Quyết định bỏ phố về quê sống tối giản, cô gái Nam Định chỉ tiêu tới 1/5 lương nhưng sau 3 tháng phát hiện điều bất lợi này
Do ảnh hưởng của dịch bệnh tới công việc của mình mà chị Huyền Trang đã lựa chọn về quê sinh sống. Với các chi phí được cắt giảm triệt để xuống còn 1/5 lương khiến tài chính của chị dư dả hơn so với thời điểm ở thành phố.
Tuy nhiên, cũng có nhiều điều bất lợi phát sinh mà chị không thể lường trước.
Quyết định bỏ phố về quê và cuộc sống tối giản giúp giảm đáng kể chi phí
Chị Phạm Thị Huyền Trang hiện 26 tuổi. Trước khi chuyển về quê, chị Trang là người có bản tính hướng ngoại. Nhờ việc chuyển về Nam Định, thời gian gần đây chị đang cân bằng được cả sự hướng nội của mình nhờ vào quyết định thay đổi môi trường sống.
Công việc hiện tại của chị Trang là freelance. Khoảng thời gian được chị quyết định chuyển về quê sống là vào khoảng tháng 8 năm nay. Chị sống và làm việc ở quê đã được khoảng 3 tháng.
Chị Phạm Thị Huyền Trang.
“ Do các dự án và công việc của mình bị gián đoạn do dịch. Bản thân công việc tự do cũng không phụ thuộc vào nơi sinh sống nên khi bị ảnh hưởng mình cũng không có lý do gì ở tại Hà Nội mãi. Chưa kể không khí bon chen tại Hà Nội, tình trạng ô nhiễm làm mình muốn thay đổi môi trường sống lành mạnh hơn. Ngoài ra, tâm lý muốn được nghỉ ngơi, về quê với gia đình cũng làm mình chắc chắn hơn với quyết định này“, chị Huyền Trang chia sẻ.
Thu nhập của chị Trang vốn không cố định và ở mức khá cao so với nhiều người trẻ hiện nay. Khi sống tại Hà Nội, với mức lương này chị Trang có thể lo sung túc cho bản thân trong một căn hộ tuy đi thuê nhưng khá tiện nghi và sạch sẽ, tiền ăn, chi phí sinh hoạt và các mối quan hệ xã hội. Đó có thể là cafe, đi câu lạc bộ, đi dạo, đi xem film, thư giãn giải trí, du lịch gần, tụ tập bạn bè… Mức chi cho các khoản này sẽ rơi vào khoảng 1/2 thu nhập của chị hàng tháng.
Tuy nhiên khoản chi tiêu sau khi dời Hà Nội về quê sống đã khác. Dù mức lương không khác hoặc có giảm nhưng không quá nhiều, thì phần chi tiêu của chị lại có sự thay đổi lớn.
Về quê sống chị Huyền Trang không mất tiền nhà, tiền ăn uống giảm hẳn một nửa. Ngoài ra không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào khác. Lúc này nhẩm tính, tiền chi tiêu của mình, chị Trang cho biết chỉ mất khoảng 1/5 tiền lương. Không những thế số tiền đáng nhẽ dùng trả thuê nhà hàng tháng ở Hà Nội chị còn dành để sử dụng cho mục đích ý nghĩa hơn là để biếu người thân trong gia đình.
Cuộc sống ở quê giúp chị Trang giảm hẳn chi phí sinh hoạt. Mỗi tháng chỉ tốn 1/5 thu nhập.
“ Mình thường đi siêu thị mua thực phẩm để nấu ăn thay vì đi chợ vì muốn đảm bảo chất lượng. Không những thế, mình cũng thường lựa chọn mua các loại hoa quả nhập khẩu hay mua tại những địa chỉ hoa quả sạch. Giá thành của các thực phẩm trong siêu thị hay hoa quả nhập cũng sẽ đắt hơn. Chính vì thế, chi phí cho việc ăn uống này khi mình sống tại Hà Nội sẽ rơi vào khoảng 2 triệu/tháng.
Tuy nhiên khi chuyển về quê sống bữa cơm gia đình chủ yếu là các nguồn thực phẩm sạch tại nhà hoặc đi chợ quê và giá rẻ hơn rất nhiều. Tâm lý mình lúc này cũng không còn thích ăn nhiều đồ động vật mà chuyển qua các loại rau củ quả sạch, hoa quả gia đình tự trồng ở ngoài vườn. Nếu như ở Hà Nội mình sẽ thường bị hấp dẫn bởi các loại thức ăn nhanh, đóng gói, tiện lợi nhưng không hề tốt cho sức khỏe thì khi về quê mình ăn ít đi nhưng lại cảm thấy cơ thể khỏe khoắn hơn nhiều“, chị Trang chia sẻ.
