Quy tắc ‘2 tăng 1 giảm’ giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao
Mỡ máu cao âm thầm gây ra nhiều biến cố cho sức khỏe như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc động mạch. Bệnh dễ dự phòng nếu bạn thay đổi một số quy tắc.
Mới đây anh N.N.N (36 tuổi, trú tại Phú Thọ) phải đi cấp cứu vì đau bụng liên tục, người mệt, sốt.
Khi anh vào viện, các bác sĩ chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh viêm tụy cấp tính. Xét nghiệm máu cho kết quả mỡ máu tăng cao gấp 40 lần chỉ số ở người bình thường. Các bác sĩ phải tiến hành lọc máu, thay huyết tương. Phần máu lọc được trắng đục do mỡ tích tụ. Sau lọc máu, chỉ số mỡ máu triglycerid giảm từ 95 về 11,75 mmol/l.
Theo các bác sĩ, mỡ máu cao không chỉ gây viêm tụy cấp mà còn dẫn tới nhiều bệnh lý tại các cơ quan khác như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, tắc động mạch, gan nhiễm mỡ…
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng, cho biết tỷ lệ người dân bị rối loạn lipid máu (hay còn gọi mỡ máu cao) ngày càng tăng. Đặc biệt, nhiều người mới 30 tuổi đã bị máu nhiễm mỡ.
Để xác định có bị mỡ máu tăng cao hay không, người dân chỉ cần thực hiện xét nghiệm máu tổng hợp với các chỉ số cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL, LDC. Nếu kết quả vượt quá ngưỡng tham chiếu, bạn có nguy cơ bị mỡ máu tăng, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc và đưa ra gợi ý thay đổi lối sống.
Ăn uống lành mạnh giúp bạn giảm mỡ máu.
Bác sĩ Hoàng gợi ý các biện pháp giúp người mỡ máu cao giảm triệu chứng nhanh chóng và hiệu quả:
Thay đổi thói quen ăn uống
Đây được xem là “thuốc vàng” trong điều trị mỡ máu cao, cải thiện nồng độ cholesterol, chất béo trung tính và dự phòng nguy cơ bệnh. Bạn nên nhớ quy tắc “2 tăng, 1 giảm” trong ăn uống để hạ mỡ máu.
Thứ nhất, tăng chất xơ hòa tan
Video đang HOT
Bổ sung thêm chất xơ bằng cách tăng cường rau xanh, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Các thực phẩm tốt cho người mỡ máu cao như rau họ cải, ớt, rau diếp, cà rốt, củ cải, dưa leo, cần tây. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ gồm lúa mạch, hạt quinoa, vừng, hạt bí ngô, hạnh nhân, óc chó, gạo lứt, đậu lăng, cháo bột yến mạch… Các loại hoa quả tốt như kiwi, cam, quýt, bưởi, táo, lê, nho, mận, quả bơ. Các thực phẩm khác như đậu phụ, lòng trắng trứng, thịt gà bỏ da, cá các loại.
Thứ hai, tăng chất béo lành mạnh: Ưu tiên hấp thụomega-3 ở cá, hạt ngũ cốc. Những loại cá giàu omega-3 nên được bổ sung vào thực đơn như cá trích, cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá bơn, hàu. Các loại hạt chia, óc chó, hạt lanh cũng tốt cho sức khỏe.
Thứ ba, giảm thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn, đường, muối: Thịt đỏ chứa nhiều cholesterol xấu nên người bị mỡ máu cao được khuyến cáo ăn ít hơn, bổ sung thịt trắng thay thế, giúp giảm cholesterol LDL.
Các loại đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất béo không tốt, muối. Vì vậy, người bệnh nên chọn thực phẩm tự chế biến bằng luộc, hấp tốt hơn chiên rán, ủ muối. Không ăn da gia cầm, bơ, nội tạng động vật, mỡ động vật.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày, bệnh nhân không tiêu thụ quá 5g muối, 25g đường.
Loại bỏ các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, trà sữa, nước ngọt có ga, đường tinh luyện giúp thanh lọc mỡ máu tốt hơn.
Thể dục thể thao
Tập thể dục có thể tăng mỡ tốt HDL, từ đó kiểm soát được lượng mỡ xấu LDL. Từ đó, mỡ máu, mỡ nội tạng và mỡ dưới da đều giảm. Thể dục còn giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, cải thiện sức khỏe.
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm tổng lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, người bệnh mỡ máu cao nên chọn một môn thể dục. Bạn có thể chạy bộ, đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, yoga, khiêu vũ. Mỗi buổi tập nên kéo dài từ 40-45 phút.
Bác sĩ Hoàng khẳng định thay đổi thói quen tập luyện và ăn uống khoa học từ 4 đến 12 tuần, chỉ số mỡ máu sẽ thay đổi bất ngờ.
Cách giúp trẻ giảm sổ mũi tại nhà hiệu quả
Khi trẻ bị sổ mũi, cha mẹ cần bình tĩnh quan sát để xử lý triệu chứng cho trẻ. Cách tốt nhất là thực hiện các biện pháp phòng ngừa để trẻ không bị nhiễm bệnh.
Khi trẻ bị sổ mũi cha mẹ không dùng kháng sinh hoặc xịt kháng sinh cho trẻ.
Thời tiết thất thường khiến tình trạng sổ mũi ở trẻ tái đi tái lại nhiều lần. Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng trước tình trạng của trẻ. Sổ mũi thường là triệu chứng của các bệnh lý vùng tai mũi họng, hô hấp. Đi cùng với sổ mũi có thể kèm các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, sốt, đau họng...
