Rau dại đắt gấp 2-3 lần rau sạch vẫn được dân Hà thành tranh nhau mua
Các loại rau như rau dền cơm, rau sam, rau tầm bóp,…là rau mọc dại nhưng nay được nhiều người lùng mua dù giá đắt gấp đôi, gấp ba các loại rau thông thường
Hớn hở vì mua được mớ rau sam chỉ 20.000 đồng, chị Trần Thuỷ (Cổ Nhuế, Hà Nội) kể, sáng nay chị đi thể dục sớm, lúc về ghé qua chợ tạm gần nhà thấy còn mớ rau sam nên chị mua ngay.
“Hồi nhỏ tôi vẫn hay đi mót rau sam về ăn, rau thường mọc dại ở trong vườn, chỗ đất trống. Rau sam lành, sạch, ăn mát nhất là trong những ngày hè như thế này song ở Hà Nội không phải lúc nào cũng có rau sam để mua. Hơi tiếc là người bán chỉ còn hơn 6 lạng rau”, chị Thuỷ nói.
Rau mọc dại được nhiều người ưa thích vì lành, mát. Ảnh Hà An
Còn chị Thanh Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, lo ngại rau nhiễm hoá chất nên vài năm nay gia đình chị chuyển sang ăn rau dại nhiều hơn.
“Nhà tôi thường mua rau ăn lá ở trong siêu thị, còn đi chợ chỉ mua các loại củ quả như bí xanh, bí đỏ, khoai lang, cà chua và rau dại, rau rừng”, chị Huyền nói.
Theo chị Huyền, các loại rau như rau tầm bóp, rau dền, rau sam… là rau mọc tự nhiên ở những khu đất hoang nên không lo về vấn đề thuốc trừ sâu như các rau khác. Tuy nhiên, rau dại khá hiếm và đắt do nhiều người thích. Vì thế chị phải dặn các bà bán rau lúc nào có họ sẽ giữ lại cho.
Chị Hà bán rau tại chợ Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, các loại rau dại bao giờ cũng hết hàng sớm.
“Tôi bán mấy loại rau gồm rau dền cơm, rau bí, rau khoai, rau sam nhưng mới đầu buổi sáng 20kg rau dền cơm, gần chục kg rau sam đã hết sạch, chỉ còn rau bí, rau khoai thôi. Tất cả đều là rau của nhà, nhưng rau sam, rau dền cơm là rau mọc dại nên họ vẫn thích hơn. Giờ người sành ăn họ chỉ thích mua rau dại này thôi vì đây là rau sạch. Những loại rau này mọc tự nhiên, không phun thuốc trừ sâu, kích thích hay phân bón gì cả”, chị Hà nói.
Mỗi kg rau dền cơm, rau sam chị bán với giá 30.000- 35.000 đồng/kg. So với nhiều loại rau khác thì những loại rau dại này có giá đắt gấp đôi, gấp ba. Mỗi phiên chợ, nhờ bán rau dại, chị kiếm được cả triệu đồng.
Theo chị Hà, rau dại đắt vì hiếm. Để kiếm được chừng ấy rau không hề đơn giản nên cứ một tuần chị mới hái rau dại mang ra chợ bán một lần.
“Ở chợ này chỉ có vài người bán rau dại mà cũng thi thoảng mới có. Nhiều khách ăn quen toàn dặn tôi khi nào có rau thì gọi cho họ trước nên nhiều hôm hái rau chỉ đủ mang trả khách”, chị Hà cho hay.
Tương tự, chị Yến, bán rau tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, rau dại giờ là hàng hiếm, các bà nội trợ tranh nhau mua. Thỉnh thoảng chị mới nhập được một ít rau tầm bóp, rau dền cơm, rau má…của người thân ở Hoài Đức. Theo chị Yến, các loại rau dại dễ ăn, lạ miệng, tốt cho sức khỏe, nấu canh mùa hè giải nhiệt rất mát.
