Rau, hoa Đà Lạt trong mùa dịch COVID-19
Dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp đã tác động trực tiếp tới các gia đình sản xuất rau, hoa tại tỉnh Lâm Đồng. Giá cả xuống thấp kéo dài, đẩy người nông dân vào cảnh khó khăn chồng chất.
Bà Phạm Thị Thủy (SN 1963), ngụ thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, nơi chuyên canh các loại rau lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, nhìn vườn bắp sú đang chuyển sang già mà vẫn chưa tìm được thương lái tới mua. Theo bà Thủy, từ trước Tết Nguyên đán 2020 tới nay, giá bắp sú luôn dao động ở mức rất thấp, nay chỉ còn 500 đồng/kg.
Đổ đồng, thương lái chỉ mua với giá 1.000 đồng/gốc nhưng vẫn rất khó bán. Hai tuần qua, bà Thủy đã gọi cho nhiều đầu mối chuyên thu mua nông sản trên địa bàn để bán tháo 3.000m2 bắp sú này nhưng vẫn chưa có người mua. Cách gia đình bà Thủy không xa, hộ anh Nguyễn Văn Nam (SN 1986) cũng đang lâm vào cảnh tương tự.
Dịch COVID-19 khiến các loại rau, hoa Đà Lạt bị ảnh hưởng nặng nề.
Gọi mãi chẳng có ai tới cắt, để kéo dài thời gian của loại rau này chờ cơ hội lên giá sẽ có người mua, vợ chồng anh Nam buộc phải thực hiện theo cách truyền thống, đó là bẻ gãy khoảng 70% gốc cây bắp sú cho nằm dạt xuống mặt đất để cây phát triển chậm lại. Với giá bán chỉ 1.000 đồng/gốc, người trồng sú ở Lâm Đồng chấp nhập thua lỗ mỗi gốc khoảng 1.000 đồng.
Ông Đỗ Văn Hòa (SN 1978, ngụ tại xã Trạm Hành, TP Đà Lạt) cho biết, trước Tết Nguyên đán 2020, ớt chuông (ớt ngọt) giá bán tại vườn gần 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi Trung Quốc bùng phát dịch COVID-19 lập tức giá loại nông sản này “lao dốc”, nay chỉ còn 5.000 đồng/kg nhưng thương lái thu mua với số lượng hạn chế vì tiêu thụ rất chậm.
Ông Võ Văn Toản, một người chuyên thu mua nông sản Đà Lạt vận chuyển đi TP Hồ Chí Minh tiêu thụ và xuất khẩu sang Campuchia cho biết, hiện rất khó đưa hàng sang Campuchia do hai nước siết chặt kiểm soát, đóng cửa biên giới để phòng chống dịch COVID-19. Thị trường tiêu thụ trong nước cũng chậm hẳn lại do tâm lý người dân hạn chế ra ngoài, nhiều hàng ăn, quán nhậu đóng cửa khiến cho việc tiêu thụ nông sản giảm mạnh.
Không chỉ rau, củ, quả, người sản xuất hoa tại Lâm Đồng cũng đang chịu chung cảnh giá cả xuống thấp.
Hiện nay, thương lái chỉ mua hoa hồng loại 1 với giá cao nhất là 500 đồng/bông, bằng 1/3 so với thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh COVID-19. Hoa loại hai gần như nhà vườn phải cắt bỏ vì không bán được. Với giá như trên, người trồng hoa hồng như ông Hùng xác định thua lỗ nặng vì phải gánh nhiều chi phí như phân bón, thuốc trừ sâu, điện, nước tưới, nhân công lao động…
Anh Đỗ Văn Ngọc (SN 1983), Đa Thiện, TP Đà Lạt cho biết, vụ hoa cúc vừa rồi, gia đình anh đầu tư gần 40 triệu đồng trồng 2.000m2 trong nhà kính. Nếu giá hoa bình ổn thông thường, anh Ngọc dự kiến sẽ có lãi ít nhất 30 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thời điểm hoa của gia đình anh Ngọc được thu hoạch cũng là lúc dịch COVID-19 bùng phát mạnh, tác động tiêu cực tới tâm lý người dân và thị trường tiêu thụ. “Bán tháo cả vườn hoa cúc, vợ chồng tôi mắn hơn nhiều hộ khác là thu hồi được vốn sau hơn 3 tháng. Chỉ chịu lỗ công đầu tư, chăm sóc vườn hoa!…”, anh Ngọc nói.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn nhất do thị trường chịu sự tác động tiêu cực của dịch COVID-19 vẫn có những gia đình bình ổn được giá cả các loại nông sản, đảm bảo vẫn có lời. Đó là những hộ tham gia vào sản xuất liên kết theo chuỗi cung ứng trên thị trường.
