số nhu yếu phẩm chăm sóc sức khỏe.
Đó là 50.000 gói Remos IR (sản phẩm chống muỗi, phòng các bệnh do muỗi gây ra), 5.000 tube Remos Anti-Itch (thuốc bôi da chống ngứa), 5.000 chai thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn Rohto Anti-Bacterial (trị ngứa mắt, viêm kết giác mạc mắt), 5.000 tube Deep Heat (thuốc bôi da kháng viêm, giảm đau tại chỗ). Đây đều là những vật dụng cần thiết, giúp người dân vùng lũ chủ động bảo vệ sức khỏe, chống chọi và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Video đang HOT
Chuỗi hoạt động thường niên vì sức khỏe cộng đồng của công ty còn có chương trình khám và mổ mắt miễn phí do quỹ “Rạng ngời đôi mắt Việt Nam” phát động. Năm 2020, chương trình tổ chức tại 4 tỉnh thành: TP HCM, Hậu Giang, Bến Tre, Bình Thuận; tiến hành mổ mắt miễn phí cho 440 bệnh nhân, khám thị lực cho hơn 2.000 người trên địa bàn. Chương trình mang ý nghĩa giúp người dân có thêm niềm tin, tự chủ cuộc sống, vừa tạo động lực để công ty tiếp tục thực hiện sứ mệnh vì cộng đồng của mình.
Công ty tổ chức mổ mắt miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Rohto-Mentholatum.
Suốt 24 năm phát triển, công ty không ngừng cải tiến để mang đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, phù hợp với đặc tính người Việt. Năm 2013, công ty xây thêm 2 nhà máy tại Bình Dương, tạo cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn lao động địa phương. Cùng thời điểm, công ty cũng được phong tặng danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Bình Dương.
Đại diện đơn vị cho biết, không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (cho da và mắt), Công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) còn thường xuyên tài trợ cho nhiều hoạt động ý nghĩa vì cộng đồng.
“Những hành động ý nghĩa sẽ càng phát huy tác dụng khi được thực hiện đúng lúc. Tôi hy vọng, sứ mệnh vì cộng đồng sẽ tiếp tục được lan tỏa rộng rãi và được nhiều người góp sức trên chặng đường sắp tới”, ông Hirofumi Shiramatsu chia sẻ thêm.
Nhà máy sản xuất mới tại Bình Dương. Ảnh: Rohto-Mentholatum.
Học phí đại học: Tăng bao nhiêu là vừa?
Với việc đẩy mạnh tự chủ đại học như hiện nay, việc tăng học phí được coi là khó tránh. Song bao giờ tăng, tăng bao nhiêu thì phù hợp với khả năng chi trả của người dân là câu hỏi đang được quan tâm.
Một giờ học của sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp. Ảnh: Quang Vinh.
Chủ trương là tăng
GS.TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ cho biết theo dõi học phí của các trường năm học 2020 - 2021, thấy nhiều trường công lập chưa tự chủ tăng kịch trần theo Nghị định 86 của Chính phủ. Riêng chương trình chất lượng cao, liên kết quốc tế... cao gấp 2 - 3 lần chương trình đại trà.
Theo lộ trình, các trường ĐH sau khi đủ điều kiện tự chủ sẽ tự xác định mức học phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Dự báo học phí ĐH trong thời gian tới có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 so với hiện nay là xu hướng chung nhưng cần tính đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tức là đi kèm với đó là các chính sách cho vay để học ĐH như nhiều nước đang thực hiện rất thành công. Tuy nhiên, đó là trách nhiệm của Nhà nước, không nên quy định cứng các trường phải dành bao nhiêu phần trăm để hỗ trợ sinh viên vì như vậy là mâu thuẫn với quyền tự chủ của các trường.
Ở một góc nhìn khác, PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM lại cho rằng theo quy định hiện nay các trường phải trích tối thiểu 8% nguồn thu học phí để cấp học bổng cho sinh viên. Nhưng mức này có thể phải nhiều hơn thì mới công bằng. Ở các trường nước ngoài, có thu vào nhưng có chi ra cho người học. Trường ĐH phải chi một phần lớn để hỗ trợ ngược lại cho người học.
Hiện nay, các trường tự chủ xác định mức thu học phí dựa trên Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT về hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Vừa qua, Bộ GDĐT cũng đã đề xuất từ năm học 2021 - 2022 học phí bậc ĐH tăng 12,5% dù sau đó lại đề xuất giữ nguyên mức học phí hiện hành và tiếp tục tiếp thu ý kiến rộng rãi của toàn xã hội, hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ.
Như vậy, tăng học phí là chủ trương đã có. Vấn đề chỉ là thời điểm tăng và tăng bao nhiêu.
Tăng học phí phải đi cùng với chất lượng đào tạo.
Theo số liệu do GS.TS Nguyễn Thị Cành, Trường ĐH Kinh tế - Luật TP HCM và các cộng sự khảo sát trên 10 trường ĐH tự chủ ở Việt Nam cho thấy học phí chiếm trên 80% tổng thu của các trường. Lộ trình tăng học phí của các trường cũng khác nhau có trường từ 10 - 15%/năm, có trường cao hơn. Mức khởi điểm từ 13 - 14 triệu đồng/năm, hai năm sau tăng khoảng 15 - 17 triệu đồng/năm, tùy vào từng trường.
"Chiến lược tài chính của các trường công tự chủ một mặt phải tăng học phí, mặt khác phải tính đến phát triển bền vững về thu hút sinh viên, không nên tăng quá cao, quá đột ngột mà phải có lộ trình, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn"- GS.TS Nguyễn Thị Cành đề xuất.
GS.TS Phạm Tất Dong, Ủy viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực cho rằng, năm học này có trường ĐH tăng mạnh học phí với giải thích là vì ngân sách nhà nước cắt toàn bộ chi thường xuyên. Điều này, không hợp lý khi tất cả gánh nặng dồn lên học phí.
Bởi các trường phải tính đến các nguồn thu khác như tăng cường các nguồn tài trợ của Nhà nước và doanh nghiệp, các hoạt động nghiên cứu và dịch vụ, chuyển giao công nghệ, hoạt động đầu tư...
Băn khoăn chất lượng
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là học phí tăng thì cam kết về chất lượng đào tạo của các trường có tăng? Nhiều trường lý giải trong việc tăng học phí là sẽ có nhiều cải tiến trong chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và trải nghiệm thực tế. Rồi nhà trường sẽ bổ sung vào chương trình đào tạo các nội dung mới, bổ sung các trải nghiệm, dịch vụ tiện ích... nhằm đảm bảo giá trị tăng thêm cho sinh viên và đạt các chuẩn đầu ra theo yêu cầu thị trường...
Thực tế, kết quả kiểm toán nhà nước trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tại 23 trường ĐH công lập thuộc Bộ GDĐT vừa công bố cho thấy một số bất cập. Đơn cử như trong chương trình liên kết đào tạo tại một số trường ĐH, kiểm toán Nhà nước phát hiện thấy tình trạng liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước trong điều kiện về cơ sở vật chất không đảm bảo, chương trình chưa được kiểm định, giáo trình chưa tự xây dựng. Hơn nữa, giảng viên giảng dạy thì không bảo đảm và học viên lại chưa đủ điều kiện đầu vào theo chương trình xây dựng.
Kết quả kiểm toán còn cho thấy nhiều trường chưa thực sự chú trọng công tác đổi mới nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Việc đổi mới chủ yếu điều chỉnh một số tín chỉ môn học phù hợp với thực tế đào tạo, cập nhật đề cương môn học, giảm bớt số tín chỉ các môn học đại cương, tăng tín chỉ tiếng Anh hoặc tăng giảm số tín chỉ các môn học tự chọn. Ngoài ra, một số trường xây dựng chương trình tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế song gặp nhiều trở ngại và không đem lại hiệu quả.
"Nhìn chung công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường chưa được quan tâm đồng đều, đội ngũ cán bộ chuyên trách thiếu, nguồn lực đầu tư hạn chế. Tiến độ triển khai công tác tự đánh giá của một số trường còn chậm, nhiều đơn vị chưa thực hiện. Chủ yếu các trường đang quan tâm đến kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chưa chú trọng vào chất lượng chương trình đào tạo"- đại diện Kiểm toán Nhà nước cho biết.
Kiến nghị tạm dừng tăng học phí
Kết quả kiểm toán nhà nước trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tại 23 trường ĐH công lập thuộc Bộ GDĐT vừa công bố cho thấy các đơn vị trực thuộc đang hoạt động dưới nhiều mô hình tổ chức, phương thức quản lý khác nhau, dẫn đến việc thực hiện quản lý tài chính gặp nhiều bất cập.
Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị tạm dừng tăng mức thu học phí cho đến khi ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật làm căn cứ để các trường ĐH công lập xây dựng giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo phù hợp với thu nhập bình quân trên đầu người, để học phí không trở thành gánh nặng của người học, đặc biệt là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Trường ĐH Y Dược TPHCM hỗ trợ 35 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở Miền Trung Phòng Công tác Sinh viên- Trường ĐH Y Dược TPHCM vừa trích quỹ UMP Foundation hỗ trợ 35 sinh viên có gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề trong đợt bão, lũ ở Miền Trung. PGS.TS. Nguyễn Văn Chinh - Trưởng Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học và ThS. Phạm Tuấn Hiệp - Phó Trưởng Phòng Công tác Sinh viên trao...