Ra mắt chương trình “Đồng hành cùng HS-SV trong mùa Covid-19″
Chương trình nhằm kịp thời tư vấn, hỗ trợ chuyên sâu về các vấn đề, nhu cầu cấp thiết của HS-SV, các bậc phụ huynh trong và sau thời gian học ở nhà dài ngày để phòng chống dịch Covid-19.
Chương trình “Đồng hành cùng HSSV trong mùa Covid-19″ ra mắt ngày 13/4 trên Fanpage “ Học sinh, sinh viên Việt Nam”.
Các nhóm chủ đề được hỗ trợ bao gồm: Phòng, chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe; Kỹ năng học tập trực tuyến qua internet, trên truyền hình, cách khắc phục khó khăn về công nghệ…
Việc cách ly từ khoảng 2 tuần trở lên, có thể gây ra những tổn thương về mặt sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh viên. (Ảnh: minh họa)
Với nhóm đề thi, tuyển sinh, các chuyên gia sẽ tư vấn phương pháp ôn thi, hướng nghiệp…
Chủ đề rèn luyện kỹ năng sẽ xoay quanh các nội dung: Giảm cô đơn, buồn chán trong giai đoạn cách ly xã hội, quản lý stress, tự chăm sóc bản thân, tự học, ứng xử trên môi trường mạng, tư suy tích cực, quản lý thời gian, thói quen lành mạnh, kỹ năng xác định mục tiêu, mâu thuẫn,
Đặc biệt, chương trình cũng sẽ hướng dẫn HS-SV sử dụng Internet, mạng xã hội an toàn và ứng xử văn hóa trên môi trường mạng. Đồng thời, khuyến khích HS-SV xây dựng video clip, chia sẻ kinh nghiệm khi học tập, vui chơi ở nhà.
Theo ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ GDCTHSSV (Bộ GD&ĐT), chương trình “Đồng hành cùng HS-SV trong mùa COVID-19″ sẽ kịp thời tư vấn, hỗ trợ HS-SV tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong học tập, rèn luyện và trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội.
Tâm lý lạc quan, vui, khỏe sẽ giúp phòng ngừa, ngăn chặn những tác động tiêu cực đến tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của HSSV và phòng, chống bạo lực, bắt nạt trẻ em trên môi trường mạng.
Chương trình “Đồng hành cùng HSSV trong mùa COVID-19″ do Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) tổ chức, với sự hỗ trợ của UNICEF.
Giai đoạn đầu dự kiến diễn ra từ 13/4 đến 22/5 và tiếp tục triển khai lâu dài phục vụ HS-SV với các buổi tư vấn trực tuyến cùng chuyên gia, video, blog, Infographic qua địa chỉ: (http//:www.facebook.com/cthssvvn).
Video đang HOT
“Đồng hành cùng HSSV trong mùa COVID-19″ tư vấn, hỗ trợ HSSV tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong học tập, rèn luyện.
Theo PGS. TS. Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các Khoa học giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), những tổn thương sức khỏe tinh thần do bị “cắt” khỏi những hoạt động ý nghĩa thường làm hằng ngày như giao tiếp, làm thêm… có thể khiến HSSV mất phương hướng, thay đổi thói quen, cảm thấy tù túng, bất an, mất ngủ, nhiễm bệnh…
Tại chương trình, chuyên gia tâm lý đã đưa ra những hướng dẫn để HS-SV có thể nhận diện những dấu hiệu lo âu trong giai đoạn này, cũng gợi ý cách thức cân bằng tâm lý, ứng phó với những cảm xúc tiêu cực trong giai đoạn này.
PGS.TS Trần Thành Nam cho hay, hiện có rất nhiều thông tin trên mạng khiến các em khó phân biệt được tin đúng hay sai.
Bởi vậy, thông tin trên mạng xã hội các em chỉ nên đọc để biết và phải sử dụng năng lực phê phán nhằm phân biệt được thông tin đúng hay sai.
Ngoài ra, các em cũng nên lựa chọn một số kênh uy tín, chính thống để tiếp cận được thông tin chính xác nhất.
M. Hà
Học sinh phổ thông theo đuổi ước mơ lập trình viên
Đoàn Văn Minh vừa hết giờ học trực tuyến tiết Vật lý 11 với các bạn ở lớp liền chuẩn bị cho buổi học lập trình với mentor tại FUNiX.