Gia đình ông Lê Công Thôn, ngụ tổ 34, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng là một trong những trường hợp điển hình. Ông Thôn cho biết: “Nếu trồng theo hướng tự phát, người nông dân phụ thuộc vào thương lái, không chủ động với thành quả từ lao động của mình. Thương lái mua giá thấp và bán giá cao, nếu xảy ra rủi ro, người nông dân sẽ là người chịu thiệt nhiều hơn!.., ông Thôn nói.
Năm 2009, ông Thôn là một trong những nông hộ đầu tiên tham gia liên kết sản xuất giữa nông dân và một doanh nghiệp lớn trên địa bàn huyện Đức Trọng.
Ông Thôn đánh giá: “Liên kết sản xuất là tương lai của người nông dân bởi tham gia liên kết, người nông dân được hưởng lợi tốt nhất cho sản phẩm của mình. Người nông dân chỉ việc trồng theo kế hoạch của nhà tiêu thụ, giá cả tốt nhất, được chia sẻ lợi nhuận và chia sẻ cả rủi ro!..”. Liên kết sản xuất có thêm điểm lợi nữa là doanh nghiệp tiêu thụ có thể yên tâm đầu tư máy móc phục vụ sơ chế, chế biến sau thu hoạch, giảm thất thoát nông sản, điều rất khó làm với từng nông hộ đơn lẻ.
Do đó, trong dịch COVID – 19 này, nông sản của gia đình ông Thôn vẫn được công ty thu mua đều đặn với giá cao, không phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Hiện trung bình mỗi năm, gia đình ông Lê Công Thôn cung cấp cho doanh nghiệp liên kết xấp xỉ 1.000 tấn nông sản, doanh thu đạt 3 tỷ đồng/năm.
Khắc Lịch
Độc chiêu mùa dịch, tiết kiệm hàng triệu nhờ mẹo tiêu tiền mới
Mỗi lần thanh toán được giảm 10%, nhiều người dùng có thể tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi tháng nhờ biết cách sử dụng các ví điện tử.
Đi chợ không tiền mặt
Vừa mua hết hơn 500.000 đồng nhiều sản phẩm tiêu dùng tại một cửa hàng đồ Nhật, chị Nguyễn Ngọc Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) chọn ngay hình thức quét mã QR code trên điện thoại di động để thanh toán. Với mỗi hoá đơn, chị được giảm tối đa 10%, tương đương 50.000 đồng. Hơn 1 tháng nay, số tiền chị tiết kiệm cũng lên tới hàng trăm nghìn đồng nhờ cách thanh toán mới mẻ này.
Theo chị Mai, từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thanh toán không tiền mặt được các cửa hàng, siêu thị khuyến khích người mua hàng sử dụng. Người tiêu dùng cũng bắt đầu quen với việc giơ điện thoại để quẹt thanh toán thông qua các ví điện tử bởi sự tiện lợi cũng như ưu đãi từ đơn vị bán hàng.
"Từ ngày biết đến lợi ích của ví điện tử, mình luôn cài 3-4 ví trong điện thoại để tiện khi thanh toán. Vừa tiện lợi khi không phải mang tiền mặt, lại vừa được ưu đãi hấp dẫn. Việc không sử dụng tiền mặt sẽ hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh", chị cho hay.
Nở rộ thanh toán không tiền mặt
Chị Nguyễn Thuý Ngân (KĐT Linh Đàm, Hà Nội) cho hay, từ khi cài ví điện tử, chị sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ví ngày càng nhiều, như mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn; nạp thẻ cào điện thoại, đóng tiền điện, điện thoại cà thẻ qua POS đóng học phí cho con,...
Công nghệ này còn có ý nghĩa đặc biệt trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra. Thanh toán không tiếp xúc sẽ làm giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm virus thông qua vật trung gian như tiền mặt, thậm chí thẻ ngân hàng.
"Dịch bệnh như hiện nay ai cũng tránh xếp hàng để thanh toán hoá đơn, sử dụng ứng dụng là giải pháp hạn chế đi ra ngoài, vừa nhanh chóng vừa đảm bảo an toàn. Chỉ cần dùng điện thoại quét trong vài giây là có thể thanh toán thành công tại các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng,... tôi không phải cầm tiền mặt nữa", chị chia sẻ.
Một số bạn bè của chị Ngân cũng là nhân viên văn phòng lứa tuổi 25-35 đang dùng ví điện tử như Momo, VPPT pay, Airpay,... để chi tiêu tại các quán cà phê, nhà hàng, giao thông đi lại, xem phim, đặt phòng du lịch, mua hàng online,... "Họ khoe dùng ví điện tử có nhiều cơ hội mua được dịch vụ giá rẻ, ưu đãi hoặc khuyến mãi, nhiều khi giá chỉ còn 10% so với mua bằng tiền mặt", chị nói thêm.
