Rèn kỹ năng sống
Theo Trung tâm Công tác xã hội (CTXH) TP Cần Thơ, vấn đề cốt lõi giúp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt có thể thích nghi cuộc sống, ứng phó, tự vệ trong mọi tình huống, nguy cơ là trang bị kỹ năng sống.
Vì vậy, Trung tâm chú trọng phối hợp tổ chức sinh hoạt chuyên đề giáo dục kỹ năng sống với nhiều nội dung thiết thực, phù hợp.
Trẻ chia nhóm góp ý, thảo luận các bài tập xử lý tình huống tại một buổi sinh hoạt chuyên đề.
Buổi sinh hoạt chuyên đề “Tôn trọng kỷ luật” cho trẻ tại Trung tâm CTXH thành phố diễn ra khá sôi nổi. Các em được tìm hiểu nội dung về biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng kỷ luật là tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định, phục tùng sự phân công của tập thể. ối với trẻ, cách rèn luyện là tự giác chấp hành tốt nội quy nhà trường, nề nếp gia đình, quy định xã hội.
Tham gia sinh hoạt chuyên đề “Sống chan hòa với mọi người”, trẻ tại Trung tâm tâm đắc, trao đổi, trình bày nhiều ý hay. Sau khi tìm hiểu các biểu hiện và ý nghĩa sống chan hòa cũng như rèn luyện cách sống chan hòa với mọi người, các em chia nhóm thảo luận, đưa ra giải pháp xử lý tình huống biểu hiện sống chan hòa.
Qua đó, các em thấy được lợi ích sống chan hòa, có thể tiếp thu kinh nghiệm, góp ý từ nhiều người để học hỏi và nâng cao hiểu biết bản thân. ồng thời, tự đánh giá, điều chỉnh thái độ, nhận thức, hành vi, phù hợp yêu cầu chuẩn mực xã hội.
Video đang HOT
Em Nguyễn Văn Cường bày tỏ, sống chan hòa là đoàn kết, yêu thương nhau, không gây gổ, đánh nhau. Còn em Võ Ngọc Châu cho rằng phải quan tâm, thương yêu và giúp đỡ các bạn trong Trung tâm.
ể cung cấp kỹ năng tự vệ cho trẻ, Trung tâm CTXH thành phố truyền thông giáo dục, trang bị cho các em kiến thức về Luật Trẻ em, cách phòng, tránh tai nạn thương tích, bị xâm hại, cách tự chăm sóc bản thân; giúp các em tìm hiểu về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. ặc biệt, trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát trở lại, Trung tâm thường xuyên nhắc nhở các em thực hiện giãn cách xã hội, kiểm tra thân nhiệt, mang khẩu trang…
Theo ông Nguyễn Thanh Vũ, Trưởng Phòng Tư vấn, Trung tâm CTXH thành phố, việc giáo dục kỹ năng sống vừa tạo sân chơi, giao lưu bổ ích, giúp các em tự vệ, làm chủ bản thân, thích ứng trước những tình huống khó khăn; rèn cách sống có trách nhiệm, hành vi đúng đắn, phát triển nhân cách, đạo đức trở thành công dân tốt.
Năm nay, Trung tâm tập trung triển khai các chuyên đề giáo dục về đạo đức, lối sống: sự lễ phép; lòng biết ơn; sống chan hòa với mọi người; tôn trọng kỷ luật; văn hóa ứng xử, giao tiếp, an toàn giao thông… Qua đó, giúp các em nâng cao hiểu biết, thay đổi hành vi và áp dụng vào sinh hoạt hằng ngày để có thái độ, hành vi đúng đắn khi hòa nhập cộng đồng sau này.
ể thu hút sự quan tâm của các em, Trung tâm xây dựng nội dung, hình thức sinh hoạt sinh động, dễ hiểu, dễ tiếp thu; chú trọng minh họa hình ảnh, những mẩu chuyện thực tế; phần trắc nghiệm, tình huống gần gũi, cô đọng… ặc biệt, Trung tâm hướng dẫn các em kỹ năng làm việc nhóm, biết trình bày, góp ý vấn đề, bàn bạc, thảo luận và đi đến sự thống nhất. iều đáng phấn khởi là các em dần tự tin, dạn dĩ, không rụt rè, nhút nhát nữa.
Ông Nguyễn Thanh Vũ cho biết, Trung tâm CTXH thành phố sẽ triển khai kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích. Cụ thể là phối hợp giúp trẻ học bơi để rèn luyện sức khỏe và phòng tránh đuối nước. Trung tâm kiến nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mang tính định hướng, có trọng tâm.
Các tổ chức chính trị – xã hội, nhất là oàn thanh niên hỗ trợ tổ chức các hoạt động ngoại khóa rèn kỹ năng sinh hoạt đội, nhóm và kỹ năng sống khác. Các tổ chức, cá nhân hảo tâm, đơn vị đào tạo nghề hỗ trợ vật chất, kết nối giúp trẻ có điều kiện học tập, ổn định việc làm để tự nuôi sống bản thân sau này.
Cần tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho trẻ em
Đây là phát biểu của ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em tại Hội nghị lần thứ 5, khóa VIII của Hội đồng Đội Trung ương vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Phong trào đổi đã có nhiều đổi mới để thu hút thiếu nhi tham gia
Theo Báo cáo đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ công tác Đội và phong trào thiếu nhi giai đoạn 2018-2023, công tác Đội và phong trào thiếu nhi thời gian qua đã có bước phát triển mới, phù hợp với xu hướng phát triển của thiếu nhi và xã hội. Nhiều đơn vị đã có sự chủ động, cụ thể hóa thành các phong trào, phần việc cụ thể với nhiều cách làm sáng tạo, bước đầu tạo được chuyển biến tích cực trong các cơ sở Đội, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.
Nhiều phong trào, hoạt động của Đội thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.
Điểm mới trong công tác chỉ đạo từ đầu nhiệm kỳ là thiết kế nhóm các chương trình, phong trào, kế hoạch lớn xoay quanh "5 điều Bác Hồ dạy", tạo chuyển biến trong tổng thể chung từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Cùng với đó, nhiều chủ trương, việc cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022 được các cấp Đội thực hiện quyết liệt từ đầu nhiệm kỳ đã tạo nên sự chuyển biến tích cực cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
Phong trào "Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy" được các liên đội tập trung triển khai với nhiều nội dung phong phú, hình thức sáng tạo. Các cấp bộ Đoàn, Đội có sự chủ động hơn trong vận động nguồn lực, đồng hành chăm lo cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Với vai trò là tổ chức đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức được nhiều hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, được cộng đồng, xã hội ghi nhận... Công tác xây dựng Đội đã được chú trọng, mô hình Liên đội 3 tốt được triển khai tại nhiều đơn vị. Việc phát triển và nâng cao chất lượng đội viên được các cấp bộ Đoàn, Đội được quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
Trước tình trạng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em đang diễn biến phức tạp, các cấp bộ Đoàn đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, trang bị kiến thức phòng, chống xâm hại trẻ em cho đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách Đội, cán bộ phụ trách thiếu nhi và thiếu nhi; lồng ghép các chuyên đề về phòng chống xâm hại trong các hoạt động Hè như: các trại Hè kỹ năng, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt Hè trên địa bàn dân cư.
Thời gian qua, các cấp bộ Đoàn cũng đã phối hợp với ngành LĐ-TB&XH các cấp nắm bắt, kịp thời lên tiếng trước các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em; tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Hãy lên tiếng" nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về phòng, chống xâm hại trẻ em. Điển hình như mô hình "Hội đồng trẻ em" giai đoạn 2017 - 2020 được triển khai thí điểm hiệu quả.
Sau gần ba năm triển khai, từ 5 mô hình thí điểm ban đầu tại các tỉnh, thành phố: Yên Bái, Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay mô hình này đã phát triển được 14 mô hình Hội đồng trẻ em cấp tỉnh, 11 mô hình Hội đồng trẻ em cấp huyện...
6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 160 vụ đuối nước
Qua bản dự thảo tổng hợp, báo cáo về tình hình trẻ em 6 tháng đầu năm 2020 từ 53/63 tỉnh, thành phố cho thấy tình trạng đuối nước, tai nạn, thương tích và xâm hại trẻ em còn diễn biến phức tạp. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Hội đồng Đội T.Ư nhận được 289 báo cáo của các tỉnh, thành đoàn phản ánh về các vụ việc liên quan đến trẻ em, trong đó, có 160 vụ đuối nước, 52 vụ tai nạn thương tích, 77 vụ xâm hại trẻ em.
Trẻ em cũng kiến nghị nhiều đề xuất, nguyện vọng liên quan đến học tập, bảo vệ, chăm sóc và vui chơi, giải trí. Về học tập, do tỉnh hình dịch bệnh COVID -19 đang diễn biến phức tạp, thời gian nghỉ học kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập. Vì vậy, các em mong muốn các cấp, ngành tổ chức các khóa học trực tuyến miễn phí học tập tại nhà. Bên cạnh đó, nhiều em mong muốn được giảm tải việc học, nhất là học thêm để các em có thêm thời gian được vui chơi, giải trí. Các em cũng đề xuất các cấp, ngành hỗ trợ học phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế không ổn định, bố mẹ phải đi làm ăn xa, học sinh người dân tộc thiểu số để các em có cơ hội được đến trường.
Ông Nguyễn Thứ Mười, Hiệu trưởng trường Đội Lê Duẩn cho rằng, năm học 2019-2020 ghi nhận sự nỗ lực, sáng tạo rất lớn của Hội đồng Đội T.Ư. Đây là năm học đặc biệt, vì tình hình dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp nhưng Hội đồng Đội đã thiết kế, tổ chức được nhiều sân chơi hấp dẫn, thiết thực thu hút hàng triệu học sinh từ khắp mọi miền Tổ quốc tham gia. Tiêu biểu như cuộc thi: Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ.
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em cho rằng, cần tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho trẻ em trong phòng chống xâm hại, tai nạn, thương tích... Bên cạnh đó, trang bị kiến thức, kỹ năng về công dân số, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Theo ông Nam đây là vấn đề rất quan trọng trong thời đại công nghệ, internet lên ngôi. "Để công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ em đạt hiệu quả, cần tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. Các em cần được tạo điều kiện để thực hành quyền trẻ em, bổn phận của trẻ em đã quy định rất rõ trong Luật trẻ em", ông Nam nhấn mạnh.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh - Trường công, tư đều vào cuộc Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự an toàn, tâm lý của trẻ. Bởi vậy, trong những năm qua, các trường học trên địa bàn tỉnh đã tập trung nhiều giải pháp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường mình. Nhân viên Công ty CP Giáo dục sáng tạo Hạ Long...