Quyết ngăn thực phẩm “ba không” vào trường học
Là một trong số các đơn vị có quy mô học sinh lớn, tỷ lệ học sinh ăn bán trú tại trường hằng ngày cao, năm học 2020-2021, quận Đống Đa xác định công tác bảo đảm an toàn bữa ăn bán trú cho học sinh quan trọng song song với nhiệm vụ dạy học.
Cam kết không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, tăng cường kiểm tra, giám sát, quyết ngăn thực phẩm “ba không” vào trường học là giải pháp đang được triển khai quyết liệt.
Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội về an toàn thực phẩm kiểm tra một bếp ăn trường học tại quận Đống Đa.
100% trường học cam kết không để xảy ra ngộ độc
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm quận Đống Đa, năm học 2020-2021, trên địa bàn quận Đống Đa có 86 trường học và 101 nhóm lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Tổng số bếp ăn bán trú trong trường học là 172. Trong số này, có 150 đơn vị tự nấu bữa ăn bán trú cho học sinh, số còn lại thuê nhà thầu. Các bếp ăn này đều tập trung ở hai cấp mầm non và tiểu học; các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa không tổ chức bán trú cho học sinh nên không có bếp ăn.
Đề cập đến công tác bảo đảm an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú cho học sinh tại các trường học trên địa bàn, ông Tạ Ngọc Thắng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa cho biết: UBND quận Đống Đa đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm, bếp ăn tập thể và kiểm soát sữa học đường.
Trước khi các nhà trường bước vào năm học 2020-2021, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa đã triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tới tất cả các trường học với yêu cầu 100% các trường phải tuân thủ nghiêm túc các quy định liên quan, cam kết không để xảy ra hiện tượng mất an toàn vệ sinh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
Kết quả kiểm tra của Ban Chỉ đạo cho thấy, 100% các trường đều thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan, đáng chú ý là các đơn vị đều xây dựng quy trình giám sát, xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn bán trú.
Xác định việc tổ chức cho học sinh ăn bán trú với các trường tiểu học không phải là nhiệm vụ như đối với các trường mầm non, nhưng là phần việc mà các nhà trường đã thỏa thuận và đứng ra nhận trách nhiệm với phụ huynh học sinh, giúp các bậc phụ huynh yên tâm công tác, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa đã có nhiều giải pháp hỗ trợ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đã phối hợp với Phòng Y tế quận hướng dẫn các nhà trường hoàn thành thủ tục ký “Bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2020″; thường xuyên giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại các nhà trường, kịp thời phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn cho học sinh.
Video đang HOT
Ngăn chặn thực phẩm “ba không”
Phát huy kết quả đạt được, năm học 2020-2021, ngành Giáo dục quận Đống Đa quyết tâm tổ chức tốt bữa ăn bán trú cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để đạt mục tiêu này, các nhà trường đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn thực phẩm “ba không”: Không nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, không hạn sử dụng.
Một trong những giải pháp được kiên trì triển khai là việc tổ chức hội nghị ký cam kết về bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa với các nhà trường.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa Tạ Ngọc Thắng cho hay: Việc tổ chức ký cam kết không chỉ tăng cường ý thức, trách nhiệm của các nhà trường trong việc tổ chức bữa ăn bán trú, mà còn khẳng định sự quyết tâm, tạo sự tin tưởng đối với phụ huynh học sinh trong việc bảo đảm an toàn cho học sinh.
Ngoài ra, Phòng cũng yêu cầu các nhà trường lựa chọn đơn vị cung ứng thực phẩm có đủ năng lực, uy tín, tư cách pháp nhân, tổ chức ký kết hợp đồng chặt chẽ với các điều khoản rõ ràng, trong đó xác định rõ trách nhiệm giữa các bên nếu để xảy ra mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Là đơn vị có số lượng học sinh ăn bán trú nhiều nhất trên địa bàn quận Đống Đa, với gần 2.900 học sinh, Trường Tiểu học Kim Liên xác định đây là phần việc nặng nề, đòi hỏi sự chung sức của cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh.
Bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Liên cho biết: Dù trường đã được xây dựng từ lâu, nhiều hạng mục xuống cấp, song nhà trường luôn ưu tiên đầu tư cho công tác bán trú, trong đó có việc xây dựng bếp ăn một chiều, trang bị đầy đủ dụng cụ chế biến bảo đảm an toàn và hợp vệ sinh. Nhà trường coi trọng khâu giao – nhận thực phẩm hằng ngày để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các thực phẩm có nguy cơ không an toàn đối với học sinh như thực phẩm không nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, không hạn sử dụng.