Thậm chí, nhiều người có thói quen chi tiêu tiết kiệm hơn bởi chỉ cần nạp một số tiền nhất định vào ví để chi tiêu khi cần thiết. Ngoài ra, ví điện tử còn có chức năng quản lý chi tiêu, giúp người dùng theo dõi mức chi tiêu từng tháng để điều chỉnh hợp lý.
Cuộc đua chăm sóc người dùng
Việc sử dụng ví điện tử giúp khách hàng hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tiền mặt, hoá đơn,... giữa mùa dịch Covid-19. Để khuyến khích người dùng, các ví điện tử đã liên kết với siêu thị, nhà hàng, khách sạn, shop thời trang,... để tung ra hàng chục ưu đãi mỗi ngày. Khách hàng có thể nhận ưu đãi từ 30-50% khi mua sắm qua các ví điện tử.
Chị Phạm Thu Hải, đại diện Bếp Ông ngoại cho hay, thời gian gần đây cửa hàng đẩy mạnh thanh toán trực tuyến và qua ứng dụng ví điện tử. "Tôi cho rằng thanh toán online khá văn minh và có nhiều lợi ích", chị cho hay.
Đại diện VNPT Pay nhận xét, không chỉ giúp thanh toán các dịch vụ viễn thông, ứng dụng còn được sử dụng để trả hóa đơn điện, nước, cước viễn thông, mua vé tàu xe, vé xem phim, đặt phòng khách sạn, thanh toán học phí,... Khách hàng có thể đặt thanh toán tự động cho các hóa đơn cơ bản hàng tháng, không lo lỡ kỳ cước, quản lý chi tiêu đơn giản và tiện lợi.
Ví điện tử nở rộ thu hút người dùng
Một năm trước, khi Samsung đưa ứng dụng Samsung Pay vào Việt Nam thông qua thế hệ điện thoại mới của hãng, người tiêu dùng Việt hết sức ngạc nhiên với hình thức thanh toán một chạm nên tò mò dùng thử.
Đến nay, lĩnh vực này đang thực sự bùng nổ với hàng chục ứng dụng. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đơn vị trung gian thanh toán điện tử, tạo nên sự cạnh tranh cao cho sân chơi này.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, có khoảng 30 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam như Napas, Momo, Airpay, Payoo, VNPT Pay, Mobi Vi, Bảo Kim, Vimo, Moca, Ngân lượng, Viettel Pay, Zalo Pay,... Người dùng nạp tiền vào ví hoặc kết nối ví với thẻ ngân hàng để thanh toán các sản phẩm, dịch vụ.
Các công ty phát triển ví điện tử cho rằng, khi điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam đi lên, và các thành phần trong hệ sinh thái thanh toán dần hoàn chỉnh (ngân hàng, các công ty fintech,... ), thì thanh toán di động (mobile payment) cũng sẽ phát triển mạnh mẽ.
Công nghệ Big data kết hợp AI nhằm phân tích, đánh giá và giúp ngăn chặn tự động, kịp thời các giao dich có dấu hiệu lừa đảo, gian lận tài chính (Fraud Detection). Từ đó giảm thiểu các gian lận, rủi ro trong thanh toán cho khách hàng.
Bên cạnh đó, công nghệ thanh toán không tiếp xúc như QR Code, NFC, Sonic giúp cho thao tác thanh toán của khách hàng trở nên dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn và bảo mật. Công nghệ này còn có ý nghĩa đặc biệt trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra. Thanh toán không tiếp xúc sẽ làm giảm tối đa nguy cơ bị lây nhiễm virus thông qua vật trung gian như tiền mặt hoặc thậm chí thẻ ngân hàng.
Kết quả Khảo sát Tiêu dùng toàn cầu năm 2019, do PwC công bố gần đây, chỉ ra rằng tại các nền kinh tế mới nổi, thanh toán di động ở các cửa hàng đang tăng lên. Trong đó, Việt Nam chứng kiến mức tăng lớn nhất, đạt tới 61% trong một năm qua, tiếp theo là Trung Đông với 45%, trên mức tăng tổng thể toàn cầu là 24% năm qua.
Mặc dù niềm tin đối với thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt tuyệt đối và nền tảng thương mại điện tử còn non trẻ ở Việt Nam, nhưng với mục tiêu giảm giao dịch bằng tiền mặt, đưa tỷ lệ 90% về 10% vào năm 2020, thị trường trong nước đã tạo ra một làn sóng mới về cuộc đua phát hành thẻ tín dụng, ví điện tử.
Duy Anh
Cao điểm mùa dịch, hàng hóa tại Hà Nội dồi dào, dân không cần tích trữ Người dân không cần tích trữ lương thực, hệ thống các siêu thị trên địa bàn thành phố đã dự trữ nguồn thực phẩm đủ để cung ứng cho Hà Nội. Để kiềm chế, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên toàn quốc, theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ...