Rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà cắn bé trai 2 tuổi ở Long An
Do được cấp cứu kịp thời, bé trai không gặp nguy hiểm, chức năng các cơ quan và chức năng đông máu ổn định.
Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố (TP.HCM) vừa tiếp nhận bé trai 2 tuổi ở Long An bị rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà cắn.
Theo bác sĩ CKI Trương Phước Hữu – khoa Cấp cứu, qua quan sát có thể nhận định con vật gia đình mang đến là rắn lục đuôi đỏ có kích thước khá lớn.
“Đây là rắn độc, nếu không được cấp cứu kịp thời bé sẽ bị rối loạn đông máu, xuất huyết não rồi thiệt mạng. Rất may, bé trai không gặp nguy hiểm. Do đến viện sớm nên chức năng các cơ quan và chức năng đông máu ổn định. Bé sẽ tiếp tục nằm tại khoa Nội tổng hợp để theo dõi”, bác sĩ Hữu nói.
Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn độc, nếu không may bị con vật này cắn mọi người cần đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)
Thời gian vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố tiếp nhận không ít trường hợp bệnh nhân bị rắn bò vào nhà cắn. Do các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang vào mùa nước nổi, rắn không có nơi trú ẩn nên có xu hướng bò vào nhà dân.
Các xử trí khi bị rắn cắn
Bác sĩ Hữu khuyến cáo người dân, nhất là gia đình có con nhỏ không nên cho trẻ vui chơi ở những nơi ẩm thấp, bụi rậm để tránh gặp nguy hiểm do bị rắn rắn. Nếu không may bị rắn cắn, mọi người cần bình tĩnh xử trí theo các bước sau:
Video đang HOT
- Khi bị rắn độc cắn, cần rửa vết thương, cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn, tránh gây chèn ép khi chi sưng nề, chú ý không để nạn nhân tự đi lại, bất động chi bị rắn cắn bằng nẹp.
- Trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn, không chích rạch tại vết thương, nặn hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc… Sau đó, nạn nhân cần nhanh chóng tới bệnh viện để điều trị.
- Không nên buộc ga ro (buộc quá chặt) mà chỉ băng ép.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu. Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Có thể mang theo con rắn đã cắn bệnh nhân đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp.
- Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu sau 24-48 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không hiệu quả.
- Nếu nạn nhân bị liệt do nọc độc rắn thì khai thông đường hô hấp như hút đờm rãi, hô hấp nhân tạo…
- Tránh can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ ra máu thêm.
- Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.
Theo VTC
Bệnh nhi tử vong vì sốt xuất huyết: Bệnh nguy hiểm hơn nhiều với trẻ béo phì
Bệnh nhi rơi vào sốc sốt xuất huyết (SXH) trên cơ địa dư cân béo phì, tái sốc 2 lần, dù đã được các theo dõi và điều trị tích cực nhưng vẫn không qua khỏi.
Ghi nhận của PV vào sáng 31/7 tại khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố hiện có 3 trẻ SXH rơi vào sốc đang được theo dõi tích cực, còn tại khoa Cấp cứu hồi sức tích cực- chống độc trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, hiện đang điều trị tích cực cho khoảng 10 trẻ mắc SXH đã ở giai đoạn nặng.
Theo bác sĩ CK 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, tính đến nay đã có khoảng 1600 trường hợp bệnh nhi đến khám vì SXH, nhập viện điều trị khoảng 600 trường hợp. Còn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, chỉ trong tháng 6 và 7/2019 đã có 2545 ca nội trú điều trị sốt xuất huyết SXH, trong đó có hơn 470 ca SXH ở trẻ em, 1 ca tử vong và 4 ca chuyển nặng nên đã xin về nhà. "Năm nay mùa mưa đến sớm, một tháng trở lại đây số bệnh nhi nhập vào khoa khá đông, mỗi ngày có khoảng 3-5 ca sốc SXH. Phần lớn các bệnh nhi đều ở tỉnh chuyển lên, nhiều hơn cả là các tỉnh như Bình Dương, Bình Phước, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu.... Mới đây nhất đã có một trường hợp bệnh nhi tử vong vì sốc SXH trên cơ địa thừa cân béo phì", Bác sĩ Huỳnh Trung Triệu, Phó Khoa Cấp cứu hồi sức tích cực- chống độc trẻ em Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết.
