Quyết định tăng sản lượng dầu của OPEC+ không thể ‘cứu vãn’ giá xăng
Quyết định tăng sản lượng ít ỏi của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) không thể đưa thế giới vượt qua cơn khát dầu.
Logo của OPEC bên ngoài trụ sở chính của tổ chức tại Vienna, Áo tháng 3/2022. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, tổ chức OPEC ngày 30/6 thông báo sẽ duy trì chính sách tăng sản lượng dầu đã lên kế hoạch vào tháng 8 tới, là tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày thay vì tăng 432.000 thùng/ngày như trước đây. Tuy nhiên, các nhà phân tích đánh giá mức tăng này không thể làm giảm giá xăng đang tăng vọt và tình trạng lạm phát mà khủng hoảng năng lượng gây ra cho nền kinh tế toàn cầu.
Quyết định tăng sản lượng dầu này được coi là thiện chí mà nước đứng đầu OPEC Saudi Araba gửi tới Tổng thống Mỹ Joe Biden. Chính quyền Mỹ trước đó đã thông báo về kế hoạch chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Joe Biden tới khu vực Trung Đông và một trong những điểm dừng chân là Saudi Arabia. Trước sức ép trong nước, Tổng thống Biden nhiều lần hối thúc các nước sản xuất dầu tăng sản lượng nhằm giúp hạ giá xăng dầu đối với những người điều khiển phương tiện ở Mỹ.
Hiện giá xăng dầu trên toàn thế giới cao chưa từng có. Ngày 14/6, giá xăng trung bình trên toàn quốc ở Mỹ đã nhảy vọt mức cao nhất từ trước đến nay là 5 USD/gallon (3,78 lít).
Về lý thuyết, OPEC có thể giúp hạ giá xăng nhờ vào việc tăng sản lượng. Tuy nhiên, đến ngay cả các nước sản xuất dầu cũng đang rất chật vật để sản xuất đủ định mức mà tổ chức quy định.
Video đang HOT
Nigeria và Angola là hai nước từ lâu không sản xuất đủ dầu theo mức đặt ra. Trong khi đó, Nga cũng hụt sản lượng do các khách hàng phương Tây không mua dầu của họ vì lo sợ các lệnh trừng phạt hoặc không muốn liên quan đến xung đột ở Ukraine. Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng của OPEC đã giảm 2,8 triệu thùng/ngày so với mức thỏa thuận vào tháng Năm.
Nhà phân tích hàng hóa Carsten Fritsch tại Commerzbank nhận xét: “Chỉ có rất ít nước thành viên có khả năng sản xuất đủ hạn ngạch. Câu hỏi đặt ra là liệu các quốc gia có năng lực dự phòng như Saudi Arabia hay Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất có được phép để thay các nước kia hoàn thành mục tiêu hay không”.
Đổ lỗi cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine là nguyên nhân khiến giá năng lượng toàn cầu tăng, tại hội nghị thượng đỉnh của Nhóm bảy nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong tuần này, Mỹ đã gây sức ép lên các đối tác thiết lập một giá trần đối với dầu Nga. Washington hy vọng rằng cách làm này vừa duy trì được nguồn cung dầu toàn cầu vừa hạn chế được nguồn thu của Moskva.
Liên minh châu Âu cũng đã thông qua lệnh cấm đối với 90% lượng dầu nhập khẩu của Nga vào cuối năm nay.
Saudi Arabia trở lại vai trò 'bánh lái' chi phối thị trường dầu mỏ
Saudi Arabia đã trở lại vị thế nhà sản xuất quan trọng, có sức chi phối lớn đối với giá dầu trên thị trường quốc tế.
Nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trồi sụt nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc là một tác nhân gây ra biến thiên của giá dầu trong năm nay. Nhưng dịch chuyển mới nhất về nguồn cung "vàng đen" sẽ tạo ra những tác động về địa chính trị, tài chính vượt khỏi khuôn khổ thị trường dầu mỏ. Đáng chú ý, Saudi Arabia đã quay trở lại vai trò nhà sản xuất quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng lớn đối với giá dầu.
Hiệu ứng từ cầu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc đối với giá dầu là điều đã được công nhận rộng rãi. Đây là quốc gia rộng lớn, có nhu cầu cao về năng lượng, với một nền sản xuất, tiêu dùng thâm dụng nhiều năng lượng. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu năng lượng từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Năm nay, tác động về giá liên quan đến cầu tiêu thụ tại Trung Quốc đặc biệt khó đoán định, khi nhà chức trách nước này thường xuyên siết rồi lại mở phong tỏa để phòng chống đại dịch dựa trên chính sách zero-Covid (Không COVID). Trong khi đó, biến số tác động đến giá liên quan đến phía cầu lại không được liên tục, khiến hiệu ứng của cuộc chiến cung-cầu thêm thú vị.