Tranh thủ thời gian nghỉ học để phòng dịch Covid-19, cậu học sinh đến từ Hải Dương đã tự học và sáng tạo thành công game về siêu anh hùng. Cũng như Minh, Nguyễn Vũ Khánh Linh học sinh lớp 11 ở Quảng Ninh hoàn thành một học kỳ đại học trong 6 tuần. Trong khi đó, Nguyễn Đình Anh ở Hà Nội lựa chọn FUNiX để học lập trình ngay khi vừa vào lớp 10 và đi làm thêm trong lĩnh vực công nghệ.
Ba học sinh Trung học đều đam mê lập trình từ sớm, muốn theo đuổi chương trình đại học ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông và hái được "trái ngọt" sau quá trình học tập.
Rút ngắn thời gian theo đuổi ước mơ là mục tiêu của Đoàn Văn Minh khi theo học tại FUNiX. Nói về quyết định theo học chương trình đại học sớm, Minh kể: "Mơ ước trở thành nhà lập trình game, tôi tìm hiểu các khóa học lập trình trên mạng và biết đến FUNiX. Ban đầu, tôi không nghĩ mình có thể theo học và thực hành ngay, nhưng sau khi học xong môn Game Development, tôi có đủ kiến thức, kỹ năng để hiện thực hóa mơ ước".
Đoàn Văn Minh thực hiện game đầu tay khi còn là học sinh Trung học phổ thông.
Nhờ được học nền tảng về lập trình, Minh từng bước thực hiện game đầu tay. Một mình làm game cậu học sinh lớp 11 phải lo tất cả các khâu, trong đó lập trình là khó nhất vì vừa phải logic, vừa cần xử lý thông tin chính xác. Sản phẩm Strabismus Hero ra đời sau rất nhiều lần sửa lỗi, ra mắt trên CHPlay, khả dụng cho điện thoại dùng hệ điều hành Android. Minh đang tiếp tục điều chỉnh để đưa sản phẩm lên AppStore dành cho hệ điều hành iOS. Cậu cũng được một nhà phát triển game có tiếng quan tâm và nhận trực tiếp kèm cặp để hoàn thiện sản phẩm.
Theo học chương trình đại học lấy bằng kỹ sư phần mềm tại FUNiX từ cuối năm lớp 10, hiện Đoàn Văn Minh học tới Chứng chỉ 3 - Lập trình viên ứng dụng doanh nghiệp. Với việc học tại FUNiX, nam sinh hy vọng có thể sở hữu vốn kiến thức lập trình đủ tốt để thực hiện ước mơ trở thành một lập trình viên giỏi ngay sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
"Nhờ các chương trình học trực tuyến, tôi được trải nghiệm học lập trình từ sớm để đi theo con đường mình thích, rút ngắn được thời gian chạm vào ước mơ", Minh chia sẻ.
Sắp trở thành kỹ sư ở tuổi 17, Nguyễn Vũ Khánh Linh đã học xong 75% lộ trình của chương trình đại học công nghệ thông tin trong 20 tháng.
Vừa vào lớp 10, nghe mẹ nói về một nơi đào tạo cử nhân công nghệ thông tin từ xa, nếu học song song thì lúc tốt nghiệp cấp 3 cũng lấy được bằng đại học và đi làm luôn, Linh đăng ký ngay lập tức.
Từ khi theo học học kỹ sư phần mềm tại FUNiX, Linh tranh thủ nghe đi nghe lại các bài giảng, trao đổi với thầy cô và các anh chị đi trước, "cày xới" các diễn đàn để tìm hiểu thêm. Đồng hành cùng con, bố mẹ Linh cũng bỏ thói quen xem vô tuyến các buổi tối và cuối tuần để giúp con tập trung học tập.
Nguyễn Vũ Khánh Linh đặt mục tiêu trở thành lập trình viên ngay sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Khánh Linh liên tiếp giành được học bổng học nhanh. Kỳ nghỉ vì Covid-19, nữ sinh trường THPT Chuyên Quảng Ninh dành 10 tiếng mỗi ngày để học.Thành tích của Khánh Linh khiến chủ tịch tập đoàn FPT khẳng định: Cháu có thể trở thành kỹ sư công nghệ trẻ nhất Việt Nam ngay khi tốt nghiệp cấp 3. Ông cũng tặng bằng khen, cấp học bổng thạc sĩ và mời cô bé 17 tuổi làm việc tại bất cứ công ty thành viên nào thuộc FPT sau khi tốt nghiệp THPT.
Ngay khi hoàn thành chương trình đại học tại FUNiX, Khánh Linh sẽ dành thời gian ôn thi Trung học phổ thông quốc gia và củng cố lại kiến thức IT. Nữ sinh cũng ấp ủ giấc mơ Mỹ để theo đuổi nghề lập trình tại quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhân tài.
