Rắc rối môn học 35 tiết/năm có 6 thầy cô dạy 6 phân môn, vào 4 cột điểm

Theo dõi VGT trên

Bộ xây dựng các môn học tích hợp đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng hiện tại ở lớp 6 thì mới chỉ thấy “tích” lại với nhau nhưng nó chưa “hợp”.

Thời điểm này, đa phần các trường trung học cơ sở trên cả nước đã lên kế hoạch kiểm tra cuối học kỳ I nhưng nhiều thầy cô giáo vẫn đang gặp khó khăn trong việc ôn tập, ra đề và cả chuyện vào điểm đối với các môn học tích hợp.

Không chỉ đối với môn Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lí; Nghệ thuật mà ngay cả Nội dung giáo dục địa phương cũng là điều trăn trở cho nhiều thầy cô giáo. Bởi, các môn học này từ đầu năm đến nay vẫn được các địa phương triển khai dạy theo phân môn nhưng khi kiểm tra cuối kỳ tới đây thì kiểm tra cả môn học.

Sự lúng túng, có phần bị động trong quá trình triển khai một số môn học mới ở lớp 6 trong năm học này khiến cho đội ngũ nhà giáo thêm vất vả nhiều hơn. Mỗi trường thực hiện mỗi cách và đến thời điểm này có những môn học còn chưa có cả sách giáo khoa.

Rắc rối môn học 35 tiết/năm có 6 thầy cô dạy 6 phân môn, vào 4 cột điểm - Hình 1

Việc triển khai các môn học mới ở lớp 6 năm nay còn nhiều bất cập – (Ảnh minh họa, nguồn: Trường Đại học Vinh)

Thầy trò dạy và học bằng file PDF

Bắt đầu từ năm học 2021-2022 này thì ngành giáo dục triển khai việc dạy và học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6. Chương trình mới có thêm nhiều môn học mới, trong đó có Nội dung giáo dục địa phương, bao gồm các phân môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Một môn học chỉ có 35 tiết/ năm nhưng có tới 6 phân môn nên khi dạy, học, kiểm tra cũng gặp nhiều bất cập.

Bởi, theo Thông tư số 22/2021/TT- BGDĐT thì môn học có thời lượng 35 tiết/ năm sẽ có 4 cột điểm. Trong đó có 2 cột điểm thường xuyên và 2 cột điểm định kỳ. Mỗi kỳ, sẽ dạy 3 phân môn, học kỳ I dạy 18 tiết, học kỳ II dạy 17 tiết.

Như vậy, trừ đi 2 tiết kiểm tra định kỳ thì mỗi học kỳ chỉ còn có 16-17 tiết nhưng có đến 3 phân môn. Vì thế, mỗi phân môn chỉ có mấy tiết học nhưng đều phải kiểm tra đi, kiểm tra lại.

Trong khi, với đặc điểm môn Ngữ văn hiện đang được Bộ triển khai là kiểm tra tự luận hoàn toàn. Các môn Âm nhạc (hát), môn Mĩ thuật (vẽ) mà được ép chung vào 1 đề kiểm tra quả là khiên cưỡng vô cùng.

Điều đáng nói nhất là thời điểm này đã cuối học kỳ mà có những địa phương còn chưa có sách giáo khoa Nội dung giáo dục địa phương vì còn đang trong quá trình in ấn, xuất bản. Vậy nên, Sở gửi cho các trường 1 file PDF cả cuốn sách 6 phân môn để cả thầy và trò dạy và học.

Giáo viên nào biết cắt khúc và chuyển từ file PDF sang file Word thì học sinh còn đọc được, giáo viên nào không biết thì gần như học sinh không thể nào đọc được tài liệu vì nhiều học sinh lớp 6 dùng điện thoại để học trực tuyến nên không mở được file PDF với dung lượng cả cuốn sách giáo khoa.

Vì thế, đa phần là giáo viên truyền đạt được chữ nào thì học sinh học chữ đó chứ mấy em chịu khó đọc được file PDF hay file Word mà thầy cô gửi.

Nếu như với cách làm của một số địa phương hiện nay thì không biết sang học kỳ II đã có sách giáo khoa bản in giấy hay chưa và có thể sang năm khi triển khai ở lớp 7 cũng sẽ rơi vào trường hợp tương tự.

