Riot Games thừa nhận LMHT ngày càng toxic và đang làm việc hết mình để đưa ra giải pháp xử phạt mới
Riot Games đã có những phản hồi chính thức về những vấn nạn phá game, toxic trong LMHT ngày một nhiều mà cộng đồng lên án những ngày qua.
Trong những ngày vừa qua, kể từ sau khi streamer Voyboy lên tiếng về thực trạng LMHT ngày càng toxic và nhiều phá game, Riot Games đã nhận phải không ít gạch đá vì hệ thống xử phạt lỏng lẻo và thiếu tính răn đe của họ. Đương nhiên với nhiều người thì chơi game chỉ để giải trí thôi nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có quyền chửi bới người khác hay phá game chỉ vì thích.
Hệ thống xử phạt của Riot Games quá lỏng lẻo vô hình chung khiến cho tình trạng trollgame, phá game diễn ra ngày càng nhiều
Làn sóng phản ánh những thực trạng trong LMHT lớn tới mức Riot Games không thể cứ thế mà bỏ qua hay đăng một bài viết lấy lệ được, game thủ yêu cầu một câu trả lời đủ sức nặng từ phía Riot Games. Và trong buổi stream mới nhất của Riot Games, nhân viên lâu năm và chuyên gia hành vi người chơi – Rivington the 3rd đã lên tiếng thừa nhận thực trạng ngày càng tệ của LMHT và tiết lộ rằng Riot đang nỗ lực hết mình để giải quyết vấn nạn này.
Riot Games thừa nhận tình trạng toxic của LMHT
Rivington the 3rd: “Đúng vậy, Voyboy vừa đăng tải video nói về thực trạng của LMHT và nó tạo ra một làn sóng phản ảnh rất lớn ở trên mạng thời điểm này. Voyboy là một thành viên lâu năm và có tiếng nói trong cộng đồng, anh ấy đã từng là game thủ chuyên nghiệp rồi tới bây giờ là streamer. Video của anh ấy nói chính xác thực trạng toxic của game thủ và nó ảnh hưởng tới cả những bậc rank cao nhất.
Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng ở đây, tại Riot Games, chúng tôi nhìn nhận vấn đề này vô cùng nghiêm túc. Chúng tôi luôn quan sát và quan tâm tới cộng đồng và cả đội đã và đang làm việc liên tục để đưa ra những giải pháp có thể giải quyết được vấn đề này. Các bạn có thể yên tâm rằng chúng tôi đang lo vụ này rồi và sẽ mang tới những thay đổi tích cực. Voyboy, chúng tôi đã lắng nghe những phản hồi của anh và cảm ơn rất nhiều về điều đó”.
Rivington Bisland III là bình luận viên và chuyên gia hành vi game thủ lâu năm của Riot Games
Với những gì mà đại diện phía Riot Games chia sẻ, chúng ta có thể yên tâm rằng họ có nghe ý kiến từ cộng đồng và đang tìm cách chỉnh sửa cũng như thêm các hình thức xử phạt mới để giảm thiểu độ toxic và những người chơi phá game của LMHT. Tuy nhiên vấn đề ở đây là tới bao giờ thì những thay đổi đó được công bố và áp dụng vào game.
Nên nhớ rằng LMHT vẫn tồn tại hàng tá vấn đề khác từ những tướng mất cân bằng, lỗi game, client thì chậm và hàng tá lỗi, đó còn chưa kể sự thiếu thốn của những tính năng cần thiết. Không biết Riot Games sẽ giải quyết những tồn tại này kiểu gì và trong bao lâu khi họ còn quá nhiều thứ phải làm. Game thủ thì không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào nhà phát hành được, để giảm thiểu tình trạng phá game và toxic, chính chúng ta nên bớt chửi bới lại và chơi game có trách nhiệm hơn.
Đã tới lúc chúng ta ngừng chửi bới vô tội vạ trong game rồi
Đã tới lúc Riot Games tạo ra hàng chờ riêng cho những kẻ toxic, phá game trong LMHT chơi với nhau!
Tình trạng phá game, toxic và chửi bới trong LMHT diễn ra ngày càng nhiều và tới lúc Riot Games cần có những biện pháp xử phạt thích đáng.
Bản chất của LMHT là một trò chơi mang tính cạnh tranh cực kì nặng, người ta đấu với nhau, sẵn sàng chửi bới đồng đội vì không hài lòng hay game không theo ý của họ. Vì thế chuyện toxic và khung chat toàn những lời lăng mạ dần trở thành một phần của LMHT, thậm chí nó đã diễn ra hàng năm trời và chúng ta đành nhắm mắt bỏ qua.
Troll game diễn ra nhiều tới nỗi chúng ta phải tập làm quen với nó thay vì tìm cách loại bỏ
Nếu mọi thứ chỉ dừng ở chuyện múa phím và một vài câu chửi bới thì cũng không lấy gì làm nghiêm trọng, tuy nhiên ở thời gian gần đây thì tình trạng phá game một cách có chủ đích diễn ra ngày càng nhiều. Nó nặng nề và tệ tới nỗi ngay cả những bậc rank cao như Thách Đấu cũng diễn ra tình trạng này, trong khi bậc rank đó là nơi để những người chơi giỏi nhất của một máy chủ thi đấu với nhau hết mình.