Để lượng định bước dịch chuyển này, cần xem xét những nhân tố chi phối trên thị trường đã dịch chuyển ra sao trong vòng 15 năm qua. Dễ nhận thấy nhất là vai trò suy giảm của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), do sự bùng nổ của ngành khai thác dầu đá phiến, đặc biệt là tại Mỹ. Hệ quả là vai trò của "nhà sản xuất chi phối" dần tuột khỏi tay Saudi Arabia và OPEC.
Để lập lại ảnh hưởng của liên minh dầu mỏ này, Saudi Arabia và Nga trong năm 2016 đã đạt thỏa thuận về thiết lập cơ chế hợp tác giữa OPEC và các đối tác (gọi tắt là OPEC ), với 13 thành viên OPEC và 10 đối tác bên ngoài, nhằm mở rộng điều phối sản lượng-hạn mức.
OPEC đã khôi phục lại hiệu quả biện pháp trần sản lượng. Thế nhưng vai trò xác lập mức giá của liên minh này suy yếu trong vài năm sau đó, khi thế giới ngày một quan tâm nhiều hơn đến biến đổi khí hậu, đi cùng đó là nhu cầu cấp thiết về giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Can thiệp quân sự của Nga tại Ukraine hồi tháng 2 vừa qua đã có tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến vai trò của OPEC , khi bắt đầu xuất hiện tiếng nói đòi "ngắt" Nga khỏi liên minh.
Gánh nặng về giá với người tiêu dùng cũng là một nhân tố cần tính tới. Lệnh trừng phạt của phương Tây gây đứt gãy nguồn cung dầu mỏ từ Nga, đẩy giá dầu tăng cao. Điều này một lần nữa làm nổi bật vai trò của Saudi Arabia trên thị trường, với việc rất nhiều lãnh đạo phương Tây hối thúc nước này tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu.
Minh chứng rõ nét nhất cho xu thế Saudi Arabia quay trở lại vị thế "bánh lái" thị trường dầu mỏ toàn cầu chính là việc Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ sớm có chuyến thăm tới Riyadh trong tháng này nhằm nỗ lực giảm thiểu gánh nặng giá nhiên liệu với người tiêu dùng Mỹ trước thời điểm bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới. Thị trường kỳ vọng cuộc gặp giữa ông Biden với Thái tử Mohammed bin Salman sẽ đẩy OPEC đi tới quyết định tăng sản lượng khai thác.
Việc Saudi Arabia tìm lại được vị thế chi phối trên thị trường cũng có những tác động tài chính. Với việc giá dầu liên tục duy trì trên mức 100 USD/thùng trong năm nay, ngân sách của Saudi Arabia tăng vọt, giúp cải thiện cán cân thanh toán.
Tháng trước, tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco công bố mức lợi nhuận kỉ lục 39,5 tỷ USD trong quý một, tăng 82% so với mức 21,7 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Ở tình cảnh "thừa tiền", Saudi Arabia và nhiều nước sản xuất dầu mỏ khác trong khu vực đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới, liên tục đưa ra các kế hoạch chi tiêu, phát triển hạ tầng nội địa đầy tham vọng.
Tuy nhiên, khả năng duy trì vai trò áp đặt thị trường của Saudi Arabia trong thời gian bao lâu hiện vẫn là câu hỏi còn để ngỏ. Giá dầu đứng ở mức cao sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ, theo các tác động trực tiếp và gián tiếp. Nguồn cung cũng sẽ có sự nhập cuộc tương xứng. Các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ có kế hoạch tăng sản lượng khai thác, khi những quy định về môi trường được nới lỏng một bước.
Diễn biến trên thị trường dầu mỏ 15 năm qua cho thấy, thế áp đảo thị trường - dù là của OPEC hay ngành dầu đá phiến - đều không kéo dài. Việc Saudi Arabia bất chợt quay trở lại vai trò "bánh lái", "nhà sản xuất chi phối" không làm thay đổi những chuyển động trong dài hạn trên thị trường toàn cầu, nơi nguồn nhiên liệu hóa thạch không còn được chào đón mạnh do yếu tố môi trường.
Bộ trưởng Năng lượng UAE: Giá dầu thô có thể tiếp tục tăng cao hơn Ngày 8/6, Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Suhail Al Mazrouei cho rằng giá dầu có thể tăng cao hơn do nhu cầu của Trung Quốc có khả năng phục hồi đáng kể, giữa lúc các nỗ lực tăng sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các nhà sản xuất liên...