Video đang HOT
Không chỉ có những loại rau kể trên, thời gian qua, nhiều chị em còn “bạo tay” chế biến cả rau xuyến chi là loại cây dại mùi vị rất hắc. Lá, ngọn của của cây xuyến chi dùng luộc, xào tỏi, nấu canh… nhưng cũng không có nhiều người dám thử.
Mách bạn cách phân biệt kem Tràng Tiền thật - giả dễ dàng và nhanh nhất
Trên thị trường xuất hiện nhan nhản các loại kem có in chữ Tràng Tiền nhái với sản phẩm kem Tràng Tiền chính gốc. Điều này gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho người tiêu dùng.
Dưới đây sẽ là cách để phân biệt được thật giả kem Tràng Tiền nhanh và dễ dàng nhất cho chị em.
Kem Tràng Tiền là thương hiệu nổi tiếng ở Hà Nội. Không chỉ là món giải nhiệt ngày hè mà đây còn là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực của đất Hà Thành.
Tuy nhiên, trên thị trường lại xuất hiện rất nhiều sản phẩm kem có in chữ Tràng Tiền gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho người tiêu dùng.
Mặc dù công ty kem Tràng Tiền chính gốc đã làm việc với các cơ quan chức năng để có những biện pháp tích cực nhưng cho đến thời điểm này vẫn còn nhiều loại kem Tràng Tiền nhái được bày bán nhan nhản trên thị trường.
Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, chị em nên biết cách phân biệt để tránh mua phải loại kem Tràng Tiền giả.
Dựa vào cách in trên bao bì của sản phẩm
Hộp kem Tràng Tiền thật (trên) và sản phẩm nhái (dưới).
Để phân biệt kem Tràng Tiền thật, chị em nên căn cứ vào cách in trên bao bì của sản phẩm. Vì các công ty hay doanh nghiệp nhỏ lẻ thì ngày sản xuất được in bằng máy thường hoặc thủ công sẽ hay xảy ra sai lệch.
Trong khi đó, với kem Tràng Tiền chính hiệu sẽ được đóng bao bì theo quy trình tiêu chuẩn nên ngày sản xuất theo số máy nhảy tự động sẽ đảm bảo độ chính xác và không có trường hợp đóng nhầm hoặc in nhầm.
Ngoài ra, các sản phẩm kem Tràng Tiền giả, nhái, kém chất lượng thường in tên công ty rất nhỏ trên bao bì, nhưng chữ "Tràng Tiền" sẽ in rất to nhằm đánh lạc hướng và tạo sự nhầm lẫn cho khách hàng.
Bao bì đóng gói từng chiếc cho kem Tràng Tiền thật.
Mặt khác do sản xuất tư nhân nhỏ lẻ nên túi đựng của kem Tràng Tiền giả cũng là loại túi thủ công, đặt bao bì (túi hở) bên ngoài về, sau đó cho kem vào rồi dán hoặc hàn một đầu lại giống như dán giấy bóng kín.
Còn kem que Tràng Tiền thật bán tại các đại lý trên toàn quốc đều có bao bì đóng gói từng chiếc. Riêng kem trần (không có vỏ bọc) chỉ được bán tại số 35 Tràng Tiền - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Dựa vào logo sản phẩm
Để giúp khách hàng nhận biết hàng thật, hàng nhái, theo bà Nguyễn Hồng Mai, phụ trách truyền thông cho biết, kem của CTCP Tràng Tiền chỉ có tên duy nhất là "kem Tràng Tiền", không có bất cứ số hay chữ đứng trước hoặc đứng sau. Dưới thương hiệu "kem Tràng Tiền" đều được đăng ký rõ ràng về các chỉ tiêu kỹ thuật, hàm lượng nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, hướng dẫn sử dụng với đăng ký bao bì rõ ràng.
Tại các cửa hàng sản phẩm kem đều có giấy chứng nhận do công ty đóng dấu và có logo hình kem ốc quế, dưới là số 1958 (Kem Tràng Tiền - since 1958). Logo cũng luôn có một dải uốn dọc màu nâu có cụm từ "KEM TRANG TIEN" màu trắng, kèm theo hình cây kem với các màu vàng, đỏ, trắng, nâu, đen. Tất cả được thể hiện trong một hình tròn với các màu đỏ, da cam, vàng, trắng.
