Rán đậu đừng chỉ bỏ dầu ăn: Thả thêm thứ này vào thanh nhiệt giải độc, phòng ngừa K, giàu dinh dưỡng gấp đôi
Đậu phụ là món ăn bình dân quen thuộc với nhiều người dân, nhưng khi chế biến nếu bạn kết hợp với những nguyên liệu này vừa dễ ăn, vừa có tác dụng tốt với sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ
Theo Y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham.
Khoa học hiện đại cũng coi đậu phụ như “thịt thực vật” nhờ hàm lượng cao các axit amin thiết yếu. Các chế phẩm của đậu tương có thể chứa 90 – 95% protein, đây là nguồn protein thực vật có giá trị cao. Không những thế, trong đậu tương còn chứa sắt, canxi, phốt pho và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
Vitamin trong đậu tương cũng khá phong phú, đáng kể là vitamin B1, B2, B6, vitamin E, acid pholic… Do đó, các món ăn từ đậu phụ có thể cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu. Bởi vậy, đậu phụ còn có tác dụng làm đẹp da, chậm quá trình lão hóa…
Theo các nhà khoa học, ăn đậu phụ cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Đậu phụ không chứa cholesterol, đặc biệt Isoflavone có nhiều trong đậu phụ có thể làm giảm cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể…
Một số món ăn từ đậu phụ tốt cho sức khỏe
Bài 1: Có công dụng: bổ khí sinh tân, kiện tỳ ích vị, dùng thích hợp cho người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Đậu phụ 200g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100g, tỏi 25g, tôm nõn khô 25g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt miếng, nấm rửa sạch thái phiến, tỏi giã nát. Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi nước dùng đun sôi vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kỹ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.
Bài 2: Có công dụng: kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, dùng thích hợp cho những người béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tỳ vị hư yếu. Đậu phụ 200g, giá đậu xanh 25g, cải canh 100g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.
Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn; đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh tay, chế thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi, tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế đủ gia vị, vặn nhỏ lửa nấu cho chín rồi dùng làm canh ăn. Bạn hãy ăn liền 10 ngày sẽ thấy công hiệu khó rõ rệt.
Video đang HOT
Bài 3: Có công dụng: ích khí hòa trung, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng động mạch vành. Đậu phụ 100g, mộc nhĩ đen 15g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và rừa sạch. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành, gừng cho thơm, tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt rồi cho mộc nhĩ và gia vị cho vừa rồi dùng làm canh ăn. Một liệu trình là 7-10 ngày.
Bài 4: Có công dụng: thanh nhiệt hoạt huyết, dùng thích hợp cho những người béo bệu, tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm gan, thưa xương, còi xương. Cua 500g, đậu phụ 200g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị vừa đủ. Cua rửa sạch, bỏ mai, giã nát lọc lấy nước cốt; đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành và gừng cho thơm rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun to lửa cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn. Nên sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Bài 5: Có công dụng: bổ khí sinh tân, làm hạ mỡ máu, điều hòa huyết áp và chống ung thư, dùng cho người cơ thể suy nhược, tỳ vị hư yếu, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành ….Đậu phụ 300g, nấm hương 30g, măng tươi 30g, rau cải 100g, dầu thực vật, xì dầu, bột đao, nước dùng và gia vị vừa đủ. Măng và nấm rửa sạch thái phiến; đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ rồi chần qua nước sôi, để ráo nước.
Tiếp đó, bạn hãy đổ dầu thực vật vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho nấm hương, măng, đậu phụ, nước dùng, xì dầu và gia vị vào đun to lửa cho sôi rồi lại tiếp tục dùng lửa nhỏ đun cho đến khi đậu phụ ngấm gia vị, tiếp đó cho rau cải thái nhỏ và một chút bột đao vào, đảo nhẹ tay rồi bắc ra, dùng làm canh ăn hằng ngày. Một liệu trình là 7-10 ngày.
Đậu phụ ăn không quá phí, đem nấu chung với 4 loại thực phẩm là vua canxi, thần dược trường sinh bất lão
Kết hợp đậu phụ với một số thực phẩm sẽ giúp gia tăng dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích hơn đối với sức khỏe.