Cũng chính vì vậy mà giáo viên gặp muôn vàn khó khăn trong quá trình chuẩn bị, soạn giáo án để giảng dạy. Sách giáo khoa không có, tài liệu không, hướng dẫn của ngành thì mơ hồ nhưng rồi vẫn phải dạy, vẫn phải kiểm tra như thường…

Video đang HOT

Chương trình tổng thể, chương trình môn học đã thông qua từ năm 2017, 2018 nhưng đến năm 2021 mới bước vào giảng dạy thì vẫn gặp phải những cảnh trớ trêu như vậy. Thử hỏi, giáo viên và học sinh ở các nhà trường sẽ dạy và học như thế nào cho hiệu quả đây?

Kiểm tra các môn học, có “tích” mà không thấy “hợp”

Ngày 27/8/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022 đối với một số môn học, hoạt động giáo dục lớp 6. Công văn hướng dẫn kiểm tra như sau:

- Môn Lịch sử và Địa lí bao gồm 02 phân môn Lịch sử và Địa lí, mỗi phân môn chọn 02 điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong một học kì; bài kiểm tra, đánh giá định kì gồm nội dung của 02 phân môn theo tỷ lệ tương đương về nội dung dạy học của 02 phân môn tính đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

- Môn Nghệ thuật bao gồm 02 nội dung Âm nhạc và Mĩ thuật, mỗi nội dung chọn 01 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng học kì; khuyến khích thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập.

Bài kiểm tra, đánh giá định kì bao gồm 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đánh giá bằng nhận xét; kết quả bài kiểm tra, đánh giá định kì được đánh giá mức Đạt khi cả 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được đánh giá mức Đạt.

- Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương: giáo viên được phân công dạy học nội dung nào thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với nội dung đó; khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập.

Hiệu trưởng giao cho một giáo viên trong số các giáo viên được phân công dạy học chủ trì, thống nhất với các giáo viên còn lại để quyết định việc chọn 02 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì theo quy định“.

Với cách hướng dẫn như vậy nên giáo viên gặp khó cũng là điều dễ hiểu. Hiện nay, giáo viên đã tập huấn xong 5 mô đun nhưng cơ bản các môn đun này vẫn thiết kế theo phân môn chứ không thiết kế theo từng môn tích hợp (trừ việc đăng tải chương trình tổng thể và chương trình môn học).

Chính vì giáo viên ở các nhà trường chưa được tập huấn kĩ lưỡng, chưa có những hướng dẫn chu đáo và chương trình mới thì lại quá lạ bởi có nhiều môn học mới được gán ghép, dồn ép với nhau nên không chỉ năm học này mà những năm tới đây vẫn là vấn đề nan giải.

Giáo viên các phân môn của môn Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lí là những môn học khá quan trọng trong nhà trường nhưng làm sao để giáo viên đơn môn hiện nay làm chủ được các phân môn là cả một quá trình dài, nhất là đối với môn Khoa học tự nhiên.

Đã là một môn học thì phải một giáo viên giảng dạy nhưng với tình hình thực tế hiện nay thì cho dù có thêm chứng chỉ tích hợp thì nhiều thầy cô vẫn không dễ dàng dạy được cả môn tích hợp bởi những năm tới đây sẽ áp dụng ở lớp 7, lớp 8 và lớp 9, mức độ khó sẽ nhiều hơn.

Các môn học khác như: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương thì gần như giáo viên cũng chưa được trang bị về kiến thức. Thậm chí sách giáo khoa còn chưa có – như phần đầu bài viết chúng tôi đã trình bày…

Chính vì thế, chủ trương của Bộ là xây dựng các môn học tích hợp đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng hiện tại ở lớp 6 thì chúng ta mới thấy “tích” lại với nhau nhưng nó chưa “hợp”.

Việc kiểm tra cuối học kỳ năm đầu tiên với muôn vàn khó khăn bởi nhiều địa phương chủ trương dạy riêng nhưng đến khi kiểm tra thì lại kiểm tra chung, vào điểm chung theo hướng dẫn của Bộ.