Bắt đầu tự lập trình từ lớp 6, lên lớp 10, Nguyễn Đình Anh cũng lựa chọn FUNiX để thoả mãn đam mê của mình. Hình thức đào tạo trực tuyến giúp Đình Anh chủ động lịch học kết hợp rèn luyện kỹ năng.
"Bạn bè thường hỏi tôi có học được không, sắp xếp thời gian thế nào. Nhưng tôi đang học chương trình đại học rồi, không mất thời gian ôn thi đại học nữa", Đình Anh chia sẻ.
Đặt mục tiêu học theo hướng thực hành, vừa học FUNiX, Đình Anh vừa tích cực tham gia các cộng đồng công nghệ để nâng cao kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm. Trong cộng đồng xTer (sinh viên FUNiX), dù còn ít tuổi nhưng cậu được rất nhiều sinh viên tín nhiệm hỏi bài. Đình Anh cũng tham gia học lập trình trên website Codelearn và hiện đứng Top2 toàn trang.
Chia sẻ về việc học trực tuyến, Đình Anh cho biết, ngoài học theo giáo trình cần tự tìm tòi thêm kiến thức về ngôn ngữ lập trình. Trong quá trình thực hành, chỗ nào khó hiểu, cậu thường tự tìm phương án giải quyết trên mạng hoặc trao đổi với mentor.
Nguyễn Đình Anh không mất thời gian ôn thi đại học vì đã theo học giáo trình đại học từ lớp 10.
Hiện, Đình Anh đang học lớp 11 cùng lúc hoàn thành bốn chứng chỉ, tiếp tục học Chứng chỉ 5 và được nhận làm cộng tác viên IT tại FUNiX. Cậu tham gia nhóm học sinh tại FUNiX giành giải 3 chung cuộc trong cuộc thi FPT Edu Hackathon 2019, vượt lên hơn 30 đội đối thủ gồm nhiều sinh viên đại học.
Thời gian tới, Đình Anh vừa học trên lớp, theo học FUNiX và đi làm thêm để đạt mục tiêu hoàn thành chương trình phổ thông sẽ trở thành Lập trình viên.
Tại FUNiX, từ năm 2015 đến nay có hơn 500 học sinh Trung học phổ thông đăng ký học lập trình. Trong đó, có chương trình hợp tác giữa FUNiX và trường Trung học phổ thông FPT để tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận với kiến thức công nghệ từ sớm. Học sinh nhỏ nhất từng theo học tại FUNiX khi 10 tuổi.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, nhà sáng lập FUNiX cho biết, học sinh phổ thông có thể học lập trình theo hai hướng: Học kiến thức công nghệ cơ bản để thành thạo với môi trường kỹ thuật số và tiếp cận với chương trình học đại học sớm để đi làm ngay và có bằng đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông.
Chia sẻ về nghi ngại học sinh có đủ năng lực học được chương trình đại học không, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam nhận định: "Quan điểm cũ cho rằng việc học cần theo trình tự hết phổ thông mới có khả năng theo đại học. Tại FUNiX, học xong chương trình đại học khi đang ở bậc phổ thông có thể xảy ra.Thực tế chứng minh có nhiều học sinh đủ năng lực, yêu thích học và có mong muốn học đại học sớm. Từ đó, chúng tôi đưa ra triết lý giáo dục mới: Tạo điều kiện tối đa cho người học. Cần có môi trường để bất cứ khi nào người học sẵn sàng sẽ không phải chờ đợi".
Nhà sáng lập FUNiX cho biết, sự phát triển của công nghệ và giáo dục trực tuyến giúp người học ở bất kỳ lứa tuổi nào đều có cơ hội học tập linh hoạt. Với cách học trực tuyến, FUNiX giúp các em có điều kiện học tập công nghệ và lấy bằng đại học sớm, rút ngắn thời gian theo đuổi mơ ước.
Nha Trang
Sinh viên khởi nghiệp bằng dự án giáo dục giới tính Sau hơn một năm, dự án WeGrow Edu của Nguyễn Phương Tú cùng cộng sự có mặt tại 14 trường học, được nhận tài trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ. Sáng thứ hai, thay vì nghỉ ngơi và làm việc tại nhà, Nguyễn Phương Tú, 23 tuổi, cựu sinh viên Đại học Ngoại thương, vẫn đến "ngôi nhà chung" để hoàn thiện các...