Đậu phụ là nguyên liệu rẻ tiền, có thể mua ở bất cứ chợ nào. Bạn chỉ cần bỏ ra số tiền từ 2000-5000 đồng là có ngay một miếng đậu phụ thơm ngon, bổ dưỡng. Đậu phụ bổ nhưng ăn không thì quá phí. Hãy kết hợp với những thực phẩm dưới đây để tăng hương vị và mang lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe.
Đậu phụ trứng: Bổ sung canxi
Ảnh minh họa.
Đậu phụ có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều đạm thực vật. Những người không ăn thịt thường sử dụng đậu làm thực phẩm thay thế để bổ sung protein cho cơ thể.
Trong khi đó, trứng cũng là thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng dưỡng huyết, bổ khí.
Với hai nguyên liệu rẻ tiền này bạn có thể tạo ra một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, giúp bổ sung canxi cho cơ thể.
Bạn chỉ cần chuẩn bị một miếng đậu phụ, 1 quả trứng, một ít hành lá, dầu ăn, gia vị. Trứng đập ra bát rồi cho ít muối và hành lá vào đánh đều. Đậu hũ cắt miếng vừa ăn rồi nhúng qua trứng và bỏ vào chảo rán vàng.
Nếu không muốn ăn đồ chiên, đậu phụ hấp trứng cũng là món ăn bổ dưỡng mà bạn có thể tham khảo.
Đậu phụ rong biển: Thần dược trường sinh
Đậu phụ nấu với rong biển là món ăn ấm bụng, tốt cho sức khỏe.
Rong biển chưa các chất mannitol, i-ốt, kali, axit nicotinic... có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm huyết áp. Ngoài ra, rong biển còn giàu chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết hiệu quả.
Đậu phụ giàu đạm thực vật, không chứa cholesterol rất thích hợp với những người cao huyết áp, mỡ máu, đường huyết cao.
Ăn canh rong biển đậu phụ có thể giúp kiểm soát huyết áp, đường huyết và mỡ máu.
Để làm món này, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 50 gram rong biển, 1 miếng đậu phụ, một ít gừng, tôm khô.
Rong biển khô đem ngâm cho nở và rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Đậu phụ cắt thành miếng. Cho nước vào nổi, thêm rong biển và đun trên lửa vừa cho đến khi rong chín mềm. Thêm đậu phụ và tôm khô vào nấu cùng, nêm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng thêm gừng thái sợi, đung cho nồi canh sôi trở lại là được.
Đậu phụ tiết vịt: Bảo vệ gan, bổ máu
Máu động vật chứa nhiều loại muối vô cơ, các nguyên tố vi lượng như kali, natri, phốt pho, sắt, kẽm, mangan, đồng, coban... Đây đều là những nguyên tố không thể thiếu đối với sức khỏe con người.
Đậu phụ không chỉ chứa đạm mà còn cung cấp 8 loại axit min cần thiết với cơ thể.
Kết hợp đậu phụ với tiết vị sẽ tạo thành món ăn có cả đạm thực vật và động vật, vừa bổ sung sắt.
Để làm món này, bạn cần chuẩn bị 250 gram tiết vịt, 1 miếng đậu phụ, hành, gừng, tiêu xay, dầu ăn, muối.
Đậu phụ và tiết vịt cắt thành miếng vừa ăn rồi đem chần qua nước sôi. Cho hành lá và gừng băm nhuyễn vào nồi phi thơm. Thêm nước và bỏ đậu phụ, tiết vịt vào nấu chín. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi ăn, rắc thêm hành tươi và hạt tiêu xay cho vừa khẩu vị.
Đậu phụ rau xanh
Đậu phụ kết hợp với rau xanh giúp cơ thể hấp được nhiều chất dinh dưỡng quý giá. Rau xanh chứa nhiều chất xơ, có tác dụng như một chiếc chổi, vét hết các chất cặn bã mà cơ thể không tiêu hóa được ra ngoài, từ đó nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thê.r
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, không phải loại rau nào cũng nên kết hợp với đậu phụ. Không nên ăn đậu phụ chung với rau bina vì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
Đậu phụ chao Thông Huề Món đặc sản của Cao Bằng Đậu phụ chao Thông Huề huyện Trùng Khánh, Cao Bằng là món ăn dân dã có vị lạ thơm, nhiều người ưa chuộng bởi tính mát, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đậu phụ chao Thông Huề - Món đặc sản của Cao Bằng Đậu phụ chao Thông Huề - Món đặc sản của Cao Bằng: Chuẩn bị...