Mẹo nhỏ: Chị em chỉ cần nhìn xem trên bao bì sản phẩm, nếu không có dòng chữ gồm 3 chữ "Kem Tràng Tiền" đi liền nhau thì chắc chắn đó không phải là Kem Tràng Tiền chính gốc.
Logo của kem Tràng Tiền chính hãng dạng que được đặt trên cùng, bên dưới là dòng chữ bản quyền "Kem Tràng Tiền" và vị kem được đặt ở dưới cùng. Ảnh: Công ty cổ phần kem Tràng Tiền.
Với dạng kem hộp logo sản phẩm sẽ được in ở bên phải, song song với dòng chữ bản quyền "Kem Tràng Tiền" và vị kem sẽ được đặt ở bên dưới. Ảnh: Công ty cổ phần kem Tràng Tiền.
Còn kem Tràng Tiền giả chị em có thể phát hiện nhanh chóng bằng cách nhận biết theo dấu hiệu logo sản phẩm như trên.
Bởi vì, việc in liền 3 chữ "Kem Tràng Tiền" đã được bảo hộ bản quyền tổng thể theo luật sở hữu trí tuệ. Nếu in 3 chữ "kem Tràng Tiền" liền nhau sẽ vi phạm luật nên nhiều địa chỉ làm giả chỉ có thể ghi tên kem đậu xanh hay kem cốm,... rồi ghi tên công ty Tràng Tiền.
Mặt khác, chị em cũng lưu ý rằng: Các đại lý chính thức của Kem Tràng Tiền thật đều có biển hiệu hộp đèn hình ốc quế, logo dán ở tủ kem, giấy chứng nhận đại lý và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, mỗi cửa hàng đều có niêm yết bảng giá từng loại kem. Trên bảng giá có ghi hệ thống cửa hàng, địa chỉ của các đại lý chính thức.
Đặc biệt, kem Tràng Tiền chỉ bán kem ốc quế tại các cửa hàng của công ty và đại lý ủy quyền và không có các sản phẩm kem ốc quế bán sẵn.
Kem Tràng Tiền thật dạng ốc quế sẽ được gắn dòng chữ bản quyền "Kem Tràng Tiền" trên thân vỏ ốc quế.
Kem Tràng Tiền chỉ bán kem ốc quế tại các cửa hàng của công ty và đại lý ủy quyền chứ không có các sản phẩm kem ốc quế bán sẵn như thế này. Ảnh: Kem Tràng Tiền - Since 1958.
Bảng giá kem Tràng Tiền thật đã được thống nhất trên toàn quốc:
Kem cốm - 7.000 đồng/chiếc.
Kem đậu xanh/ sữa dừa/ kakao - 6.000 đồng/chiếc.
Kem hộp nhỏ: 10.000 đồng/chiếc.
Kem hộp to: 35.000 đồng/chiếc.
Kem ốc quế: 10.000/chiếc.
Kem ly: 15.000 đồng/chiếc.
Các sản phẩm kem que của Tràng Tiền thật hiện chỉ gồm 05 vị: cốm, đậu xanh, sữa dừa và kakao, khoai môn (không có sôcôla,...). Ngoài ra còn có các loại kem hộp to và hộp nhỏ, ốc quế, kem ly với các mùi vị tương tự.
Món lạ tỉnh lẻ đổ bộ, 'tấn công' khắp vỉa hè Hà Thành Từ vỉa hè, những đồ uống công thức "made in Việt Nam" nhanh chóng chuyên nghiệp hóa, hình thành chuỗi cửa hàng không thua kém gì các thương hiệu ngoại. Cơn sốt đồ uống lạ Trà chanh Hải Dương, sữa chua trân châu Hạ Long, dừa dầm Hải Phòng, chè sầu Đà Nẵng,... những món xuất phát từ tỉnh lẻ đã trở thành...