Cắt giảm “kha khá” chi phí nhưng phát sinh nỗi lo lắng bất ngờ
Góc làm việc của chị Trang ở quê.
Video đang HOT
Về quê sống giúp đã giúp chị Trang có thể tập trung toàn bộ thời gian vào công việc, điều mà khi ở Hà Nội chị có thể bị phân tâm và gián đoạn bởi những thứ khác. Do không bị quá tải thông tin nên tâm lý làm việc thoải mái, năng suất khi làm việc cũng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên sau 3 tháng, chị Trang phát hiện bản thân tiếp cận với các khóa học bị hạn chế. “ Các khóa học ngắn ngày hay dài ngày khoảng 1 tuần để phục vụ cho việc nâng cao kỹ năng của bản thân khi ở Hà Nội mình sẽ tiếp cận được nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên khi chuyển về quê sống, mình sẽ mất thời gian để di chuyển, đội thêm chi phí di chuyển và phí sinh hoạt khi lên thành phố hay các địa điểm khác để tham gia khóa học. Chưa kể, các hội nhóm, giao lưu học hỏi chuyển qua hình thức trao đổi, tương tác kiểu online cũng sẽ có nhiều sự bất tiện nhất định“.
Do không tiếp cận dễ dàng với các khoá học offline nên chị Trang đang tìm cách chuyển sang tiếp cận với các khoá học online trên các trang học trực tuyến, các trang web của các trường đại học trong nước, các khoá học online,… Hiện tại chị vẫn đang học như vậy và dần thích nghi hơn.
Ngoài ra, chị Trang còn nhận thấy một điều bất lợi hơn nữa, đó là những mối quan hệ xã hội. Đây cũng chính là điều chị Trang đang lo lắng trong thời điểm này. Hiện tại, đường dây kết nối xã hội của chị chủ yếu là qua online và mối quan hệ trong gia đình. Chị không kết nối nhiều bạn bè đồng nghiệp như trước kia. Điều này gây bất lợi vì với chị thì việc mở rộng và nuôi dưỡng mối quan hệ chất lượng rất quan trọng.
Các mối quan hệ hàng ngày của chị Trang đang bị bó gọn chỉ trong gia đình từ khi trở về quê.
Tuy nhiên, bản thân chị Trang cũng cho rằng: Về quê các mối quan hệ tuy ít, nhưng chất lượng và bền chặt hơn. Hiện tại chị cũng không có cảm giác cô độc, lẻ loi như hồi ở Hà Nội. Ở Hà Nội, mặc dù có rất nhiều mối quan hệ, hội nhóm nhưng chị hay có cảm giác cô độc mỗi khi trở về nhà 1 mình. Còn bây giờ thì không vì chị có gia đình bên cạnh.
Trong tương lai, chị Huyền Trang cũng mong muốn sẽ có hướng phát triển mới cho bản thân. Việc phát triển này đã được chị định hướng lâu dài, theo từng giai đoạn độ tuổi trong cuộc sống của chị để mang tới sự phù hợp và hiệu quả nhất. Lúc đó, có thể chị sẽ tiếp tục thay đổi môi trường sống của mình, đến những nơi không bị quá tải về thông tin để làm việc, có thể là Huế, Đà Lạt,…
“ Mình nghĩ là thời gian sống ở quê hay xa thành phố 1 thời gian này sẽ giúp mình chuyển đổi dần từ lối sống nhanh sang lối sống chậm, sẽ chăm sóc cơ thể và tâm trí mình hơn, lối sống thân thiện với thiên nhiên, sống tối giản“.
Với số chi phí được cắt giảm đáng kể khi dời thành phố, chị Trang đang có ý định sẽ dành khoảng thời gian 3-6 tháng để làm việc tập trung rồi dùng số tiền đó để cho các chuyến du lịch xa tận hưởng.
Nghiện đi siêu thị chỉ vì nấu ăn dở, cô gái trẻ có tháng "đốt" hơn nửa lương chỉ cho mục đích "tương cà mắm muối"
Có lẽ càng trưởng thành người ta càng biết mình cần làm gì. Như việc nấu ăn dở của tôi lúc nào cũng song hành cùng với cách đốt tiền hàng tháng cho việc đi siêu thị chẳng hạn.
Nghiện siêu thị chỉ vì nấu ăn dở
Có lẽ nhiều chị em nghiện bếp sẽ nói vào siêu thị là để mua đồ về nấu.
Nhưng đó là với những bà nội trợ khéo tay, hay bếp núc còn với người được xếp trong diện "nấu ăn dở" như tôi sẽ đi siêu thị và đốt tiền theo một cách khác.
Cũng giống như nhiều đứa con xa nhà lên thành phố lập nghiệp, thời gian đầu tôi may mắn không cần phải đi thuê trọ vì có nhà bác ruột chăm lo.
Nhưng khi mới ra thuê trọ riêng vì có một công việc ổn định và muốn tự lập nhiều hơn thì lúc này tôi mới bắt đầu tự tập tành nấu ăn.
Một phòng trọ nhỏ chỉ 15m được tôi thuê với giá 2,5 triệu/tháng nhưng cố sống chết nhét được chiếc tủ lạnh, bếp nấu, loạt đồ gia dụng lỉnh kỉnh để tập nấu nướng cho có bữa cơm sau giờ làm.
Buồn cười là thời gian đầu, tủ lạnh của tôi cũng đầy ắp thịt thà, rau củ quả tươi ngon được gia đình gửi từ quê lên.
Nghĩa là lúc đó nhiệm vụ đi chợ của tôi chỉ có mua thêm đồ gì còn thiếu, thích ăn thêm thứ gì thì "quẹo lựa" bổ sung. Nên chi phí cho việc đi chợ hầu như rất ít.
Chỉ ở một mình trong phòng trọ nhỏ nhưng tôi sắm đủ đồ dùng nấu nướng. Ảnh minh họa.
Ấy nhưng cái sự khởi đầu này chẳng mang tới kết cục tốt đẹp như tôi vẫn tưởng. Bởi từ nhỏ đã quen có mẹ nấu cho ăn, thời sinh viên đi học có bác nấu nên kiến thức và trình nấu nướng của tôi gần như bằng 0.
Thời gian đầu mới tập, món dở món sai đủ cả, thất bại dồn dập khiến tôi bị ám ảnh mỗi khi vào bếp để nấu ăn.
Từ việc chỉ biết nấu các món đơn giản, nếu động đến những món phức tạp thì hương vị không như ý muốn tới công việc bận rộn vẫn phải sắp xếp đi chợ, tự nấu rồi lại ngồi ăn một mình khiến sau khoảng 2 tháng "cách mạng nấu nướng" tôi buông xuôi chuyện này.
Thay vào đó, tôi lựa chọn một cách cứu rỗi khác mà tự bản thân cho là hợp lý hơn, đó là mua đồ ăn nhanh gọn trong siêu thị.
Bàng hoàng vì có tháng đốt hơn nửa lương chỉ cho việc đi siêu thị mua đồ
Hồi mới chuyển về trọ ở khu này, tôi cũng phát hiện có chợ ở gần nhà. Không phủ nhận đây là lý do tôi quyết định thuê phòng trọ này.
Nhưng chắc nhiều người cũng hiểu, đồ ăn ở chợ chỉ dành cho người sành sỏi, bà nội trợ đảm, còn người nấu ăn dở, dân bận rộn thì đâu mới là chân lý? Đó chính là đại siêu thị.
Một nơi có máy lạnh thổi phà phà, loạt kệ hàng đa dạng cái gì cũng có, sạch sẽ, tiện lợi, giá hợp lý. Tất cả những thứ này làm sao mà từ chối cho được.
Tôi tự nhận, bản thân cũng không phải là người ham mua sắm gì cho cam. Nhưng phải trách cái siêu thị nó đầy đủ quá. Nhìn cái gì cũng muốn mua.
Giả sử thế này nhé, nếu cho đi chợ tôi chỉ biết mua trứng rán, đậu sốt cà chua, 1 món rau nào đó có thể luộc được để đảm bảo cho chiếc dạ dày vô tội của mình. Nhưng chẳng lẽ ngày nào cũng đậu sốt cà chua, trứng rán rồi canh luộc.
Chỉ biết nấu những món đơn giản, nếu nấu phức tạp hơn thì hương vị không như ý nên việc đi chợ, nấu nướng bị tôi dẹp sang một bên sau 2 tháng. Ảnh minh họa.