Đánh giá về yếu tố khiến bệnh SXH trở nặng ở trẻ, BS Trung Triệu cho rằng tại khoa cứ khoảng 10 trẻ theo dõi SXH thì có 5 trẻ trong cơ địa thừa cân, béo phì. "Thông thường lượng dịch truyền phải dựa vào cân nặng của đứa bé. Đối với những bé dư cân, sẽ không thể điều trị dựa vào cân nặng thật để tính toán lượng dịch cần truyền đủ. Bên cạnh đó, những bé thừa cân thì rất khó tiếp cận đường tĩnh mạch, lấy ven. Các thủ thuật hồi sức cấp cứu khác cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện", BS Triệu phân tích.
Mẹ của bé N.Đ.P.H (9 tuổi, ngụ Bến Lức, Long An)-bệnh nhi đang được theo dõi tại khoa Cấp cứu hồi sức tích cực- chống độc trẻ em cho biết 2 ngày trước khi nhập viện , bé H bắt đầu có những dấu hiệu sốt cao, ăn kém. Cứ nghĩ bé bị sốt thông thường nên gia đình không đưa đến Bệnh viện khám bệnh mà chỉ mua thuốc tại tiệm thuốc tây gần nhà. "Đến ngày thứ 3 bé ói nhiều, đau bụng, đưa lên bệnh viện được chẩn đoán SXH nên được cho vào khoa và nằm theo dõi". Theo BS Triệu, bệnh nhi H mới 9 tuổi nhưng cân nặng đến 59 kg, đây là yếu tố thuận lợi để bệnh diễn tiến nặng hơn nên dễ rơi vào sốc. Sau khi nhập viện, bệnh nhi được truyền dịch, thở oxy, đánh giá để theo dõi các tổn thương sát mỗi giờ", bác sĩ cho biết.
Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực- Chống độc trẻ em Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đang theo dõi và điều trị cho khoảng 10 bệnh nhi đang ở giai đoạn sốc SXH.
BS Trung Triệu cho biết tại khoa cũng đã từng tiếp nhận cấp cứu cho một bệnh nhân SXH 12 tuổi ở Bà Rịa Vũng Tàu được chuyển lên từ một bệnh viện địa phương. Theo đó, bản thân bệnh nhi có sẵn cơ địa dư cân. Trong quá trình điều trị bé tái sốc 2 lần, sau đó rơi vào suy tim, rối loạn nhịp, tràn dịch màng tim, dù đã được điều trị tích cực nhưng bé vẫn không qua khỏi.
Nói về những dấu hiệu của bệnh SXH, theo BS CK II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi đồng Thành Phố, trong 1- 2 ngày đầu, người bệnh bị sốt cao, tuy nhiên dấu hiệu khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường. Chính vì vậy, người bệnh cần xét nghiệm máu để xác định có mắc SXH không. Ở giai đoạn tiếp theo, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 có dấu hiệu hạ sốt, nhưng xuất hiện những vết xuất huyết trên cơ thể, phụ huynh không nên chủ quan, trẻ cần được theo dõi sát sao và xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên để tránh bệnh chuyển biến nặng.
Bệnh nhi 10 tuổi nhập viện vì sốt xuất huyết khi đã ở ngày thứ 4 của bệnh.
BS Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đang thăm khám cho bệnh nhi.
"Đối với trẻ có cơ địa thừa cân béo phì, khi mắc bệnh SXH thường bệnh diễn tiến nặng hơn. Để tránh những biến chứng do SXH gây ra, nếu trẻ sốt liên tục 3 ngày kèm dấu hiệu mệt mỏi, có nhiều nốt xuất huyết bất thường ngoài da, đi cầu phân đen, tay chân lạnh, chán ăn, mệt mỏi... cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, gia đình cần thông báo cho trạm y tế để khoanh vùng, phun xịt không để bệnh lây lan trên diện rộng", BS Tiến khuyến cáo.
Số liệu thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm 2019 đến nay cả nước ghi nhận trên 105.000 trường hợp mắc SXH, trong đó có 10 trường hợp tử vong, số mắc có xu hướng tiếp tục gia tăng tại nhiều địa phương. Hiện nay, bắt đầu bước vào những tháng cao điểm mùa dịch, cộng với sự diễn biến bất lợi của thời tiết, xen kẽ các đợt nắng nóng kéo dài và các đợt mưa lớn làm cho muỗi truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh. Dự báo thời gian tới số mắc sẽ tiếp tục gia tăng và bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống.
YẾN NHI
Theo Tiền phong
Xẹp não, dọa tụt não vì viêm màng não mủ Bệnh viện Nhi đồng TPHCM vừa tiếp nhận một trường hợp viêm màng não mủ nặng, mủ chèn ép toàn bộ khoang não. Bệnh nhi đang hồi phục sau ca mổ Bệnh nhi L.Q.H (13 tuổi, ngụ tại Đức Hòa, Long An) được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao liên tục, co gồng co giật toàn thân và méo miệng,...