Rau lang tốt nhưng nhớ kỹ những điều này kẻo hại sức khỏe
Rau lang có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu dùng không đúng cách loại rau này cũng có thể gây hại.
Thông thường, người ta trồng khoai lang để lấy củ và nhiều người vẫn cho rằng rau khoai lang (rau lang) là loại rau xanh rẻ tiền, ít dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại rau này ngày càng được ưa chuộng nhờ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
Ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ
Chất lutein và zeaxanthin có trong rau lang đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Các nghiên cứu và bằng chứng thực nghiệm cho thấy, lutein từ rau lang giúp giảm lượng cholesterol xấu trong thành động mạch một cách rõ rệt.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Lá rau lang có tác dụng giảm đường huyết vì ở phần đọt rau có chứa một chất gần giống insulin (lưu ý lá già không có chất này). Vì thế, bệnh nhân tiểu đường có thể tìm mua đọt rau khoai lang non để ăn.
Nhuận tràng, phòng ngừa bệnh táo bón
Rau lang giàu chất xơ, giúp nhuận tràng. (Ảnh minh họa)
Không chỉ củ khoai lang mà ăn rau khoai lang cũng có thể giúp chữa táo bón hiệu quả. Lý do là bởi rau lang rất giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa. Hơn nữa chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón.
Giảm cân, chống béo phì
Cũng vì rau lang chứa nhiều chất xơ, lại ít năng lượng nên khi ăn sẽ tạo cảm giác no lâu. Sau khi ăn rau khoai lang bạn sẽ quên đi cảm giác đói, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Giảm buồn nôn, ốm nghén
Vitamin B6 trong rau lang có tác dụng giảm buồn nôn (do ốm nghén) hoặc bị nôn ọe, ăn uống không ngon, chán ăn đối với thai phụ trong thời kỳ đầu.
Ngăn ngừa viêm khớp, thấp khớp
Video đang HOT
Rau khoai lang rất tốt cho người bị đau nhức xương khớp. (Ảnh minh họa)
Rau lang chứa beta cryptoxanthin, có tác dụng ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễn mạn tính như thấp khớp, viêm khớp. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch. Nếu bị đau nhức xương khớp, bạn có thể ăn rau khoai lang, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Giúp đẹp da, sáng mắt
Trong 100g rau lang có chứa 11mg vitamin C, chất giúp tạo ra collagen giúp giữ cho làn da luôn căng bóng, tươi trẻ.
Ngoài ra trong rau lang có chứa beta carotene, lutein và zeaxanthin giúp chúng ta duy trì đôi mắt sáng và khỏe mạnh. Lutein và zeaxanthin là các dưỡng chất phân bố rộng rãi trong các mô tế bào thần kinh mắt, đặc biệt tập trung ở khu vực điểm vàng của võng mạc. Chúng làm nhiệm vụ lọc ánh sáng xanh gây hại cho mắt đồng thời có khả năng ngăn chặn quá trình ôxy hoá ở các cơ thần kinh mắt.
Thanh nhiệt, giải độc
Theo y học cổ truyền, rau khoai lang không độc, tính bình, vị ngọt vì thế đem luộc hoặc nấu canh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho người đang bị nhiệt, nóng trong hoặc dùng trong những ngày trời nắng nóng.
Ngăn ngừa ung thư
Lượng vitamin K có trong rau lang có tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt, mũi, miệng, dạ dày và các bệnh tim mạch. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân ung thư gan bổ sung đủ vitamin K mỗi ngày thì chức năng gan được cải thiện thấy rõ.
Chữa yếu sinh lý
Nam giới có thể tăng cường “bản lĩnh đàn ông” với món rau lang xào tỏi chung với hành tây, tôm hoặc thịt bò, thịt gà. Mỗi tuần ăn 2 lần.
Chống lại sự oxy hóa
Các nghiên cứu chỉ ra trong rau khoai lang có chứa một loại protein có khả năng chống lại sự oxy hóa đáng kể. Loại protein này có khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione, một trong những chất quan trọng có vai trò trong việc tạo các chất chống oxy hóa trong cơ thể.
Rau lang dù tốt nhưng có những lưu ý bạn cần nhớ khi sử dụng để không gây hại cho cơ thể
Nếu muốn nhuận tràng nên ăn rau khoai lang luộc chín, không nên ăn sống.
- Nên ăn kèm rau lang với đạm động vật để cân bằng dinh dưỡng.
-Không ăn quá nhiều và thường xuyên bởi rau lang chứa nhiều canxi, dễ gây sỏi thận.
-Không ăn rau lang khi đói vì có thể khiến lượng đường huyết giảm xuống thấp hơn.
-Nếu muốn nhuận tràng thì nên ăn rau lang luộc chín, không nên ăn sống vì có thể phản tác dụng là gây táo bón.
- Những người bị thấp trệ, tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp… không nên ăn rau lang kẻo làm cho tình trạng thêm nghiêm trọng.
Loại rau "quê mùa" chỉ cho lợn ăn này không ngờ bổ gấp 5-10 lần củ khoai lang: Rất tốt nhưng khi ăn cần nhớ vài điều kẻo "sinh bệnh"
Theo Đông y, rau khoai lang có tính bình, vị ngọt, ích khí hư,... được coi như một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như cam thử, phiên chử.
Củ khoai lang từ lâu đã được khoa học đánh giá như một thực phẩm vừa dân dã vừa có lợi cho sức khỏe. Nhưng có lẽ ít người biết rằng, rau khoai lang còn chứa nhiều dinh dưỡng hơn cả củ. Thế nhưng, loại rau này ở nhiều vùng quê Việt được bán với giá rất rẻ, có nơi còn đem làm thức ăn nuôi heo.
Tờ Ettoday của Đài Loan từng đưa ra nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá khoai lang có hàm lượng vitamin B6 cao gấp 3 lần, vitamin C 5 lần, vitamin B2 10 lần so với củ khoai lang thông thường. Do vậy, xét về độ dinh dưỡng, rau khoai lang còn vượt qua cả củ khoai, cùng bông cải xanh, quả chuối, quả bơ...
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Rau khoai lang còn có tên gọi khác là rau lang được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên nước ta. Theo Đông y, rau khoai lang có tính bình, vị ngọt, ích khí hư,... được coi như một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như cam thử, phiên chử. Loại rau này có tác dụng chữa tỳ hư, kém ăn, thanh nhiệt, giải độc...
Những lợi ích sức khỏe đã được công nhận của rau khoai lang
- Thanh nhiệt, giải độc:
Rau khoai lang có tính bình, vì thế món rau khoai lang luộc hoặc nấu canh có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Đặc biệt tốt cho những người đang bị nhiệt hoặc tốt trong những ngày trời nắng nóng.
- Giúp nhuận tràng:
Theo lương y Sáng, rau lang có vị ngọt, mát, đặc biệt chứa nhiều chất xơ nên khi được chế biến đơn giản bằng phương pháp luộc có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hoá rất tốt.
Rau lang có vị ngọt, mát, đặc biệt chứa nhiều chất xơ.
- Chữa yếu sinh lý cho nam giới:
Nam giới có thể sử dụng món rau lang xào tỏi chung với hành tây, tôm hoặc thịt bò, thịt gà 2 lần mỗi tuần, như vậy sẽ rất có lợi trong việc tăng cường sinh lý.
- Chữa viêm khớp, thấp khớp:
Rau khoai lang có chứa beta cryptoxanthin - chất này có tác dụng ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễn mạn tính như thấp khớp, viêm khớp. Đặc biệt, có tác dụng tăng cường được độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Nếu đang bị đau nhức xương khớp, bạn có thể ăn rau khoai lang, có tác dụng trị bệnh hiệu quả.
- Ngừa bệnh ung thư:
Nhờ chứa nhiều vitamin K, rau khoai lang có tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt, mũi, miệng, dạ dày và các bệnh tim mạch. Thậm chí, đã có nghiên cứu chứng minh những bệnh nhân ung thư gan nếu bổ sung đủ vitamin K mỗi ngày sẽ khiến chức năng gan được cải thiện hơn.
Rau lang rất tốt nhưng trước khi ăn cần nhớ những lưu ý này
Lương y Sáng đánh giá rau lang là loại rau ngon, lành tính, có nhiều tác dụng với cơ thể nhưng không phải thực phẩm có thể ăn tuỳ tiện, khi ăn nên biết những lưu ý sau đây để tránh gây hại cho cơ thể.
- Không nên ăn rau lang sống vì có thể gây táo bón, khó tiêu. Đặc biệt không nên ăn rau khoai lang lúc đói vì sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể giảm xuống thấp hơn.
Không nên ăn rau lang sống vì có thể gây táo bón, khó tiêu.
- Khoai lang rất tốt nhưng tránh ăn quá thường xuyên, chỉ nên ăn 2 lần/tuần. Ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận vì loại rau này chứa nhiều canxi.
- Rau khoai lang nên được ăn kèm với thực phẩm chứa đạm động vật để giúp cân bằng thành phần dưỡng chất.
- Các trường hợp thấp trệ, tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp... không nên ăn rau khoai lang kẻo làm cho tình trạng thêm trầm trọng.
Sai lầm khi ăn khoai lang khiến kế hoạch giảm cân bị "phá sản" Khoai lang vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa là vị thuốc với một số người. Nhưng riêng với các trường hợp bị tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp... thì được khuyến cáo nên hạn chế ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai lang là sự lựa chọn số một cho những người muốn giảm cân bởi năng lượng có...