Khi nắng mưa thất thường là cơ hội cho virus, vi khuẩn phát triển và gây bệnh trong đó có các bệnh lý hô hấp. Bản thân virus đã có sẵn ở trong đường hô hấp, khi thời tiết thay đổi virus sẽ chuyển từ thể không hoạt động sang thể hoạt động.
Ở trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém cộng thêm khả năng vệ sinh mũi, ho/khạc chưa tốt cũng là nguy cơ gây các bệnh hô hấp như: viêm tai giữa, viêm mũi họng và dấu hiệu sổ mũi, ho.
Ở những trẻ có sức đề kháng kém hơn còn có thể gặp tình trạng viêm phế quản, viêm phổi, thở khò khè...
Giảm sổ mũi cho trẻ tại nhà
Nếu trẻ có xuất hiện tình trạng sổ mũi, cha mẹ cần lưu ý tuyệt đối không cho trẻ uống kháng sinh hoặc nhỏ/xịt mũi bằng kháng sinh. Bởi nguyên nhân gây sổ mũi phần lớn là virus và virus thì không thể điều trị bằng kháng sinh, phương pháp chủ yếu là phòng bệnh.
Vệ sinh mũi họng và chân tay là cách để giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp trong đó có sổ mũi.
Cha mẹ cần quan sát nếu trẻ có biểu hiện sổ mũi, kèm ho, hắt hơi và chảy nước mũi trong lúc này cần điều trị triệu chứng cho trẻ.
Rửa mũi: Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ từ 2-3 lần/ngày.
Sốt: Khi trẻ sốt cao cần sử dụng thuốc hạ sốt. Sốt là phản ứng để bảo vệ cơ thể, tuy nhiên nếu sốt cao không được xử lý sẽ gây ra tình trạng trẻ kích thích vật vã, khó ngủ, co giật... Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ, cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định/hướng dẫn của bác sĩ.
Ho: Cũng giống như sốt, ho là một phản xạ để bảo vệ cơ thể. Trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, ho sẽ giúp đẩy các tác nhân không mong muốn thông qua đờm dãi ra ngoài cơ thể. Nhưng nếu để tình trạng ho kéo dài sẽ khiến trẻ bị mệt, nôn trớ, sợ hãi. Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và thực hiện các phương pháp giúp trẻ giảm ho.
Uống nước: Khi bị sổ mũi/ngạt mũi, thông thường trẻ sẽ thở bằng miệng kèm ít ăn, quấy khóc... khiến cơ thể thiếu nước. Điều này không chỉ khiến trẻ sút cân mà còn khiến phần đờm ở trong mũi họng bị đặc lại gây bít tắc đường thở. Việc uống nhiều nước sẽ giúp cho tình trạng đờm trong người trẻ loãng ra.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ lúc này cũng cần được chú trọng. Cha mẹ nên lựa chọn đồ ăn mềm, lỏng để trẻ dễ hấp thu. Vì trẻ khó chịu nên thường ăn ít, cha mẹ không nên ép trẻ ăn thay vào đó nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Nếu áp dụng các biện pháp trên, tình trạng sổ mũi kèm ho, hắt hơi, sốt... ở trẻ sẽ hết sau khoảng 10 ngày.
Phòng ngừa bệnh hô hấp cho trẻ
Khi thời tiết diễn biến nắng mưa thất thường khiến trẻ thường xuyên sổ mũi cha mẹ cần thực hiện các biện pháp để giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp nói chung và sổ mũi nói riêng.
Một số biện pháp phòng bệnh cho trẻ gồm
Tiêm vaccine đầy đủ: Khi trẻ được tiêm đầy đủ các loại vaccine như cúm, phế cầu hay các loại vaccine virus trẻ sẽ có đề kháng trong người và giảm nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm hoặc khi mắc cũng giảm nguy cơ biến chứng nặng.
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ: Thông thường các bệnh lý đường hô hấp lây qua giọt bắn khi hắt hơi, ho, nói chuyện... Khi giọt bắn tồn tại trên bề mặt bàn ghế, đồ chơi của trẻ sẽ dễ lây nhiễm bệnh. Do vậy ngoài việc vệ sinh mũi họng cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý rửa chân tay trước khi ăn để hạn chế việc vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra cần tăng cường vệ sinh tay chân cho trẻ trước và sau khi đi vệ sinh, sau khi ở nơi đông người hoặc từ nhà trẻ trở về nhà...
Với trẻ trên 2 tuổi khi ra ngoài cha mẹ nên cho trẻ đeo khẩu trang. Đồng thời hạn chế cho trẻ đến những nơi tụ tập đông người, hạn chế tiếp xúc với những người làm việc ở môi trường đông người (nhân viên y tế, giáo viên...). Những người lớn trong gia đình cũng cần chú ý vệ sinh tay chân trước khi tiếp xúc với trẻ để hạn chế nguy cơ lây bệnh.
Nếu trẻ bị nhiễm bệnh, cha mẹ cũng cần lưu ý cách ly để hạn chế nguy cơ lây lan cho trẻ khác.
Trẻ nhập viện hàng loạt do biến chứng ho gà Đa phần các trẻ mắc đều chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ liều, nhiều trẻ mắc ho gà dưới 2 tháng tuổi, trước tuổi có chỉ định tiêm chủng... Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 2 tháng trở lại đây, bệnh viện này đã khám và nhập viện điều trị cho 13 trường hợp trẻ...