Tới những streamer vô cùng lành tính, vui vẻ như streamer Voyboy cũng phải lên tiếng về tình trạng phá game diện rộng thì chúng ta đủ hiểu nó tệ thế nào rồi.
Voyboy (bên trái) là người gắn bó với LMHT từ những ngày đầu và anh thực sự yêu trò chơi này và thật đau lòng khi thấy phá game, AFK đang hủy hoại nó
Nguyên nhân của tình trạng này thì ai cũng biết rồi, người chơi LMHT thì quá đông dẫn tới nhiều thành phần chơi game có ý thức kém nhưng Riot Games không có một hình thức xử phạt nào đủ mạnh cả. Thậm chí với nhiều người, hệ thống Report của Riot Games làm ra chỉ mang tính chất làm đẹp chứ chả có ý nghĩa gì cả, đôi khi nó cũng hoạt động nhưng tần suất thì thấp như số lần Yasuo team mình gánh team vậy.
Tới cách tố cáo gần như duy nhất cũng chả có tác dụng như vậy thì những thành phần ý thức kém kia còn có gì để sợ và cứ thế hủy hoại trải nghiệm game của những người khác. Điều này dẫn tới việc Riot Games cần có một hình thức xử phạt nặng hơn nữa đối với những trường hợp này, còn gì tuyệt vời hơn là để những kẻ toxic chịu đựng sự toxic của những kẻ khác chứ.
Đã tới lúc có một hàng chờ riêng để những kẻ phá game chơi vơi nhau, muốn thoát thì phải có ý thức tốt hơn
Riot Games có thể không chấp nhận điều này vài năm trước khi họ tin vào việc "game thủ sẽ thay đổi", tuy nhiên tình trạng toxic trong LMHT đã diễn ra từ lâu rồi chứ chả phải gần đây. Riot cứ giơ cao đánh khẽ từng ấy năm và chả có gì thay đổi cả. LMHT vẫn đầy rẫy những kẻ phá game hết năm này qua năm khác và đòi hỏi game cần một hình thức xử phạt nặng nề hơn và hàng chờ riêng cho những kẻ ý thức kém như đã nói ở trên là một giải pháp cực kì hay.
Lấy ví dụ ở DOTA2, một trò chơi có tình chất tương tự và cộng đồng toxic cũng chả kém nhưng những game đấu thì ít phá game hơn hẳn so với LMHT. Nguyên nhân bởi họ có một hàng chờ có tên là Low Piority và đó là nơi những người chơi có ý thức kém, bị report nhiều lần hay tự ý thoát game quá nhiều chơi với nhau. Nếu muốn thoát khỏi "địa ngục" đó thì bạn buộc phải thắng, tức là cố gắng hết mình và bớt toxic đi, để có thế trở lại với hàng chờ bình thường.
Cơn ác mộng mang tên Low Piority khiến game thủ DOTA2 ít phá game, thoát game giữa chừng hơn hẳn
Hơn nữa DOTA2 có một chỉ số khác để đánh giá thái độ người chơi đó là Behavior Score, nó giống như một hệ thống thành tích nho nhỏ vậy, bạn chơi tốt, được đồng đội "vinh danh" nhiều thì chỉ số này càng cao và ngược lại, càng toxic và bị report nhiều thì chỉ số này càng thấp. Chính vì có một hình thức xử phạt nghiêm và chỉ số đánh giá người chơi rõ ràng như vậy mà DOTA2 ít phá game hẳn, đây là thứ mà Riot Games có thể học hỏi.
Điểm Behavior Score là một hệ thống rất hay mà LMHT có thể học hỏi
Về cơ bản thì có áp dụng hệ thống trên vào LMHT hay không thì quyền quyết định vẫn nằm ở Riot Games, dù cách nào thì LMHT đang rất cần một hình thức xử phạt nghiêm hơn và mang đủ tính răn đe để những kẻ phá game "thấy khó mà lui". Chờ đợi vào Riot là một phần, chính game thủ cũng nên tập cho mình một tính cách kiên nhẫn với đồng đội, mỗi người nhịn một câu thì không khí trong team sẽ vui vẻ hơn hẳn, thay vì những trận thua đáng tiếc chỉ vì chửi nhau vô ích.
Thay vì đợi Riot trong vô vọng, chúng ta nên dừng thái độ toxic lại
Phá game và AFK ngày càng phổ biến, đã tới lúc Riot Games cần xử phạt nặng hơn nữa hành động này Không biết do vô tình hay cố ý mà tình trạng AFK trong LMHT đang tăng lên một cách đột biến mà Riot Games không hề có động thái xử lý nào. Troll game, phá game, AFK... là những thuật ngữ chỉ những hành vi xấu của game thủ khi tham gia và các tựa game trực tuyến, trong đó có cả dòng...