Ra mắt bộ nhận diện Trường Sư phạm – Trường Đại học Vinh
Sự ra đời của Trường Sư phạm cũng như quyết định ra mắt bộ nhận diện và khung chuẩn đầu ra khối ngành đào tạo giáo viên đã thể hiện rõ đặc trưng, màu sắc riêng và mục tiêu hướng đến của Trường Sư phạm trong tương lai.
Tối 30/12, Trường Sư phạm thuộc Trường Đại học Vinh đã tổ chức chương trình ra mắt bộ nhận diện Trường Sư phạm, công bố khung chuẩn đầu ra các ngành đào tạo giáo viên Trường Đại học Vinh.
Dự lễ có GS.TS Thái Văn Thành – Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và một số sở, ban, ngành liên quan. Ảnh: MH
Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ Trường nhiệm kỳ 2020 – 2025 và chỉ đạo của Đảng ủy, ngày 21/7/2021, Hội đồng trường đã có Nghị quyết số 11/NQ-HĐT thành lập Trường Sư phạm thuộc Trường Đại học Vinh trên cơ sở sáp nhập, tổ chức lại các đơn vị: Viện Sư phạm Tự nhiên, Viện Sư phạm Xã hội, Khoa Giáo dục, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm.
Việc thành lập Trường Sư phạm thuộc Trường Đại học Vinh là sự kế thừa và phát huy truyền thống sư phạm của Trường Đại học Sư phạm Vinh trước đây và Trường Đại học Vinh hiện nay. Qua đó, sẽ góp phần to lớn trong nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới, căn bản toàn diện của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Sự ra đời của Trường Sư phạm đã đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn mới với nhiều sứ mệnh quan trọng.
Các đại biểu chứng kiến lễ ra mắt bộ nhận diện Trường Sư phạm. Ảnh: MH
Video đang HOT
Phát biểu tại chương trình, GS.TS Nguyễn Huy Bằng – Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh đã đánh giá cao những nỗ lực của tập thể Trường Sư phạm, tin tưởng và gửi gắm nhiều kỳ vọng vào vị thế của trường trong tương lai.
Từ thành quả 62 năm đào tạo giáo viên, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh cũng đề nghị Trường Sư phạm cần bám sát khung chuẩn đầu ra của khối ngành sư phạm, đào tạo được đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới.
GS.TS Nguyễn Huy Bằng – Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh phát biểu tại lễ ra mắt. Ảnh: MH
Sự ra đời của Trường Sư phạm cũng như quyết định ra mắt bộ nhận diện và khung chuẩn đầu ra khối ngành đào tạo giáo viên đã thể hiện rõ đặc trưng, màu sắc riêng và mục tiêu hướng đến của Trường Sư phạm trong tương lai.
Trao quyết định công nhận khung chuẩn đầu ra khối ngành Sư phạm. Ảnh: MH
Đây cũng là bước khởi đầu giúp Trường Sư phạm xác định rõ mục tiêu giảng dạy, công khai cam kết với xã hội về chất lượng đào tạo khối ngành sư phạm; thể hiện tinh thần sáng tạo, khát vọng đổi mới của tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường.
PGS.TS Lưu Tiến Hưng – Hiệu trưởng Trường Sư phạm và PGS.TS Trần Vũ Tài – Phó Hiệu trưởng nhà trường trao giải cho các đội tại cuộc thi Nghiệp vụ Sư phạm. Ảnh: MH
Tại buổi lễ, Trường Sư phạm cũng đã trao giải Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm 2021./.
Lương giáo viên vẫn còn thấp lắm!
Trao đổi với Báo Đại Đoàn Kết, GS. TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, đào tạo sư phạm không thể không có kế hoạch.
Phải tính toán cho phù hợp, không thể thả nổi như hiện nay bởi trường nào cũng muốn tuyển sinh nhiều, nhất là những ngành mình có sở trường mà không căn cứ trên nhu cầu tuyển dụng thực tế từ các địa phương.
GS.TS Trần Hồng Quân.
PV: Hiện nay nhiều địa phương thống kê có tình trạng thừa thiếu - giáo viên cục bộ. Từ góc độ đào tạo ở các trường sư phạm cần có những thay đổi nào để góp phần giảm bớt tình trạng này thưa giáo sư?
GS. TS Trần Hồng Quân: Thừa rõ ràng là vấn đề chúng ta làm chưa làm tốt công tác dự báo, quy hoạch nhân lực. Nếu thống kê được những môn học nào thừa giáo viên thì phải có kế hoạch đào tạo giảm bớt thay vì đào tạo theo thế mạnh của các trường mà không tính đến nhu cầu tuyển dụng của địa phương. Khi đó, câu chuyện cử nhân thất nghiệp sẽ dai dẳng và khiến những người có dự định, mong muốn đầu quân vào ngành sư phạm cũng lo lắng, thậm chí chùn bước.
Việc đào tạo và sử dụng giáo viên hiện nay khác trước nhiều. Trước đây trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm và đại học sư phạm đều có nhiệm vụ đào tạo giáo viên còn hiện nay, trung học sư phạm đã bỏ, cao đẳng sư phạm cơ bản chủ yếu còn nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non. Tuy nhiên, vẫn còn có những điểm chung là thiếu nhiều giáo viên ở các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ... Đặc biệt là giáo viên dạy giáo dục khuyết tật rất thiếu vì ít người học.
Giải quyết tình trạng này, tôi cho rằng phải thay đổi bằng chính sách, không có cách nào khác, Không thể bắt buộc ai học ngành sư phạm hay bắt buộc học giáo dục trẻ khuyết tật. Không thể chỉ trông chờ vào lòng yêu nghề, đam mê với nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên bởi có "thực mới vực được đạo", trong khi các ngành nghề khác lương cao, dễ xin việc hơn là sư phạm...
Chỉ có chính sách mới làm thay đổi lượng và chất trong câu chuyện giáo viên. Đến nay chúng ta đã miễn học phí cho sinh viên sư phạm và có thêm chính sách hỗ trợ phí sinh hoạt hàng tháng cho sinh viên nhưng cân nhắc giữa 4 năm đại học với cơ hội việc làm, chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến... trong cả mấy chục năm sự nghiệp tiếp theo là cả một khoảng cách. Mức lương ra trường của giáo viên những năm đầu chưa thể trang trải cuộc sống như những ngành học khác. Lương giáo viên vẫn còn thấp lắm so với mặt bằng thu nhập của xã hội hiện nay. Nhất là khi nhiều ngành nghề có những thu nhập tăng thêm đáng kể, thậm chí cao hơn lương.
Học xong ngành sư phạm chưa chắc làm ngành này. Thực tế nhiều báo cáo đã chỉ ra những giáo viên Ngoại ngữ hay Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật... giỏi hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở các doanh nghiệp với mức lương cao hơn nhiều so với giáo viên trong khi công việc đỡ vất vả, áp lực hơn. Đó là vấn đề lớn của đào tạo sư phạm và đội ngũ giáo viên hiện nay và chỉ có thể thay đổi nếu có những thay đổi căn cơ từ chính sách.
Không chỉ câu chuyện số lượng mà câu chuyện chất lượng đội ngũ cũng còn nhiều điều phải bàn, thưa giáo sư?
- Chúng ta vẫn chưa thể thỏa mãn vấn đề chất lượng đội ngũ, nhất là khi triển khi Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 với những yêu cầu mới. Một khó khăn tôi muốn đề cập đó là các trường sư phạm không được thu học phí nên việc đầu tư, nâng cấp, thu hút giảng viên giỏi cũng hạn chế. Các trường sư phạm cũng chật vật nếu muốn trang bị thêm cơ sở vật chất, tạo điều kiện để cải thiện chất lượng đào tạo sư phạm cũng khó vì không có kinh phí.
Tình trạng thiếu giáo viên ở các địa bàn khó khăn như vùng núi, vùng sâu vùng xa đang là một vấn đề làm "đau đầu" nhiều địa phương. Theo giáo sư có nên yêu cầu bắt buộc với giáo viên mới vào ngành phải có ít nhất 3 năm công tác vùng sâu, vùng xa trước khi về đô thị, nông thôn công tác hay không?
- Tôi không ủng hộ chính sách này bởi mọi việc đều phải xuất phát từ tinh thần tự nguyện của người trong cuộc. Thu hút người giỏi vào sư phạm đã khó, nay lại còn "bắt buộc" như vậy thì có lẽ thêm nhiều học sinh giỏi đắn đo muốn đầu quân vào ngành. Giáo dục miền núi có những đặc thù riêng mà nếu tuyển giáo viên đi "nghĩa vụ" một thời gian rồi về thì khó có sự chuyên tâm, gắn bó với vùng đất, với con người nơi ấy. Khi thiếu tâm huyết thì khó nâng chất lượng giáo dục lên như kỳ vọng. Vì vậy, cá nhân tôi cho rằng nên thay đổi về mặt chính sách với những tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên công tác ở đây cả để họ toàn tâm toàn ý gắn bó với sự nghiệp giáo dục miền núi vốn nhiều khó khăn, thách thức đặc thù. Đào tạo giáo viên tại chỗ cho tốt để bám trụ lâu dài với mảnh đất nơi đó, đặc biệt là giáo viên là người bản địa.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nhiều địa phương không có nhu cầu đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116 Tiến sĩ Đinh Anh Tuấn nhận định: "Trong tương lai, nhiều địa phương có thể vẫn sẽ không đặt hàng đào tạo giáo viên cho các trường sư phạm vì nhiều lý do". Sáng ngày 25/12, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm "Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Nghị định 116/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính...