‘Rất nhiều người khởi nghiệp thất bại vì muốn làm ông chủ, làm giám đốc’
Nhiều người hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, vì mong muốn kiếm thật nhiều tiền, mong muốn trở nên giàu có hoặc khởi nghiệp để mình thành giám đốc, làm chủ chứ không phải đi làm thuê.
Ông Đỗ Cao Bảo nhận định, những người khởi nghiệp thành công có một điểm chung nhất là họ chỉ khởi nghiệp khi họ rất muốn, rất khát khao làm một việc gì đó.
Báo TG&VN có cuộc trao đổi với ông Đỗ Cao Bảo, đồng sáng lập, Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, nguyên Phó Tổng giám đốc FPT về vấn đề này.
Ông nghĩ gì về nghịch lý rất nhiều sinh viên thất nghiệp dù doanh nghiệp thiếu người trầm trọng, vẫn không tuyển được người như hiện nay?
Nghịch lý này thể hiện sự lệch pha giữa tiêu chuẩn tuyển chọn người lao động của các doanh nghiệp và sự chuẩn bị về nghề nghiệp của sinh viên, sâu xa là sai lầm về định hướng nghề nghiệp cũng như cách lựa chọn nghề nghiệp của phụ huynh và của chính sinh viên.
Trước đây, tấm bằng đại học chính là lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động, là tấm bùa hộ mệnh của người sở hữu. Nhưng hiện nay, việc vào đại học trở nên dễ dàng hơn, giá trị của tấm bằng giảm đi, sự cạnh tranh trên thị trường lao động của người có bằng đại học giảm đi. Đây có phải là nguyên nhân dẫn đến thực trạng các bạn trẻ thất nghiệp ngày càng nhiều cũng như lúng túng khi khởi nghiệp hay không?
Tôi cho rằng nguyên nhân không phải giá trị của tấm bằng đại học giảm đi mà do định hướng nghề nghiệp của thế hệ trẻ Việt Nam sai. Định hướng sai thì chọn ngành học sai, chọn sai thì chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm sai.
Ông trời đã ban cho mỗi một người có một năng lực, sở trường trong một hoặc vài lĩnh vực nhất định. Lẽ ra khi chọn nghề (chọn trường đại học, chọn ngành học), mỗi người cần phải tìm ra năng lực sở trường của mình. Có nghĩa, phải tìm ra lĩnh vực, ngành nghề mình đam mê nhất, có sở trường nhất, làm tốt nhất.
Bạn nào định hướng như vậy thì ngay từ khi còn là sinh viên đã yêu thích các môn học, đã biết cần chuẩn bị kiến thức gì, biết gắn kiến thức với thực tế thông qua các đợt thực tập. Và chắc chắn bạn sinh viên ấy sẽ có việc làm ngay sau khi ra trường, thậm chí ngay từ năm cuối đại học.
Những bạn chọn ngành học, trường học theo lời khuyên của bố mẹ, thầy cô giáo, theo xu thế của xã hội, nếu chọn trái với sở trường của mình, khi học không có say mê, học không phải để chuẩn bị kiến thức làm việc sau này mà học vì điểm số, vì tấm bằng đại học thì rất dễ rơi vào nhóm thất nghiệp sau khi ra trường.
Hiện nay không ít bạn trẻ dù có ý tưởng tốt, có tư duy từ “ao làng” sang tư duy “biển lớn” nhưng con đường khởi nghiệp khá chông chênh, chật vật, vì sao thưa ông?
Video đang HOT
Con đường khởi nghiệp chông chênh, chật vật cũng bởi họ hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp. Rất nhiều người khởi nghiệp vì mong muốn kiếm thật nhiều tiền, mong muốn trở nên giàu có hoặc khởi nghiệp để mình trở thành giám đốc, làm ông chủ, không phải đi làm thuê.
Khởi nghiệp với mục đích như vậy khi gặp khó khăn rất dễ chán nản. Mà chắc chắn rằng, khởi nghiệp sẽ có rất nhiều khó khăn, trở ngại, bởi thực tế trên đời không có việc gì dễ dàng cả, kể cả đi làm công ăn lương cũng thế thôi.
Những người khởi nghiệp thành công có một điểm chung nhất là họ chỉ khởi nghiệp khi họ rất muốn, rất khát khao làm một việc gì đó. Nếu không khởi nghiệp, không lập công ty thì họ không thể thực hiện được khát khao đó, mong muốn đó, nếu ở tổ chức khác họ không thể thực hiện được.