Rất mong, lãnh đạo Bộ và các Sở cần có những kế hoạch cụ thể cho các môn học mới đối với những năm tiếp theo, tránh tình trạng bị động như năm học 2021-2022 này. Bởi, cứ nhìn vào cách triển khai có phần lúng túng như hiện nay sẽ hạn chế rất nhiều về chất lượng dạy và học.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

6 giáo viên cùng dạy Giáo dục địa phương thì kiểm tra, tính điểm sao đây?

Chúng tôi cho rằng việc chương trình giáo dục phổ thông 2018 gộp 6 phân môn vào nội dung giáo dục địa phương là chưa hợp lý, gây khó khăn cho các nhà trường.

Nội dung giáo dục địa phương ở chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xem như 1 môn học và được phân bổ 35 tiết/ năm học, tương đương mỗi tuần sẽ có 1 tiết nhưng có tới 6 phân môn khác nhau đảm nhận việc giảng dạy.

Trong khi đó, theo hướng dẫn của Thông tư 22/2021/TT- BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông thì trong các phân môn này, có phân môn được hướng dẫn là lấy kết quả bằng nhận xét, có phân môn kết hợp cả điểm số và nhận xét.

Chính vì thế, việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, vào điểm, nhận xét vào sổ điểm, học bạ cho học trò có thể còn phức tạp hơn các môn Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật, Lịch sử và Địa lý vì nội dung giáo dục địa phương ít tiết mà đông người dạy hơn.

Thế nhưng, theo hướng dẫn của Công văn số 2313/BGDĐT-GDTrH và Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH về chuyên môn đối với lớp 6 ở năm học này cũng chưa thật sự rõ ràng, cụ thể.

6 giáo viên cùng dạy Giáo dục địa phương thì kiểm tra, tính điểm sao đây? - Hình 1

Học sinh ở Khánh Hòa tham quan Khu tưởng niệm Bác Hồ ở xã Phước Đồng(Ảnh minh họa: Báo Khánh Hòa).

Nội dung giáo dục địa phương ở chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện như thế nào?

Cũng giống như chương trình giáo dục phổ thông 2006, chương trình giáo dục phổ thông 2018 có thêm nội dung giáo dục địa phương. Điều này phù hợp với thực tế và chỉ đạo tại Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội.

Song, khác với chương trình 2006, những nội dung giáo dục địa phương được dạy đan xen trong môn học chính khóa thì chương trình giáo dục phổ thông 2018 lại có cách làm hoàn toàn mới.

Đó là, nội dung giáo dục địa phương được xem như một môn học độc lập nhưng nó có tới 6 phân môn khác nhau, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật và được phân bổ 35 tiết/ năm học.

Trong đó, phân môn Ngữ văn có 8 tiết; Lịch sử 6 tiết; Địa lí 6 tiết; Giáo dục công dân 5 tiết, Âm nhạc 5 tiết, Mĩ thuật 5 tiết. Như vậy, nội dung giáo dục địa phương có tới 6 giáo viên dạy.

Nhìn vào số tiết (35 tiết) mà có tới 6 giáo viên dạy và tất nhiên là kết quả sẽ chung với nhau thì rõ ràng môn học này cũng phức tạp không kém gì môn Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật, Lịch sử và Địa lý mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập trong thời gian qua.

Bộ hướng dẫn dạy và kiểm tra nội dung giáo dục địa phương ra sao?

Ngày 23/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 2313/BGDĐT-GDTrH Triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022 và hướng dẫn về nội dung giáo dục địa phương như sau:

" a) Nội dung giáo dục của địa phương bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương. Căn cứ vào nội dung giáo dục của địa phương, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực của giáo viên.

b) Kế hoạch dạy học Nội dung giáo dục của địa phương được xây dựng theo từng chủ đề phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường và kế hoạch dạy học các môn học có liên quan, tạo thuận lợi cho học sinh liên hệ, vận dụng những nội dung kiến thức đã học trong các môn học với thực tiễn tại địa phương.

c) Giáo viên dạy học chủ đề nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với chủ đề đó theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá ".

Tiếp theo, ngày 27/8/2021, Bộ ban hành Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022 và hướng dẫn nội dung giáo dục địa phương như sau:

" Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương : giáo viên được phân công dạy học nội dung nào thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với nội dung đó; khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập.

Hiệu trưởng giao cho một giáo viên trong số các giáo viên được phân công dạy học chủ trì, thống nhất với các giáo viên còn lại để quyết định việc chọn 02 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì theo quy định ".

Căn cứ vào hướng dẫn của Công văn số 2313/BGDĐT-GDTrH, Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH và của Sở, Phòng Giáo dục thì các nhà trường chia ra mỗi học kỳ dạy 3 phân môn.

Học kỳ I, dạy phân môn Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật (18 tiết); Học kỳ II dạy phân môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân (17 tiết)- tương đương với số tuần của năm học. Và, thực tế, việc 6 giáo viên dạy 1 môn học thì dù có bất cập nhưng vẫn thực hiện được vì phân môn của ai người đó dạy.

Nhưng, bất cập sẽ xảy ra khi kiểm tra bởi theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông thì những môn học có 35 tiết/năm học sẽ có 2 cột điểm thường xuyên.

Cũng theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì việc đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. Thế nhưng, mỗi học kỳ có tới 3 phân môn mà lấy 2 cột điểm thường xuyên thì bỏ phân môn nào, lấy phân môn nào?

Trong khi, Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn: " Hiệu trưởng giao cho một giáo viên trong số các giáo viên được phân công dạy học chủ trì, thống nhất với các giáo viên còn lại để quyết định việc chọn 02 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì theo quy định ".

Vậy là Bộ mới hướng dẫn bài kiểm tra thường xuyên còn khi kiểm tra định kỳ (giữa kỳ, cuối kỳ) các phân môn này chia tỉ lệ ra sao vẫn chưa cụ thể, rõ ràng?

Thế nhưng, theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì phân môn Âm nhạc và Mĩ thuật được hướng dẫn đánh giá bằng nhận xét (Đạt, Chưa đạt), các phân môn còn lại thì đánh giá bằng điểm số (số thập phân) kết hợp với nhận xét (phẩm chất và năng lực).

Vì vậy, nếu so sánh với môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý đánh giá bằng điểm số, kết hợp với nhận xét, môn Nghệ thuật đánh giá bằng nhận xét dù sao vẫn dễ hơn bởi điểm số đi với điểm số, nhận xét đi với nhận xét.

Riêng nội dung giáo dục địa phương thì có 2 phân môn đánh giá bằng nhận xét, vừa đánh giá bằng điểm số thì cộng thế nào để cho ra kết quả chung?

Đôi điều kiến nghị

Chúng tôi không hình dung nổi sẽ cộng trừ thế nào để ra kết quả nội dung giáo dục địa phương. Chẳng hạn: kiểm tra thường xuyên (2 cột điểm) phân môn Ngữ văn thì học sinh được 8,0 điểm, phân môn Âm nhạc hoặc Mĩ thuật được đánh giá là "Đạt" thì kết quả học kỳ sẽ ra sao?

Bài kiểm tra định kỳ (2 cột điểm) thì phân chia như thế nào khi phân môn Ngữ văn là tự luận, phân môn Mĩ thuật thì vẽ trên giấy, phân môn Âm nhạc thì hát thì chia tỉ lệ ra sao? Kiểm tra cùng một thời kiểm chắc không được mà kiểm tra 3 thời điểm thì lại càng phức tạp vì 3 phân môn chỉ có 18 tiết.

Là những giáo viên đang dạy tại trường phổ thông, bản thân chúng tôi không sợ khó, sợ khổ và luôn mong muốn việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa lần này sẽ thành công. Nhưng, chúng tôi cho rằng việc chương trình giáo dục phổ thông 2018 gộp 6 phân môn vào nội dung giáo dục địa phương là chưa hợp lý khi kiểm tra, cộng kết quả và nhận xét cho môn học này.

