Ra mắt chip vi xử lý đầu tiên của Việt Nam
Sáng 26.2, tại Nhà Điều Hành ĐHQG TP.HCM (Quận Thủ Đức, TP.HCM), chip vi xử lý 8 bit đầu tiên do Việt Nam chế tạo SG-8V1 đã được Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) cho ra mắt giới truyền thông.
Sớm nhận biết tiềm năng chất xám của Việt Nam và sự bành trướng của các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường vi xử lí nội địa, từ 2008, Sở KH-CN TP.HCM đã đặt hàng ICDREC sản phẩm này. Trải qua gần bốn năm nghiên cứu, ICDREC đã chế tạo và vận hành thành công chip SG-8V1 với những tiến bộ kĩ thuật vượt bậc.
Nhóm tác giả phát triển bộ vi xử lý đầu tiên của Việt Nam.
Điển hình, SG-8V1 chỉ cần 1 chu kì xung clock đã thực hiện xong 1 lệnh, giản tiện hơn hẳn chip PIC18F87J60 của Microchip khi cần tới 4 chu kì xung clock. Mặt khác, dữ liệu của SG-8V1 lên tới 3KByte Flash, 16Kbyte RAM thay vì chỉ 3808 Byte Ram như của PIC.
Video đang HOT
Một ưu điểm nữa của chip vi xử lí SG-8V1 là dù sở hữu chức năng “khủng” nhưng giá bán lại khá mềm với mức 40.000 đồng/chip cho lô hàng trên 1000 con chip, rẻ hơn giá bình quân thị trường của dòng chip 8 bit hiện nay là 75.000 đồng/chip cho lô hàng trên 5000 con. Trung bình một năm, nếu chỉ tính riêng thị trường thiết bị dân dụng sử dụng vi xử lí 8 bit, ta cần tầm 1 triệu con chip/năm. Như vậy, thay vì mất khoảng 75 tỉ đồng cho việc nhập khẩu 1000 con chip ngoại thì với SG-8V1, chúng ta chỉ tốn 40 tỉ đồng, ngân sách quốc gia tiết kiệm được 35 tỉ đồng.
Hiện, chip vi xử lí SG-8V1 đang được ICDREC ứng dụng trong các sản phẩm đa dạng như: hộp đen xe gắn máy XM100, bộ giải mã Setup Box, Khóa định vị Container, …và trong năm 2014, dự tính sẽ có khoảng 150.000 chip SG-8V1 xuất hiện trên thị trường Việt Nam.
Song song với việc cho ra mắt chip vi xử lí SG-8V1, ICDREC phối hợp Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp Vi mạch Tp.HCM, Sở KH-CN HCM tổ chức Lễ khai mạc vòng Chung kết cuộc thi Ứng dụng Vi điều khiển Việt Nam lần thứ nhất.
Cuộc thi nhằm phát huy tiềm lực nghiên cứu và ứng dụng trong nước sử dụng các vi điều khiển do Việt nam thiết kế, ghi nhận các đóng góp từ các chuyên gia, lực lượng nghiên cứu để hoàn thiện dần các phiên bản tiếp theo, đồng thời tìm kiếm thêm nhiều sản phẩm cụ thể ứng dụng chip SG-8V1.
Theo Danviet
Bộ cảm biến chuyển động 7 chiều đầu tiên trên thế giới
Mẫu chip SoC này có thể dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau, từ định vị, theo dõi sức khỏe cho đến các app hỗ trợ tập luyện thể thao.
Hãng InvenSense mới đây đã giới thiệu bộ cảm biến chuyển động 7 chiều đầu tiên trên thế giới. Với tên gọi MEMS MotionTracking ICM-20728, hệ thống vi cơ điện tử này có một con quay hồi chuyển 3 chiều, một gia tốc kế 3 chiều và một cảm biến áp suất được đóng gói chung trong một con chip duy nhất. ICM-20728 còn sở hữu một vi xử lí kĩ thuật số để thu thập và xử lí dữ liệu chuyển động lấy từ các cảm biến nói trên. Kết hợp các yếu tố này lại với nhau, ICM-20728 có thể đo sự thay đổi tuyệt đối và tương đối về độ cao, tốc độ, hướng di chuyển và có thể dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau, từ định vị, theo dõi sức khỏe cho đến các app hỗ trợ tập luyện thể thao. InvenSense nói đây là lần đầu tiên một con chip duy nhất có khả năng cung cấp được lượng thông tin nhiều như thế liên quan đến chuyển động của người dùng.
Ảnh minh họa.
SoC ICM-20728 được thiết kế nhắm đến các thiết bị đeo được, ví dụ như vòng đeo tay thông minh, đồng hồ thông minh cũng như smartphone và tablet. ICM-20728 sẽ ở trạng thái luôn hoạt động với mức tiêu thụ điện chỉ là 2mW khi hệ thống cảm biến 7 chiều lẫn bộ xử lí đang hoạt động. SoC này cũng có thể tự cân chỉnh lại hệ cơ điện của mình, cho phép phân loại các hoạt động thể thao khác nhau và sẽ giúp cải thiện việc định vị trong nhà.
Nhà sản xuất cho biết thêm rằng ICM-20728 hỗ trợ các cử chỉ tùy biến thông qua bộ công cụ InvenSense Gesture Language. Nó tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau, bao gồm cảm Android 4.4 KitKat. Bản mẫu của InvenSense ICM-20728 sẽ bắt đầu được giao trong nửa đầu năm nay nhưng chưa rõ khi nào thì một sản phẩm thương mại hóa dùng SoC này mới xuất hiện trên thị trường.
Vài thông tin thêm:
Gia tốc kế sẽ đo các chuyển động tuyến tính và góc nghiên và thu thập các thông số về độ lớn, hướng cũng như tác động của trọng lực. Gia tốc kế hay được dùng để xác định khi nào thì bạn nghiêng thiết bị của mình.
Gia tốc kế sẽ đo góc quay theo một hoạt nhiều trục, hữu ích khi cần theo dõi các chuyển động phức tạp trong không gian tự do. Gia tốc kế không phụ thuộc vào các ngoại lực nên nó hoạt động gần như tự động hoàn toàn.
Cảm biến áp suất dùng để đo áp suất khí quyển cũng như cao độ tương đối, tuyệt đối thông qua việc phân tích các thay đổi về áp suất.
Tham khảo: Tinhte/Slashgear
Điện thoại giá rẻ BlackBerry Z3 lộ diện Z3 dự kiến sẽ sở hữu chip lõi kép 1,2 Ghz, bộ xử lý đồ hoạ Adreno 305, RAM 1,5 GB. Với mức giá 150 USD, đây là mẫu máy có thiết kế khá đẹp ở thị trường tầm trung và thể hiện thực tế chiến lược mới của BlackBerry: nhắm vào các thị trường mới nhờ những mẫu điện thoại thông minh...