Trong khi đó, nếu đi siêu thị tôi có hàng loạt gợi ý với những món ăn đa dạng. Với canh tôi có thể mua set đóng gói sẵn như ốc đậu nấu chuối, canh xương, canh cá, canh dưa chua,... Đều là những món mà trước đây chưa bao giờ tôi dám nghĩ tới là mình sẽ tự nấu được.
Hay như món hầm các món xào cũng có các lựa chọn đa dạng đã được đóng gói cẩn thận và đầy đủ. Các set sẽ ướp sẵn gia vị rồi chỉ cần mang về nấu chín mà thôi.
Thậm chí các món tráng miệng, salad chỉ cần bóc vỏ là ăn được rồi. Chưa kể khi bạn bè đến chơi, tôi chỉ cần tót ra siêu thị là mua ngay được set lẩu nhúng. Chả phải suy nghĩ gì nhiều. Đấy cái sự tiện lợi nó phát huy ở chỗ đấy.
Chưa kể, cạm bẫy nhất là gì các bạn biết không? Đó chính là nhìn sao tôi vẫn thấy giá thành của mỗi món đều rất hợp lý nhỉ.
Như canh ốc chuối đậu chỉ 30K, rồi canh xương, canh cá chỉ 40K, các món xào đỉnh điểm nhất cũng chỉ 50 - 70K. Mà ăn một mình nên thường được hai bữa. Tính ra mỗi bữa nấu sang chỉ hết 40 - 50K. Vậy là so với việc đi chợ chẳng biết mặc cả như tôi thì thấy quá hợp lý rồi.
Siêu thị đã chuẩn bị sẵn những khay thực phẩm được sơ chế vô cùng hấp dẫn.
.
Thế nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc mua sắm đồ ăn nấu nướng thì lại đơn giản quá. Vì từ việc mua thức ăn nấu cho bữa tối có thể tôi lại ngó nghiêng đủ đường. Sang tí quầy trái cây mua hoa quả rồi đồ uống, tráng miệng, kẹo bánh,... kiểu vậy.
Chưa kể, tôi có nhu cầu mua thường xuyên nên khi nhân viên giới thiệu làm thẻ thành viên để được hưởng ưu đãi thì ngay lập tức tôi đồng ý.
Và thế là ngày nào cũng như ngày nào, những dòng tin nhắn khuyến mại lại hấp dẫn tôi tiến bước vào siêu thị mua sắm và ôm cả gói đồ về nhà.
Thực lòng tôi không biết mua hàng khuyến mãi có giúp tiết kiệm quá nhiều không, cũng không tính toán chi ly là nó khuyến mãi vậy đã khủng chưa?
Tôi có lẽ cũng giống như những cô gái ham đi siêu thị khác, thực sự không có bản lĩnh trước suy nghĩ "mình mua nó, mình sẽ hời".
Chuyện gì xảy ra tiếp theo sẽ chẳng cần mô tả nữa. Có tháng tôi bàng hoàng vì tính ra mình đốt cả hơn nửa tháng lương cho việc mua sắm trong siêu thị.
Nhiều chương trình khuyến mại khiến tôi có tháng đốt hơn nửa lương cho việc mua sắm trong siêu thị.
Thế đấy, có nhiều người sẽ gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch nhưng chỉ khi thực hiện bạn mới hiểu điều khó khăn hơn nữa là việc giữ đúng như kế hoạch đề ra.
Nếu giả sử tôi chỉ mua thực phẩm nấu ăn, chắc cũng tốn kém hơn đó nhưng không hẳn là quá nhiều như hiện tại. Tôi nghĩ là sẽ có không ít người đồng cảm với vụ tiêu hoang ở siêu thị/ ở chợ/ ở bách hoá như tôi.
Nhưng dẫu sao thì tôi vẫn cần nhắc nhở bản thân và dặn lòng phải cứng rắn hơn trong phần quản lý chi tiêu khi đi siêu thị mua sắm rồi.
Tự cải tạo lại phòng bếp với chi phí "siêu rẻ", cô gái người Việt khiến chị em "ngả mũ bái phục" vì thành quả đẹp như thuê thợ làm Tự mình thực hiện việc sửa sang, cải tạo và decor cho phòng bếp và thành quả sau khi thực hiện của Mak Kit Han đã khiến nhiều người phải gật gù tán thưởng. Chị Mak Kit Han, người Việt hiện đang sinh sống ở Toronto, Ontario, Canada mới đây đã chia sẻ không gian phòng bếp sau cải tạo khiến nhiều người...