Bởi lẽ, nó phức tạp và rắc rối vô cùng khi đánh giá kết quả học tập có phân môn cho điểm, phân môn nhận xét. Vì thế, Bộ nên chủ trương đưa các phân môn này về các môn học như chương trình giáo dục phổ thông 2006 sẽ phù hợp hơn, giáo viên cũng dễ dạy, dễ kiểm tra và tất nhiên những rối rắm sẽ được tháo gỡ tức thì.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôiĐoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôi
06:39:48 28/01/2025
Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!
06:15:01 28/01/2025
Mang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 câyMang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 cây
06:26:10 28/01/2025
Nỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy raNỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy ra
06:04:17 28/01/2025
Lời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào CaiLời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào Cai
06:35:17 28/01/2025
Triệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 nămTriệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 năm
05:36:48 28/01/2025
Ô tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCMÔ tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCM
06:44:54 28/01/2025
"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt
06:33:57 28/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm 'thót tim' dịp tết Ất Tỵ ở trại rắn lớn nhất miền Tây

Trải nghiệm 'thót tim' dịp tết Ất Tỵ ở trại rắn lớn nhất miền Tây

Du lịch

09:18:43 28/01/2025
Kỳ nghỉ tết Nguyên đán 2025, du khách yêu động vật có thể trải nghiệm xem trăm con rắn ngóc đầu, phùng mang, thủ thế hay xem trình diễn lấy nọc rắn điêu luyện tại trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang).
LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

Mọt game

09:03:08 28/01/2025
Vào ngày 24/1 vừa qua, DRX tiếp tục có được thêm một chiến thắng vô cùng quan trọng trước BFX với tỷ số 2-1. Chiến thắng này giúp LazyFeel và đồng đội xây chắc vị trí thứ 2 tại bảng Rồng Ngàn Tuổi với hệ số 3 thắng - 1 thua.
10 bí quyết chống say rượu hiệu quả ngày Tết

10 bí quyết chống say rượu hiệu quả ngày Tết

Sức khỏe

08:25:21 28/01/2025
Nếu không quen uống rượu bia, hãy chọn loại đồ uống có nồng độ cồn thấp như rượu trái cây, rượu vang. Việc lựa chọn đúng loại bia/rượu có thể giúp mọi người chống say rượu.
Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Sao châu á

08:24:53 28/01/2025
Sáng 27/1, tờ Koreaboo khiến cộng đồng mạng châu Á xôn xao khi đăng tải bài viết về màn tan rã của nhóm nhạc nam Hàn Quốc 14U từng gây xôn xao dư luận cách đây 6 năm.
Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Thế giới

08:23:27 28/01/2025
Đến nay, bang này ghi nhận 101 trường hợp mắc hội chứng GBS, tập trung ở quanh thành phố Pune, cách trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ khoảng 180km.
Đàn chị thăm mộ Vũ Linh, nói thẳng một câu về vụ tranh giành tài sản

Đàn chị thăm mộ Vũ Linh, nói thẳng một câu về vụ tranh giành tài sản

Sao việt

08:22:44 28/01/2025
Nữ nghệ sĩ lên tiếng thẳng thắn về vụ lùm xùm tranh giành tài sản giữa con nuôi Vũ Linh là Hồng Loan và em ruột Vũ Linh là nghệ sĩ Hồng Nhung cùng con gái Hồng Phượng.
"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

Netizen

08:13:49 28/01/2025
Có một người bố là doanh nhân tài giỏi vừa là động lực nhưng cũng là áp lực đối với Phó Chủ tịch ngân hàng SHB - Đỗ Quang Vinh.
Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Sáng tạo

08:05:55 28/01/2025
Cắm hoa không hề khó như bạn nghĩ! Đôi khi, những điều đơn giản nhất lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Bạn không cần phải tốn tiền mua xốp cắm hoa đắt đỏ, chỉ cần tận dụng những vật dụng quen thuộc trong nhà,
Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Nhạc quốc tế

07:37:20 28/01/2025
Show Good Day của G-Dragon đang gây bão tại Hàn Quốc khi tung trailer hé lộ loạt tên tuổi giải trí hàng đầu góp mặt, dự kiến lên sóng tập đầu tiên vào ngày 16/2 tới.
Nhìn lại những vụ án tham nhũng gây nhức nhối dư luận

Nhìn lại những vụ án tham nhũng gây nhức nhối dư luận

Pháp luật

06:38:52 28/01/2025
Khi có cơ hội, nhiều quan chức như cựu Bộ trưởng Bộ y tế, cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã để tiếp tay cho hành vi trái pháp luật.
Những "đại sứ" văn hoá

Những "đại sứ" văn hoá

Nhạc việt

06:28:50 28/01/2025
Một cách tình cờ, các nghệ sĩ đã trở thành những cầu nối giới thiệu ít nhiều về văn hóa Việt với khán giả nước bạn.