Review chất lượng 3 trường Trung học cơ sở Quốc tế tốt nhất tại TPHCM
Với mục đích giúp các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh tìm hiểu môi trường giáo dục chuẩn quốc tế tại TPHCM, dưới đây là review chất lượng 3 trường Trung học cơ sở Quốc tế tốt nhất tại TPHCM được tổng hợp lại được dựa trên đánh giá của các chuyên gia và website về giáo dục.
1. Trường dân lập quốc tế Việt Úc (Vietnam Australia International School – VAS): Chương trình THCS
VAS xây dựng cho học sinh chương trình học theo chuẩn của Cambridge, chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh.
Bậc Trung học Cơ sở tại VAS gồm các khối lớp từ 6 đến 8, học sinh tiếp tục theo 2 lộ trình học tập đã chọn bao gồm:
Lộ trình 1: Chương trình Giáo dục Quốc Gia (MOET) kết hợp với Chương trình Giáo dục Phổ thông Cambridge (CAP)
Lộ trình 2: Chương trình Giáo dục Quốc Gia (MOET) kết hợp với Chương trình Tiếng Anh Cambridge (CEP)
2. Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS – US Vietnam Talent International School: Chương trình THCS
Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS được thành lập năm 2018 và hiện tại là một trong những cơ sở giáo dục uy tín tại TP.HCM. Là thành viên của Hệ thống Giáo dục Văn Lang, UTS có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục tại Việt Nam.
Video đang HOT
Học sinh trường UTS đang trong một tiết học
Chương trình THCS tại Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS được xây dựng theo định hướng tích hợp có chọn lọc, bao gồm:
Chương trình chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tối ưu hóa.
Chương trình tiếng Anh Quốc tế – International Program.
Chương trình phát triển tài năng.
Sự kết hợp này mang đến cho học sinh nền tảng kiến thức vững chắc. Bên cạnh đó, giúp học sinh nâng cao khả năng tiếng Anh để phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả.
Mục tiêu đầu ra của chương trình THCS UTS:
Xây dựng chuẩn mực đạo đức và kỹ năng xã hội;
Phát triển năng lực tự chủ, tự học, khả năng sáng tạo;
Bằng Tốt nghiệp THCS;
Bằng IELTS học thuật 4.5 .
Dựa trên triết lý giáo dục khai phóng và kinh nghiệm chuyên môn, Trường trung học cơ sở quốc tế UTS xây dựng chương trình giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học tập trọn đời.
3. Trường Quốc tế Mỹ (The American School – TAS): Khối THCS
Trường Quốc tế TAS được thành lập từ năm 2010, là ngôi trường tư thục nhận học sinh từ cấp tuổi Mầm non đến chương trình dự bị Đại học, Lớp 12. Khối Trung học Cơ sở của trường TAS giảng dạy các học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 (trong độ tuổi 11-14).
Các bài học được xây dựng một cách thống nhất, dựa trên tiêu chuẩn xây dựng bài học của Hoa Kỳ và bám sát bộ khung Understanding by Design (UbD) format. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho học sinh những trải nghiệm học tập thú vị, ý nghĩa, luôn đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, tự định hướng và có trách nhiệm đối với những đóng góp của các em cho cộng đồng học tập chung.
Trên đây là review chất lượng 3 trường trung học cơ sở quốc tế tốt nhất TPHCM được tổng hợp lại. Hy vọng thông qua bài viết này, các bậc phụ huynh có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi lựa chọn trường cho con em mình theo học trong tương lai.
Điện thoại vào lớp học - sao phải sợ hãi?
Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT đã chính thức có hiệu lực thi hành, trong đó cho phép học sinh THCS, THPT được sử dụng điện thoại trong giờ học phục vụ việc tìm kiếm tài liệu dưới sự giám sát của giáo viên (GV).
HS Trường THPT Trần Hữu Trang (TPHCM) sử dụng điện thoại di động làm bài kiểm tra giữa kỳ theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Công Chương.
