Quyết định kịp thời và hợp lý
Ngày 5/12, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản điều chỉnh việc tổ chức dạy học trực tiếp đối với học sinh các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên trên địa bàn các quận, huyện, thị xã TP.
Theo đó, học sinh lớp 12 sẽ học trực tiếp kết hợp trực tuyến; học sinh lớp 10, 11 tiếp tục học trực tuyến.
Học sinh trường THCS Mai Đình, huyện Sóc Sơn phấn khởi vì được đến trường sáng 22/11. Ảnh: Nam Du
Trước đó, ngày 3/12, Sở GD&ĐT Hà Nội có Công văn 4156/SGDĐT-CTTT yêu cầu tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 6/12 cho học sinh các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn các quận, huyện, thị xã thuộc TP. Theo đó, các trường sớm tổ chức cho học sinh nằm trong khu vực có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 đi học trực tiếp. Hủy bỏ quy định “trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 30/11/2021 không có các ca F0 trong cộng đồng”, chỉ còn những học sinh cư trú tại địa bàn mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 học trực tuyến. Điều này khiến cho lãnh đạo các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên đứng ngồi không yên. Nhà trường, hội cha mẹ học sinh phải chạy đua với thời gian trong 2 ngày nghỉ cuối tuần qua để triển khai quyết định này.Nhiều trường lập đã tổ chức trưng cầu ý kiến phụ huynh, theo đó có 4 phương án. Phương án 1: Đi học sau khi tiêm mũi 2; phương án 2: Cho các con nghỉ thêm một tuần (để bảo đảm tiêm mũi 1 đủ 14 ngày); phương án 3: Đi học bắt đầu từ học kỳ 2, phương án 4 : Đồng ý đi học từ 6/12. Không khó để biết, bên cạnh niềm vui của các con khi biết tin được đến trường, nhiều phụ huynh vô cùng lo lắng khi các ca F0 trong cộng đồng Hà Nội vẫn tăng chóng mặt. Đa số các phụ huynh ủng hộ quyết định sớm đưa học sinh đến trường nhưng bỏ phiếu cho phương án 1. Hiệu trưởng các trường THPT, nhất là các quận nội thành đều cho rằng với sĩ số học sinh như hiện tại, việc thực hiện đúng quy định 5K của Bộ Y tế là điều bất khả thi nên cần thận trọng khi chưa tiêm đủ 2 mũi.
Đặc biệt, ban giám hiệu của 10 trường THPT đóng quân trên địa bàn quận Đống Đa, điểm nóng của dịch Covid-19 hiện nay thì mất ăn, mất ngủ từ khi nhận văn bản. Không ít phụ huynh khi biết tin ngõ Quan Thổ (đường Tôn Đức Thắng) đang trong tình trạng “báo động đỏ” đã đăng đàn các mạng xã hội bày tỏ quan ngại lớn khi đưa con em trở lại học vào thời điểm hiện nay.
Video đang HOT
Các trường THCS – THPT Lương Thế Vinh, trường Marie Curie, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ quyết định tiếp tục cho học sinh học online vì “theo kết quả khảo sát, đa số phụ huynh đều muốn các con tiếp tục học online ở nhà một thời gian nữa”. Các trường công lập khác, một mặt liên tiếp tổ chức các cuộc họp với đầy đủ các thành phần, gồm cả hội cha mẹ học sinh, mặt khác đã gửi công văn báo cáo khẩn cho Sở GD&ĐT. Hàng trăm “tổ Covid-19 lớp, trường” được thành lập với hàng chục giải pháp đồng hành cùng nhà trường, bao gồm cả tổ chức test nhanh hàng tuần cho các con, phương án bố trí bàn ghế, vách ngăn, đường đi, lối lại trong trường như thế nào cho hợp lý nhất.
Các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên 30 quận, huyện, thị xã Hà Nội không có ngày nghỉ cuối tuần. Đến khi Sở GD&ĐT thông báo điều chỉnh kế hoạch, theo đó chỉ học sinh lớp 12 các trường THPT, Trung tâm giáo dục – Trung tâm giáo dục nghề nghiệp đi học trực tiếp (tỷ lệ 50%), còn học sinh lớp 10 và 11 tiếp tục học trực tuyến thì mọi người mới được thở phào.
Một quyết định được đánh giá là kịp thời, đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của đa số phụ huynh học sinh THPT, có người đã nhờ Tòa soạn Kinh tế & Đô thị chuyển đến Sở GD&ĐT Hà Nội lời cảm ơn sự lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của cha mẹ học sinh.