Khởi nghiệp như vậy họ sẽ không sợ khó khăn nào, có khó khăn thì sẽ nỗ lực vượt qua.
Con đường khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ chông chênh, chật vật cũng bởi họ hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp. (Nguồn: KT/VOV)
Từ kinh nghiệm của bản thân, theo ông, để bạn trẻ khởi nghiệp thành công cần những tiêu chí nào?
Theo tôi, việc đầu tiên trong con đường sự nghiệp của các bạn trẻ là phải tìm ra năng lực, sở trường của mình từ rất sớm, tốt nhất là từ khi còn học phổ thông.
Sở trường chính là lĩnh vực mình có đam mê, mình yêu thích, mình học và làm quên cả thời gian, không thấy khổ, mình làm thấy dễ mà người khác thấy khó.
Tiếp theo là phải dồn hết nỗ lực, tâm huyết, thời gian cho lĩnh vực mà mình có sở trường.
Điểm quan trọng nữa là phải có tính thực tiễn. Học gì làm gì cũng phải định hướng đến hiệu quả, luôn luôn đặt câu hỏi việc này giải quyết vấn đề gì trong thực tiễn cuộc sống, nó mang lại lợi ích gì cho tổ chức, cho xã hội.
Nếu làm tốt 3 việc trên thì các việc sau này không còn khó nữa, hoặc có gặp khó khăn thì đều có thể tìm ra lời giải và đều có thể vượt qua.
Trên thực tế, không ít kỹ sư, cử nhân trẻ không thể khởi nghiệp thành công do thiếu vốn, thiếu kỹ năng và gặp vô vàn khó khăn. Ông có lời khuyên nào cho họ?
Đúng là khởi nghiệp thì gặp vô vàn khó khăn, rào cản, nào là thiếu vốn, thiếu ý tưởng, thiếu kỹ năng, rồi cơ chế, chính sách.
Lời khuyên của tôi là các bạn trẻ cần tìm cho mình một hoặc vài mentor (người hướng dẫn), là những người đã khởi nghiệp thành công, càng gần với lĩnh vực của mình càng tốt. Các mentor là những người giúp mình ít mắc sai lầm nhất, đi đến đích nhanh nhất.
Xin cảm ơn ông!
Khởi nghiệp gắn với nghiên cứu khoa học: Cuộc thử sức của giới trẻ
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khiến các nhà trường đứng trước những cơ hội và thách thức của thời cuộc.
Sinh viên Khoa Công nghệ Trường ĐH Văn Lang nghiên cứu trong phòng Lab chuyên môn. Ảnh: Công Chương
Từ những trải nghiệm khám phá của học sinh phổ thông để hiểu về bản thân và định hướng nghề nghiệp trong tương lai đến hoạt động khởi nghiệp của sinh viên trên giảng đường đại học cho thấy một làn sóng, cuộc thử sức của giới trẻ để sẵn sàng hành trang vào đời.
Ươm mầm sáng tạo
Ngày hội STEM được tổ chức tại Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Nam Định (Nam Định) được đánh giá thành công khi khơi dậy được động cơ, hoài bão và hứng thú sáng tạo của học sinh nhà trường. Nói như nhà giáo Trần Thị Mai - Hiệu trưởng nhà trường: Giúp và hướng dẫn học sinh sáng tạo sản phẩm khoa học để thúc đẩy đam mê học tập, nghiên cứu sáng tạo của học sinh, đồng thời truyền cảm hứng sáng tạo trong học tập.
Chính vì thế, chúng tôi tạo điều kiện để các em học sinh, được "nhúng mình" trong mỗi đề tài nghiên cứu khoa học, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng là một trải nghiệm không hề dễ dàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Từ việc xây dựng, lựa chọn ý tưởng nghiên cứu ban đầu, đến quá trình tìm tòi, hiện thực hóa đề tài khoa học, thầy cô giáo luôn là những người thắp lửa và đồng hành để HS khám phá, vận dụng tri thức, giải quyết những tình huống thực tiễn trong đời sống.
Ở Trường THPT Trần Hưng Đạo, những đề tài nghiên cứu của HS hết sức thực tế và gần gũi với đời sống sinh hoạt thường ngày. Trong nhiều dự án sáng tạo khoa học, GV và HS có sự đồng hành của các giảng viên đến từ các trường ĐH, CĐ. Từ việc sử dụng chiếc bút bi, pin đồng hồ, đến câu chuyện xử lý rác thải trong trường học cũng có thể là nguồn cảm hứng sáng tạo đề tài khoa học cho các em.
Có thể hàm lượng khoa học chưa cao, mức độ giải quyết vấn đề đời sống thực tế của các đề tài còn nhiều ý kiến bỏ ngỏ, nhưng nỗ lực thực hiện công việc nghiên cứu khoa học của học sinh luôn xứng đáng được ghi nhận. Trong đó, tiêu biểu như thiết bị "Robot đa nhiệm "Alpha A7" của học sinh Trần Bảo Long lớp 12A7; hệ thống "Tên lửa nước" của chi đoàn 11A8, "Máy hút bụi mini làm bằng ống nhựa" của chi đoàn 10A1... đều hết sức gần gũi đời thường.
Không chỉ ở cấp THPT, các trường THCS ở Nam Định cũng sôi nổi phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh. Từ những cuộc thi, ngày hội STEM đã và đang ươm mầm, để HS làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với khởi nghiệp sáng tạo.
Nếu ở bậc phổ thông, các nghiên cứu khoa học thường gắn nhiều hơn với hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cùng giờ học bộ môn thì ở bậc đại học, nghiên cứu đã rõ nét hơn. Nhiều nghiên cứu không chỉ dừng lại ở cái hay, lạ, hướng về cộng đồng mà còn là những giá trị kinh tế, là nguồn lợi thu về nếu được đầu tư phát triển sản xuất. Thật mừng là nghiên cứu khởi nghiệp của các bạn trẻ đều hướng đến xanh và sạch.
GS.TS Trần Trung Việt, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy Lợi trao giải Nhất cho các sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp. Ảnh: Lan Khuê
Vào cuộc để thử sức
Nghiên cứu khoa học gắn với khởi nghiệp ở trường đại học ngày càng được chú trọng. Các hoạt động đổi mới đào tạo đã gắn kết với nghiên cứu và khởi nghiệp từ chính những nội dung đào tạo, đến hoạt động kỹ năng mềm cho sinh viên. Đề tài "Vật liệu xanh GPN" đến từ Nhóm sinh viên Khoa Công trình (Trường ĐH Thủy lợi) đã trở thành nhà vô địch tại Cuộc thi "Sinh viên Thủy lợi với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2020.
Đây là sân chơi được trường tổ chức nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại trường; Tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, khuyến khích sinh viên sáng tạo, hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
GS.TS Nguyễn Trung Việt - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi chia sẻ: Cuộc thi "Sinh viên Thủy lợi với ý tưởng khởi nghiệp" là sân chơi trí tuệ, nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại trường.
Nhà trường tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, khuyến khích sinh viên sáng tạo, hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, các dự án khởi nghiệp góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Có thể thấy 30, đề tài tham gia và 11 báo cáo xuất sắc lọt vào vòng Bán kết cuộc thi, trong đó, có 6 đề tài được Ban tổ chức lựa chọn đi tiếp vào vòng Chung kết là Chuỗi cung ứng nhựa sinh học B-SHINE; Nước rửa chén Sapowash; Hệ thống thông tin các hoạt động TLU; Vật liệu xanh GPN; VAC - Trợ lý gia đình; Tranh hạt coco handmade.
Nhận xét về phong trào nghiên cứu khoa học gắn với khởi nghiệp đang lớn mạnh trong các nhà trường, Vụ trưởng Vụ GD Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT), ông Bùi Văn Linh cho rằng: Từ các cuộc thi khởi nghiệp trong HS-SV đã và đang cho thấy xu thế mang tính thực tiễn.
Các dự án khởi nghiệp tham dự cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2020 ở nhiều trường ĐH đều hướng đến giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội góp phần tạo đột phá đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Các lĩnh vực của cuộc thi bao gồm: Khoa học, công nghệ; Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; Nông, lâm, ngư nghiệp; Giáo dục, y tế; Dịch vụ, du lịch; Tài chính, ngân hàng; Kinh doanh tạo tác động xã hội; ngành nghề khác và lĩnh vực kinh doanh khác... đã và đang phản ánh hoài bão học tập, nghiên cứu và cống hiến của giới trẻ.
Định hướng nghề nghiệp theo nhu cầu thị trường Cử tri tỉnh Bình Phước đề nghị Chính phủ, Bộ GD&ĐT tăng cường thực hiện công tác định hướng nghề nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường, để người học, gia đình có cơ sở nghiên cứu lựa chọn ngành học phù hợp. Ảnh minh họa/INT Cử tri tỉnh Bình Phước đề nghị Chính phủ, Bộ GD&ĐT tăng cường thực hiện...