‘Robot giáo dục’ đang làm cha mẹ thay phụ huynh Trung Quốc
Ở trường mẫu giáo, Seven Kong, 3 tuổi chơi cùng các bạn, còn ở nhà, bạn thân nhất của cậu là một con robot hình bầu dục, màu vàng chanh có tên là BeanQ.
Seven Kong, 3 tuổi đang chơi cùng robot có tên là BeanQ
Chúng có thể chơi cùng nhau hàng giờ với một loạt những câu hỏi được đặt ra liên tục bởi Seven: “Chuyện gì vậy BeanQ? Cậu đã ăn chưa? Tớ muốn xem phim hoạt hình!”
BeanQ có thể trả lời bằng những từ và cụm từ đơn giản cùng với nhiều biểu cảm khuôn mặt khác nhau trên một màn hình hiển thị.
Được một người bạn của gia đình giới thiệu, giờ đây BeanQ được coi là một nhà giáo dục sớm, giúp chia sẻ một số gánh nặng của phụ huynh.
“Khi chúng tôi bận, BeanQ có thể chơi với thằng bé” – chị Liu Qian, 33 tuổi, một bà mẹ làm việc ở nhà chia sẻ.
Ngoài việc thỉnh thoảng bị trục trặc trong việc nhận dạng giọng nói, chị Liu cho biết, con robot này không có bất cứ vấn đề gì trong việc tương tác với cậu con trai 3 tuổi hiếu động của chị.
Nhắm tới những phụ huynh có hiểu biết về công nghệ, các sản phẩm giáo dục sớm như BeanQ đang ngày càng phổ biến ở Trung Quốc và dự kiến sẽ mang tới sự thay đổi cho tương lai.
Chỉ cần tìm kiếm cụm từ “ robot giáo dục” trên trang Tmall – một website giống như Amazon của Trung Quốc, bạn có thể nhận được 65 trang sản phẩm.
Phụ huynh cho biết, những lợi ích của các thiết bị trí tuệ nhân tạo dự kiến sẽ vượt ra ngoài lĩnh vực giáo dục. Ví dụ như BeanQ còn có chức năng “trông trẻ từ xa”, tức là chúng có thể phục vụ như một vú em, tự động chụp ảnh và gửi chúng cho phụ huynh nhìn.
Yuan Wen, một bà mẹ 32 tuổi, cho biết chị sử dụng chức năng này rất nhiều để chụp lại những khoảnh khắc quan trọng của con trai, và cũng để nói chuyện với cậu bé khi ở xa.
“Với BeanQ, tôi có thể trò chuyện video với con trai khi tôi cần làm việc muộn ở cơ quan”.
Phục vụ thị trường trung lưu
Video đang HOT
Mặc dù vẫn có những ý kiến trái chiều về chức năng của BeanQ cũng như những lo ngại về tính riêng tư và an toàn của nó, song với mức giá 300 USD, BeanQ đang âm thầm làm theo cách của mình để bước chân vào hàng triệu gia đình trung lưu ở Trung Quốc.
“Trong ngành công nghiệp này, chỉ từ 3-5 năm nữa, mọi món đồ chơi sẽ đều được kỹ thuật số. Sẽ không còn món đồ chơi nào vô tri giác nữa” – ông James Yin, chủ tịch của Roobot, nhà sản xuất BeanQ chia sẻ với CNN.
Roobot chỉ là một trong số những công ty AI của Trung Quốc đang sử dụng khái niệm giáo dục sớm để thương mại hoá công nghệ của mình.
“Robot cho trẻ em là một lĩnh vực mà AI có thể tham gia ở những giai đoạn sớm nhất” – Yin nói. Ông cho rằng, trẻ em là đối tượng ít cầu kỳ về mức độ thông minh của robot, miễn là những món đồ chơi trông giống như hoạt hình và có khả năng tương tác.
Thị trường bùng nổ
RoBoHon đang được sử dụng cho trẻ tự kỷ ở một bệnh viện nhi của Trung Quốc
Nếu tính cả những thiết bị kỹ thuật số có chức năng trông trẻ, ước tính năm nay có khoảng 30 triệu robot giáo dục được bán ở Trung Quốc. Và năm tới, con số này được dự đoán sẽ lên tới 100 triệu, theo nghiên cứu của Turing Robotics, một nhà cung cấp đồ chơi AI lớn ở nước này.