TP.HCM: Học sinh trung học học trực tiếp bao nhiêu tiết mỗi tuần?
Các trường THCS, THPT ở địa bàn dịch cấp độ 1, thời khóa biểu dạy học trực tiếp không quá 30 tiết/tuần.
Sở GD&ĐT TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn chuyên môn giáo dục trung học khi tổ chức đi học trực tiếp từ ngày 13-12.
Các trường ở cấp độ 1 được thực hiện toàn bộ thời lượng dạy học theo kế hoạch giáo dục. Trong đó, thời khóa biểu dạy học trực tiếp không quá 30 tiết/tuần; thời lượng học trực tiếp ưu tiên chương trình chính khóa, còn lại thực hiện trên môi trường internet.
Học sinh trường THCS - THPT Thạnh An, huyện Cần Giờ trong một giờ học trực tiếp. Ảnh: NGUYỆT NHI
Trường học ở địa bàn dịch ở cấp độ 2 được thực hiện toàn bộ thời lượng dạy học theo kế hoạch giáo dục. Trong đó, thời khóa biểu dạy học trực tiếp không quá 18 tiết/tuần dành để thực hiện chương trình chính khóa. Thời lượng còn lại dạy học online.
Học sinh khối 6, 9, 12, trường học bố trí thời lượng học tập trực tiếp tăng thêm nhưng không quá 24 tiết/tuần.
Trường ở địa bàn dịch cấp độ 3, thời khóa biểu dạy học trực tiếp không quá 12 tiết/tuần, dành cho thực hiện chương trình chính khóa. Học sinh khối 6, 9, 12 có thể bố trí thời lượng học tập trực tiếp tăng thêm nhưng không quá 18 tiết/tuần. Không tổ chức các chương trình ngoài nhà trường, không dạy học 2 buổi/ngày.
Trường ở địa bàn dịch cấp độ 4 dạy học trên môi trường internet. Việc dạy học cần có quá trình giao nhiệm vụ học tập trước khi dạy học theo thời khóa biểu trực tuyến, trực tiếp.
Theo Sở GD&ĐT, trường học tổ chức xây dựng học liệu số theo tiến trình thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. Học sinh chưa theo kịp (thuộc diện F0, vì cách ly, giãn cách xã hội, lý do sức khỏe) được sự giúp đỡ của giáo viên sẽ học tập, phụ đạo, bổ sung kiến thức.
Học sinh đang ở tỉnh chưa về được TP, học sinh đang ở khu vực cách ly, phong tỏa, đang phải cách ly vì nhiễm bệnh, học sinh có bệnh lý nền (xác nhận của bác sĩ) tạm thời chưa tham gia học trực tiếp sẽ được trường hướng dẫn học qua online.
Trường có học sinh học hòa nhập cần rà soát khó khăn của từng em, điều chỉnh kế hoạch dạy học cá nhân phù hợp để các em hoàn thành nội dung.
Học sinh đang ở tạm tại các địa phương khác, trường liên lạc, trao đổi với cha mẹ học sinh, phối hợp với các tổ chức, đơn vị để giúp các em quay lại trường. Trường hợp quá khó khăn, trường tạo điều kiện chuyển trường về địa phương đang học tạm để được học tập chính thức trong năm học này. Khi kết thúc, nếu phụ huynh có mong muốn quay lại TP, trường tiếp nhận bình thường.
Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, các trường dạy trên internet nên Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị rà soát, đánh giá hiệu quả dạy học, tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho HS khi đi học trở lại. Kiểm tra cuối học kỳ 1 từ ngày 10 đến 22-1-2022.
Trường hợp học sinh học hòa nhập, thực hiện kiểm tra định kỳ theo kế hoạch dạy học cá nhân đã được điều chỉnh. Các em thuộc diện F0, cách ly, giãn cách xã hội, trường xem xét cho thực hiện kiểm tra, đánh giá sau khi đã tổ chức phụ đạo.
Dạy học trực tiếp khối 1: Phụ huynh vẫn băn khoăn Trước kế hoạch đón học sinh khối 1 đi học trở lại, nhiều phụ huynh cho rằng số ca F0 đang tăng mỗi ngày, các con còn quá nhỏ vì thế chưa nên mở cửa vào thời điểm này. Theo kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp được UBND TP công bố vào ngày 1-12, từ ngày 13-12 sẽ tổ chức dạy...