Cũng như trước đó, khi dự thảo thông tư này được công bố thì lập tức gây tranh cãi trong dư luận. Cả phụ huynh và giáo viên, thậm chí cán bộ quản lý giáo dục cũng bất đồng ý kiến. Một phía cho rằng cần tận dụng lợi thế kết nối thông tin và công nghệ để nâng chất lượng giảng dạy.
Phía còn lại phản đối vì cho rằng nguồn thông tin khổng lồ trên internet rất nguy hại với lứa tuổi học sinh bởi rất khó kiểm soát trong khi các em chưa vững vàng trong nhận thức để tự vệ. Bên nào cũng có lý và thực tế không chỉ Việt Nam mà ở các quốc gia có nền công ngệ tiên tiến cũng từng xảy ra tranh cãi tương tự và kéo dài cho đến tận hôm nay.
Nhưng có vẻ nỗi sợ hãi về những tác hại từ điện thoại đã nâng tầm cảnh giác của nhiều phụ huynh và giáo viên đến độ muốn loại trừ chúng ra khỏi môi trường giáo dục. Cảm xúc này giống như lần đầu các bậc phụ huynh sắm điện thoại cho con. Không thể không sắm vì sự cần thiết, nhưng không muốn chúng lạm dụng vì những mặt trái của nó. Vấn đề còn lại là cách kiểm soát thiết bị này.
Hãy đọc kỹ quy định tại điều 37 trong Thông tư 32, về Các hành vi học sinh không được làm: Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác; Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh; Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép...
Vậy thì có gì phải lo ngại và tranh luận. Không chỉ điện thoại mà bất cứ thiết bị nào không phục vụ học tập và không được giáo việc cho phép cũng không được sử dụng. Trong khi học sinh chưa đủ kinh nghiệm thì ở nhà phụ huynh giám sát; ở lớp học là giáo viên giám sát, cần thiết thì cấm.
Trong đà phát triển chung của xã hội, việc sử dụng các thiết bị điện tử trong giảng dạy, học tập là tất yếu. Điện thoại cũng thế, chưa bao giờ là nguyên nhân gây tác hại mà đơn thuần nó là thiết bị kết nối. Nhiều trường học có phương pháp quản lý tốt (kể cả trường công) vẫn cho học sinh dùng điện thoại lâu nay để học tập. Nhiều trường khác lo ngại và tìm được thiết bị phù hợp hơn thì vẫn đang cấm, và không vì có thông tư này mà cho sử dụng điện thoại.
Chúng ta không thể chối cãi điện thoại là thiết bị phổ biến nhất, là công cụ sử dụng nhiều nhất. Tận dụng lợi thế mà một chiếc điện thoại mang lại là việc mà hầu như ai cũng đã từng làm. Nó hiện diện trong mọi mặt đời sống xã hội, không ngoại trừ giáo dục nên cũng không thể mãi e ngại nó gây ra những tác hại đối với học sinh. Xét cho cùng trong cuộc sống có điều gì mà không có nhiều mặt. Vấn đề phải làm là tận dụng tối đa mặt tốt, hạn chế tối đa mặt xấu.
Trong câu chuyện chiếc điện thoại ở lớp học, giáo viên đã được giao trọn quyền kiểm soát, hướng dẫn. Dù muốn hay không thì đây cũng là kỹ năng cần thiết cho bất cứ học sinh nào bước chân vào đời.
iSMART tiếp tục phương pháp học tiếng Anh tích hợp ngôn ngữ và nội dung CLIL vào chương trình Phổ thông Học sinh phổ thông học tiếng Anh nếu chỉ theo phương pháp học giao tiếp thông thường, kết quả đạt được thường không cao và các em cũng bị lúng túng khi ứng dụng tiếng Anh vào ngữ cảnh thực tế. iSMART - đơn vị tiên phong về công nghệ dạy tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học thông báo tiếp tục...