Trong khi đó, bà Trần Thị Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Liên cho biết: Hằng ngày nhà trường thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 800 trẻ. Nhà trường đã thành lập tổ tự giám sát bếp ăn bán trú, có sự tham gia của cha mẹ học sinh; có sổ theo dõi việc kiểm tra, giám sát nguồn gốc, chất lượng thực phẩm nhập vào bếp ăn bán trú hằng ngày.
Việc tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về quy trình giao – nhận, cách thức kiểm tra như kiểm tra nguồn gốc, mã hàng, lô sản xuất, lưu kho… được coi trọng nhằm phát hiện ngay các nguy cơ mất an toàn cho trẻ ngay từ khâu đầu tiên khi thực phẩm vào trường.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa Tạ Ngọc Thắng thông tin: Phòng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm của các nhà trường; tham mưu UBND quận bố trí kinh phí đầu tư, cải tạo các hạng mục có liên quan đến công tác an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Nữ sinh Hà Tĩnh đoạt giải "Cây bút triển vọng" cuộc thi viết thư UPU
Nguyễn Thị Hương Giang - lớp 9B, Trường THCS Đậu Liêu (TX. Hồng Lĩnh) là nữ sinh Hà Tĩnh duy nhất đoạt giải tại Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49, năm 2020.
Em Nguyễn Thị Hương Giang đoạt giải "Cây bút triển vọng" UPU lần thứ 49. ( Ảnh: NVCC)
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tổ chức với đề tài: "Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống", được phát động và triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020. Sau 4 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được gần 600.000 bức thư dự thi của các bạn học sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Vượt qua nhiều vòng chấm chọn, 100 bức thư xuất sắc nhất từ 34 tỉnh, thành trên toàn quốc đã vào vòng trao giải. Ban tổ chức mới đây công bố danh sách gồm 1 giải nhất, 3 giải nhì, 5 giải ba, 30 giải khuyến khích cùng với 61 giải cây bút triển vọng, 5 giải dành cho học sinh khiếm thị và 9 giải tập thể.
Với đề tài mà ban tổ chức đưa ra, Nguyễn Thị Hương Giang lựa chọn chủ đề "Lãng phí thực phẩm" để viết và gửi đến ông Qu Dongyu - Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).
Chọn vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, Hương Giang dùng cách tiếp cận thẳng thắn và trực tiếp ngay khi vừa mở đầu thư:
"Kính gửi ông Qu Dongyu
Cháu chỉ là một học sinh bình thường đang sống và học tập tại một tỉnh thành của Việt Nam.
Khi viết bức thư này cháu chỉ mong ông có thể thấy được sự ảnh hưởng vô cùng lớn lao của thực phẩm với cuộc sống ngày nay.
Thức ăn là nguồn sống không thể thiếu cho bất kì một cơ thể sống nào. Nó là chất dinh dưỡng, là năng lượng để chúng ta hoạt động mỗi ngày. Khác với quan niệm "ăn để sống" trước đây, cùng với sự phát triển của thời đại, thức ăn ngày càng phong phú, đa dạng, được chú trọng cả về thành phần lẫn hình thức. Ăn không chỉ để sống mà còn là thưởng thức. Nhưng song song đó, một hiện trạng đã xuất hiện và ngày càng "bành trướng" đó chính là sự lãng phí thức ăn.
Lãng phí thực phẩm - một trong những vấn đề nóng của nhân loại.
Theo như cháu được biết, mỗi năm có 1,3 tỉ tấn lương thực bị lãng phí. Khối lượng này tương đương với giá trị sản xuất được của khu vực châu Phi cận Sahara. Đồng thời, cứ 7 người trên thế giới có 1 người đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi ngày vì đói. Như vậy, với hơn 7 tỷ người đang sống trên thế giới này, có thể tính bình quân số người chết vì đói mỗi ngày chính là một con số khổng lồ. Theo cách nhìn như vậy liệu rằng mỗi con người chúng ta đã thật sự để tâm, hoặc thật sự đã có thể nghĩ cho những người đói nghèo này".
Chia sẻ với phóng viên Báo Hà Tĩnh về lý do lựa chọn chủ đề "Lãng phí thực phẩm", Hương Giang cho hay, qua các phương tiện truyền thông, em được biết về tình trạng nghèo đói ở một số nước, đối lập với đó là sự phung phí thức ăn của những thực khách dùng bữa ở các nhà hàng.
"Thực khách sau khi dùng bữa thường để lại rất nhiều thực phẩm thừa. Trong khi từ "núi" thực phẩm lãng phí ấy có thể tạo ra biết bao món ăn cho người nghèo", nữ sinh 14 tuổi nói và cho biết thêm, bản thân cảm thấy rất bức xúc, mong muốn có thể góp phần chung tay giải quyết vấn nạn này.
"Sau khi được nhà trường phổ biến về cuộc thi và chủ đề năm nay, em xác định đây chính là cơ hội để mình nói lên những suy nghĩ của bản thân. Qua bức thư, em mong mọi công dân toàn cầu có thể hiểu và nhìn ra được tác hại của việc lãng phí thức ăn trong mỗi bữa ăn hằng ngày là vô cùng lớn. Theo đó, có thể xây dựng cách giải quyết hợp lý để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn không chỉ trong nước mà còn trên thế giới", Hương Giang cho hay.
Trong lá thư của mình, Hương Giang lập luận và đưa ra những lý lẽ, bằng chứng xác thực để làm sáng tỏ vấn đề. Cụ thể, nữ sinh này đưa ra 3 tác hại chính của việc lãng phí thực phẩm khiến cho môi trường sống của con người bị hủy hoại, bao gồm: lãng phí thực phẩm đồng nghĩa với việc lãng phí lượng nước sử dụng để sản xuất ra nó; gây phát thải khí nhà kính và tác động đến đa dạng sinh học.
"Cháu đã từng được đọc bài phát biểu về "Bê bối lãng phí thức ăn toàn cầu" của Tristram Stuart rằng: "Chúng ta chưa từng có một sự thừa thãi khổng lồ như thế, trước kia. Ở một góc độ nào đó, đây là thành công lớn của văn minh nhân loại, của sự dư thừa trong nông nghiệp mà chúng ta đã đặt mục tiêu phải đạt được 12 ngàn năm về trước. Đó là một câu chuyện về sự thành công. Nhưng những gì chúng ta phải thừa nhận là chúng ta đang tiến tới giới hạn sinh thái mà hành tinh này có thể chịu đựng được. Và khi chặt cây phá rừng để trồng thực phẩm ngày càng nhiều hơn nữa, khi lấy nước bằng cách rút bòn từ nguồn trữ, khi thải ra các khí nhiên liệu trong các cuộc tìm kiếm để trồng thêm nhiều thực phẩm hơn nữa và rồi vứt bỏ phần lớn chúng, chúng ta phải suy nghĩ về những gì mà chúng ta có thể bắt đầu tiết kiệm"" - Hương Giang viết trong lá thư gửi ông Qu Dongyu.
Cuối thư, nữ sinh Hà Tĩnh nhắn nhủ đến Tổng giám đốc FAO: "Cháu chỉ mong rằng ông có thể đọc được bức thư này, từ đó có thể thêm nhiều chính sách hữu ích hơn nữa".
"Khi viết bức thư, em không nghĩ đến việc mình sẽ đạt được giải thưởng gì, chỉ mong mọi người có thể vì lá thư này mà có một cách nhìn nhận khác về việc lãng phí thức ăn. Khi được nhà trường thông báo đoạt giải "Cây bút triển vọng", em cảm thấy bất ngờ và rất vui", Hương Giang nói.
Nhắc đến Hương Giang, thầy Trần Đề - Hiệu trưởng Trường THCS Đậu Liêu chia sẻ: "Hương Giang là một nữ sinh có thành tích học tập tốt. Em thường xuyên có tên trong đội tuyển tham gia các cuộc thi học sinh giỏi cấp thị xã và đã đạt thành tích cao ở môn Tiếng Anh, Sinh học, Toán. Gần đây nhất, khi tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Hương Giang được Phòng GD-ĐT thị xã Hồng Lĩnh cử làm đội trưởng đội tuyển bộ môn Sinh học và đạt giải ba đồng đội cùng giải nhì cá nhân".
Thầy Đề đánh giá, mặc dù Ngữ Văn không phải là môn mà Hương Giang học giỏi nhất, nhưng cô học trò nhỏ lại thể hiện có rất nhiều tố chất với môn học này qua cách hành văn mạch lạc, lập luận logic.
Nhiều trường cố gắng tìm cách giữ lại cây xanh Thay vì phải đốn hết cây theo phong trào, một số trường học đã tìm nhiều cách chăm sóc và giữ gìn mảng xanh trong khuôn viên sau sự cố cây ngã khiến một học sinh tử vong ở Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM. Trụ đỡ lắp đặt để chống cây ngã tại Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh) - PHẠM...