Turing là một trong số nhiều công ty công nghệ đang phát triển những sản phẩm có thể sử dụng được ở bên ngoài ngôi nhà, như ở trường học hay trong bệnh viện.
Sản phẩm RoBoHon trị giá 2.000 USD của công ty này đang được sử dụng ở Bệnh viện Nhi Harbin cho những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ.
“Nó có cảm xúc, vui vẻ, cứng đầu và tinh nghịch. Nó có thể bắt chuyện, thay đổi chủ đề trò chuyện và có khả năng học tập” – ông Li Huaining, phó giám đốc bệnh viện cho biết.
Ưu điểm của RoBoHon so với con người khi tiếp xúc với trẻ em tự kỷ là sự kiên nhẫn và khoan dung, bởi vì đặc tính của đối tượng này là hiếu động thái quá và hay lặp đi lặp lại hành động của mình.
“Gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng”
Những con robot giáo dục được bán trong một cửa hàng điện tử ở Trung Quốc. Có những sản phẩm chỉ ở mức giá 100 USD.
Nhu cầu về các thiết bị robot công nghệ cao dẫn đến sự gia tăng các sản phẩm tự xưng là có chức năng AI.
Theo ông Christian Grewell, giáo sư về nghệ thuật truyền thông tương tác và kinh doanh, ĐH New York, bất cứ thiết bị gì có thể thực hiện được một số thuật toán học máy thì đều có thể được gọi là thiết bị AI.
“Hầu hết những robot giáo dục mà tôi nhìn thấy bán trên thị trường ở Trung Quốc đều gần với một chiếc điện thoại thông minh cấp thấp” – ông nói.
Mặc dù đồ chơi AI có thể khiến cuộc sống của cha mẹ trở nên đơn giản hơn, nhưng chúng cũng mang đến những rủi ro về tính bảo mật thông tin cá nhân.
BeanQ, giống như nhiều đồ chơi AI phổ biến khác trên thị trường này, có khả năng xây dựng hồ sơ chi tiết về một đứa trẻ qua vài giờ tương tác với chúng, cho phép phụ huynh phân tích sự phát triển của trẻ.
Giáo sư Grewell chia sẻ, điều mà ông lo lắng nhất về thị trường cấp thấp này là các nhà sản xuất đang tập trung nhiều hơn tới khả năng “ba hoa” của những thiết bị, thay vì tính an toàn của chúng.
“Phụ huynh có thể chi tiền cho một chiếc máy tính bảng có thể có những chức năng tương tự” – ông cho hay.
Nguyễn Thảo
Theo CNN
Trường Nguyễn Siêu quy định phí giữ chỗ 10 triệu không được hoàn lại
Theo lãnh đạo Trường Tiểu học - THCS -THPT Nguyễn Siêu (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khoản phí giữ chỗ đã được nhà trường công khai với phụ huynh. Trong hệ thống các trường có thực hiện chương trình quốc tế Cambridge, Nguyễn Siêu là trường có phí giữ chỗ thấp nhất.
Sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh về việc Trường Tiểu học - THCS- THPT Nguyễn Siêu thu phí giữ chỗ 10 triệu của học sinh và không trả lại tiền nếu rút hồ sơ, phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo nhà trường để làm rõ sự việc.
Bà Nguyễn Thị Minh Thuý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS -THPT Nguyễn Siêu, thừa nhận trường có thu khoản phí này nhưng trước khi thu đã công khai trên website để phụ huynh được biết.
"Sau khi nộp hồ sơ online, nếu học sinh trúng tuyển, chúng tôi sẽ mời phụ huynh, học sinh đến trường để gửi một quyết định vào lớp 10, có dấu đỏ, đính kèm một quy định nhập học. Quy định này được ban hành kèm theo quyết định của hội đồng quản trị.
Lãnh đạo Trường Tiểu học - THCS -THPT Nguyễn Siêu chia sẻ về thông tin khoản tiền phí giữ chỗ.
Điều 1.4 của quy định về điều kiện nhập học có nêu rõ: Học sinh đã được tiếp nhận vào trường phải nộp phí giữ chỗ theo quy định hằng năm, tùy theo từng loại hình lớp học, nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh được vào học chính thức ... Nếu học sinh không đến học tại trường, với bất kỳ lý do gì, phí giữ chỗ không được hoàn lại...
Trường tiến hành thu phí giữ chỗ từ nhiều năm nay, năm nào cũng có phụ huynh đến để thắc mắc trực tiếp với nhà trường. Sau khi chúng tôi giải thích thì họ đều chấp nhận, vui vẻ ký tên vào bản quy định nhập học" - bà Thúy chia sẻ.
Cũng theo lãnh đạo nhà trường, hiện có rất nhiều trường ngoài công lập có khoản phí giữ chỗ này, thậm chí họ không hoàn lại. Trong hệ thống các trường có thực hiện chương trình quốc tế Cambridge, Nguyễn Siêu là trường có phí giữ chỗ thấp nhất.
"Có nhiều trường mới chỉ ghi danh thôi đã mất 2-3 triệu đồng, có trường phí ghi danh đến 4 triệu, chưa nói đến việc khi nộp hồ sơ nhập học phải đóng tiền phí giữ chỗ. Chúng tôi chỉ áp một khoản là phí giữ chỗ và đã được công khai" - lãnh đạo Trường Nguyễn Siêu nhấn mạnh.
Không có quy định cấm, các trường vẫn thu
Theo bà Nguyễn Thị Minh Thuý, hệ thống trường ngoài công lập hiện nay đa phần hoạt động như một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trường phải lo mọi thứ, nếu rút đi một học sinh trường lâm vào cảnh thu không đủ bù chi. Đây là câu chuyện phải đặt ra.
Chúng tôi có thể trả tất, 10 triệu đồng không phải là số tiền quá lớn để chúng tôi phải đánh đổi uy tín, nhưng đã là quy định thì phải cố gắng vì cái chung... Nếu một nhà trường không có những quy định thì không thể quy củ, nền nếp được... Nếu không có quy định ràng buộc, một học sinh không muốn vào nhưng cứ giữ chỗ ở đây sẽ làm mất cơ hội của học sinh khác"- bà Thúy chia sẻ.
Khi phóng viên đề cập đến việc nhà trường đưa ra khoản phí giữ chỗ 10 triệu đồng dựa trên những quy định nào, đại diện Trường Nguyễn Siêu cho biết, trường dựa theo quy định của hàng loạt các trường quốc tế, ngoài công lập đang áp dụng.
"Ngoài luật ra, nhà trường sống rất có tình, chưa bao giờ vì tiền. Nếu phụ huynh rút hồ sơ có đơn trình bày, chúng tôi sẽ xem xét...
Đứng trên góc độ một nhà giáo, tôi đồng cảm với những mất mát của phụ huynh. Nhưng tôi cũng xin chia sẻ, để tránh những vấn đề này xảy ra, trước khi phụ huynh nhập học cho con, hãy tìm hiểu về mô hình giáo dục của trường và đừng cho con có quá nhiều lựa chọn. Chung thủy với một lựa chọn thôi thì câu chuyện sẽ giải quyết được" - bà Nguyễn Thị Minh Thuý cho biết.
Đại diện Trường Nguyễn Siêu cũng cho rằng, nếu bây giờ cơ quan quản lý có một hướng dẫn cụ thể cho nhóm trường ngoài công lập, quy định là cấm triệt để thu phí giữ chỗ, thì trường sẽ thực hiện ngay. Còn nếu không có quy định nào cấm thì các trường vẫn cứ làm.
Theo Dân Việt
Ý kiến của Sở GD&ĐT Hà Nội trước "bão" tuyển sinh vào lớp 10 Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng về thực trạng điểm chuẩn "nhảy múa" như sàn chứng khoán, phí giữ chỗ không hoàn trả có nơi lên tới 6 triệu đồng tại một số trường ngoài công lập gây bức xúc trong phụ huynh học sinh những ngày gần đây. Cuộc đua vào lớp 10 tại Hà Nội với những vấn đề...