Rất cần rèn kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em
Vụ việc bé V.N.Q., 9 tuổi ở huyện Chương Mỹ bị kẻ xấu xâm hại và nhiều vụ quấy rối, xâm hại tình dục khác xảy ra gần đây khiến dư luận vô cùng lo lắng, phẫn nộ. Bảo vệ trẻ em trên đoạn đường từ nhà đến trường, ở lớp học, từ trường về nhà đang trở thành nỗi lo thường trực của không ít phụ huynh.
Cha mẹ dành nhiều thời gian cho con
Phân tích vụ việc bé V.N.Q. ở huyện Chương Mỹ, Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam nhận định: Em bé có kỹ năng phản ứng và phản kháng nhưng rất ngập ngừng nên đã bị kẻ xấu ép ngồi lên xe máy và chở đi đến vườn chuối xâm hại. Qua vụ việc này, trẻ em cần được tăng cường trang bị kiến thức và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trong gia đình và cộng đồng.
Bởi hiện nay, môi trường sống có nhiều bất trắc và hiểm họa, kể cả tai nạn thương tích (đuối nước, tai nạn giao thông) và bạo lực xâm hại trẻ em. Trong trường hợp này, cha mẹ kết hợp với nhà trường và các tổ chức chính trị hướng dẫn cho trẻ, đặc biệt là giám sát thường xuyên các bé trong những hoạt động khi rời khỏi trường học, rời khỏi nhà.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Để trẻ được đảm bảo an toàn khi đi học và từ trường về, theo TS Vũ Thu Hương – chuyên gia giáo dục thì trước tiên, các em nên đi học cùng nhau, đi theo nhóm, tuyệt đối không đi những đoạn đường vắng người. Trẻ em cũng phải được hướng dẫn trong tình huống gặp kẻ xấu dẫn dụ thì cần ứng xử, phản ứng ra sao.
Trẻ em nên được thực hành nhiều tình huống
Qua phân tích các vụ việc gần đây cho thấy, kỹ năng phòng chống xâm hại của trẻ chưa tốt. Trong khi đó, chương trình giáo dục giới tính hay môn Sinh học trong trường phổ thông có nội dung dạy kỹ năng phòng chống lại chưa đủ và không sát thực tế. Vì thế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững Nguyễn Phương Linh đề nghị, tới đây, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, những nội dung liên quan đến trang bị kỹ năng sống cần phải thực tiễn hơn và đưa ra một số tình huống để trẻ biết cách xử lý. Còn TS Vũ Thu Hương mong muốn có hẳn một môn học mang tên Ứng phó và phòng tránh các tai nạn, tình huống nguy hiểm như xâm hại, hỏa hoạn, ngập úng, đuối nước…
Trở lại vụ việc, ông Dương Trọng Minh – giáo viên trường Tiểu học Tiên Sơn (tỉnh Bắc Giang) sờ đùi, sờ mông hàng loạt học sinh lớp 5 nhưng không được coi là dâm ô, các chuyên gia trẻ em đề nghị nên điều chỉnh luật cho phù hợp với thực tiễn và khung hình phạt nặng hơn để răn đe.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam – Trưởng khoa Các khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo dục, hiện nay, trong luật chỉ có hai tội hiếp dâm và dâm ô thì không cụ thể và không bao hàm hết các hành vi. Vì vậy, cần phải có những văn bản dưới luật, trong đó cụ thể hóa các hành vi nào không được phép, cấm; hành vi nào là xâm hại tình dục; hành vi nào là hiếp dâm cùng những mức phạt tương đương đi tù.
Bên cạnh đó cũng cần có những bộ quy tắc của các ngành nghề khác nhau. Chẳng hạn, nhà trường quy định giáo viên không được tiếp học sinh trong nhà riêng, không tiếp học sinh trong phòng kín mà phải mở cửa; nhà giáo không được hẹn hò, nhắn tin mang hàm ý khêu gợi, gạ tình học sinh. Ngoài ra, để bảo vệ trẻ em, ở phía ngoài đường, rất cần phải có cơ quan an ninh theo dõi giám sát, người dân biết phát hiện tình huống không phù hợp để báo cáo công an. Cùng với đó là huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn thể, cơ quan địa phương vào cuộc, như vậy trẻ em mới có thể đảm bảo an toàn.
Theo kinhtedothi
Nhật Bản sẽ cấm trừng phạt thân thể trẻ em
Chính phủ dự kiến làm rõ những hành động cấu thành nên "trừng phạt thân thể", nhằm ngăn chặn số vụ lạm dụng trẻ em đang gia tăng.
Theo Straits Times, thời gian qua, cái chết của hai cô bé dưới 1 tuổi do bị lạm dụng khiến dư luận Nhật Bản phẫn nộ. Theo luật mới về chống lạm dụng trẻ em sẽ trình lên Quốc hội trong tháng này, chính phủ dự kiến làm rõ những hành động cấu thành nên "trừng phạt thân thể".
Trước đó, luật chống lạm dụng trẻ em đã được sửa đổi lần cuối vào năm 2016, nhưng không bao gồm bất kỳ lệnh cấm rõ ràng nào đối với hình phạt thể xác. Động thái thắt chặt quy định của luật pháp xuất hiện khi số vụ lạm dụng trẻ em do cảnh sát xử lý ngày càng tăng. Trong bối cảnh tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm mạnh, việc bảo vệ trẻ em càng trở nên bức thiết.
Ảnh: Shutterstock
Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng chính phủ "sẽ làm tất cả những gì có thể để xóa bỏ lạm dụng trẻ em". Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cùng Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết sẽ chủ động chia sẻ thông tin với nhau khi đứa trẻ nghi ngờ bị lạm dụng nghỉ học quá một tuần.
Theo số liệu công bố tháng trước, cảnh sát Nhật Bản xử lý 80.100 trường hợp lạm dụng trẻ em vào năm 2018, tăng 22,4% so với năm 2017 và là năm thứ 14 tăng liên tiếp. Trong số này, 14.820 trường hợp là lạm dụng thể chất, tăng 20,1%.
Tuy nhiên, chỉ có 1.350 trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ bị bắt và buộc tội gây hại cho trẻ. Điều này xuất phát từ việc xã hội Nhật Bản thường để các gia đình giải quyết vấn đề nội bộ. Cơ quan tư pháp ít muốn can thiệp, đặc biệt là trong các trường hợp có thể khó chứng minh.
Chính phủ đã tiến hành cuộc rà soát khẩn cấp kéo dài một tháng để kiểm tra sự an toàn của tất cả trẻ em nghi bị lạm dụng, bắt đầu từ ngày 8/2 và sẽ kết thúc thứ sáu tuần này.
Thùy Linh
Theo VNE
Phụ huynh cũng là thủ phạm dẫn đến trẻ em bị xâm hại! Sau liên tiếp những vụ xâm hại xảy ra đối với trẻ em thời gian qua, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục khẳng định đã có lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em. TS Vũ Thu Hương. Lỗ hổng bảo vệ bắt nguồn từ... quan niệm Thưa bà, bà...