Kiểm soát, phòng chống bệnh Bạch hầu, Ho gà bằng vaccine tại Đà Nẵng
Ngày 10-7, Sở Y tế TP Đà Nẵng phát đi thông báo khẩn về việc thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát, phòng chống, sẵn sàng thu dung điều trị hiệu quả bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine.
Tiêm vaccine 5 trong 1 ( Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra) cho t.rẻ e.m tại Đà Nẵng.
Sở Y tế Đà Nẵng nêu rõ, trong 2 ngày 7 và 8-7, tại tỉnh Bắc Giang và Nghệ An đã ghi nhận một số trường hợp mắc, t.ử v.ong do bệnh Bạch hầu. Bên cạnh đó, bệnh Ho gà cũng đang có xu hướng tăng nhanh, tăng cao tại một số địa phương như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tại TP Đà Nẵng dù chưa ghi nhận trường hợp nghi ngờ, xác định mắc bệnh Bạch hầu và Ho gà, tuy nhiên việc thực hiện quyết liệt các biện pháp giám sát, phát hiện sớm, xử lý, thu dung, điều trị, kiểm soát bệnh bằng vaccine là rất quan trọng.
Để tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống, thu dung, điều trị, xử lý, kiểm soát bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) và Trung tâm Y tế các quận, huyện tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn về mặt chuyên môn đối với y tế cơ sở, các cơ quan, đơn vị, lực lượng liên quan trong công tác phòng, chống dịch Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine, nhất là tại các cơ sở giáo dục, mầm non, mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình, cơ sở trông giữ trẻ trên địa bàn, nhà trọ, khu công nghiệp.
Thực hiện quyết liệt các biện pháp điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm (nhất là các trường hợp trở về từ những khu vực ghi nhận ca bệnh), xử lý ca bệnh, ổ dịch, phòng, chống dịch bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine. Hướng dẫn người tiếp xúc gần, người trong ổ dịch (nếu có) sử dụng kháng sinh dự phòng và tiêm vaccine phòng bệnh.
Tập trung truyền thông vận động người dân tiêm và tiêm nhắc lại các vaccine có thành phần Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine để người dân tích cực tham gia tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là những khu vực, xã, phường có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. Thường xuyên, chủ động theo dõi, đ.ánh giá tình hình dịch bệnh Bạch hầu trên cả nước. Trong trường hợp cần thiết, CDC Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với các đơn vị, khẩn trương tham mưu Sở Y tế triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng chống bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine hiệu quả trên địa bàn thành phố.
Về phía các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố, Sở Y tế Đà Nẵng yêu cầu khẩn trương tập huấn nhắc lại hướng dẫn sàng lọc, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu, Ho gà, các bệnh truyền nhiễm khác theo hướng dẫn, phác đồ điều trị của Bộ Y tế cho toàn bộ nhân viên y tế tham gia công tác khám, chữa bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách ly, điều trị sớm, bao gồm cả các cơ sở y tế bộ, ngành, tư nhân trên địa bàn.
Kịp thời phối hợp lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh, xử lý môi trường, khử khuẩn, cách ly tạm thời, phòng ngừa chuẩn, kiểm soát nhiễm khuẩn trong trường hợp phát hiện trường hợp nghi ngờ, xác định mắc bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine tại cơ sở y tế. Rà soát quy trình, đảm bảo đầy đủ khu vực, trang thiết bị, thuốc, vật tư… để tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc, cách ly, thu dung, điều trị người bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine theo quy định. Hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ t.ử v.ong. Bảo đảm công tác phòng lây nhiễm chéo cho người bệnh và nhân viên y tế trong cơ sở khám, chữa bệnh. Các ca bệnh lâm sàng nghi ngờ Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine ưu tiên lựa chọn kháng sinh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu và triển khai thực hiện ngay việc lấy mẫu làm xét nghiệm nhuộm soi tìm vi khuẩn sớm để định hướng điều trị.
Video đang HOT
Tăng cường theo dõi, phát hiện sớm các biến chứng để kịp thời xử trí, chuyển tuyến khi cần thiết. Hội chẩn chuyên môn xin ý kiến tuyến trên đối với các ca bệnh khó, ca bệnh nặng, hội chẩn trước khi chuyển tuyến.
Triển khai cho người tiếp xúc uống thuốc kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn. Tăng cường truyền thông trong bệnh viện để người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế biết được các dấu hiệu của bệnh mà đi khám sớm và nắm được các biện pháp phòng bệnh.
Tiêm chủng đúng lịch giúp trẻ phòng 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib là 6 bệnh nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ.
Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch trong những năm tháng đầu đời của trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non nớt rất dễ bị các mầm bệnh truyền nhiễm tấn công. Ảnh: Shutterstock
6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với trẻ nhỏ
Theo số liệu thống kê của các tổ chức y tế uy tín, bệnh ho gà xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới và thường xảy ra ở t.rẻ e.m. Trước khi có vắc xin, bệnh ho gà phát triển mạnh và bùng nổ thành dịch có tính chu kỳ khoảng 3 - 4 năm ở nhiều nước. 90% ca mắc và t.ử v.ong thường xảy ra ở trẻ dưới 1 t.uổi.
Bạch hầu cũng là bệnh gây nhiều biến chứng như suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, liệt cơ hô hấp, có tỷ lệ t.ử v.ong lên đến hơn 20% nếu xảy ra ở trẻ dưới 2 t.uổi.
Bệnh uốn ván có tỷ lệ t.ử v.ong cao, lên đến 90% với các triệu chứng co giật, suy hô hấp và rối loạn thần kinh thực vật. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới trong những năm cuối của thế kỷ XX, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị c.hết vì bệnh uốn ván ở các nước đang phát triển. (3)
Trẻ mắc bại liệt có thể mang gánh nặng tàn tật suốt đời. Ảnh: Shutterstock
Bệnh bại liệt gây liệt tủy sống, liệt chi không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động. Theo thống kê, cứ 200 người nhiễm bệnh bại liệt thì có 1 người bị liệt không phục hồi, thường là ở chân. (4)
Nhiễm vi khuẩn Hib có thể khiến trẻ bị viêm phổi, viêm màng não, trong đó 30% ca viêm màng não do Hib mang di chứng thần kinh vĩnh viễn.
Viêm gan B là bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do virus viêm gan B. Hiện thế giới có 1,2 triệu ca nhiễm viêm gan B mới mỗi năm và khoảng 1,1 triệu ca t.ử v.ong do xơ gan và ung thư gan liên quan đến viêm gan B.
Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch nâng cao hiệu quả phòng bệnh
BS. Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, để phòng bệnh, tạo tấm khiên vững chắc cho trẻ, các bậc phụ huynh lưu ý cần tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch cho trẻ. Tiêm vắc xin phòng bệnh cần được thực hiện ngay khi trẻ đến t.uổi, tiêm càng muộn, trẻ có nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Trẻ hay cho tay vào miệng và lớn lên tiếp xúc với môi trường xung quanh càng nhiều, khả năng nhiễm bệnh càng cao. Ảnh: Shutterstock
"Mỗi loại vắc xin đưa vào sử dụng đều đã được nghiên cứu về tính an toàn, hiệu lực, hiệu quả, liều lượng, đường tiêm, lịch tiêm chủng theo những quy định của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế. Vắc xin chỉ hiệu quả cao nhất khi tiêm đủ số mũi. Ví dụ, vắc xin '5 trong 1' và '6 trong 1' nếu tiêm đúng lịch vào thời điểm trẻ được 2, 3, 4 tháng t.uổi, thì hiệu quả bảo vệ đến 99%. Ngược lại, nếu trẻ chỉ tiêm một mũi, vắc xin '6 trong 1' sẽ chỉ có hiệu quả bảo vệ đạt 40% đối với bệnh bại liệt, đạt 30% đối với các bệnh bạch hầu, ho gà", BS. Chính nhấn mạnh.
Theo BS. Chính, vắc xin cần vài tuần để tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật, trường hợp tiêm chủng chậm lịch, kháng thể chưa tạo đủ để bảo vệ trẻ, trẻ vẫn có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với người mang virus, vi khuẩn. Do vậy, phụ huynh cần tránh tâm lý chủ quan, khi có dịch bệnh mới đưa con em đi tiêm vắc xin.
Tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch là cách hiệu quả bảo vệ trẻ nhỏ. Ảnh: Shutterstock
Việc tiêm chủng chậm lịch và không đầy đủ còn có thể khiến dịch bệnh quay lại. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 120 ca mắc ho gà, hơn 130 ca mắc sởi và sốt phát ban nghi do sởi và rubella, đa số người mắc bệnh đều chưa tiêm hoặc tiêm không đầy đủ số mũi vắc xin.
Hiện nay tại Việt Nam có vắc xin phối hợp '6 trong 1', phòng 6 bệnh chỉ trong một mũi tiêm.
Vắc xin có thành phần ho gà vô bào nên hạn chế phản ứng sốt, đau sau tiêm cho trẻ. Vắc xin '6 trong 1' có 2 loại: loại của Pháp ở dạng pha sẵn, loại của Bỉ sẽ qua bước pha hồi chỉnh trước khi tiêm.
"Các phụ huynh cần lưu ý các mốc thời gian tiêm vắc xin '6 trong 1' để đưa trẻ đi tiêm đúng lịch và đầy đủ số mũi. Ngoài ra cũng có các loại vắc xin khác cần thiết cho con để phòng các bệnh khác có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Phụ huynh hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn chủng ngừa cho con đầy đủ", BS Chính khuyến cáo
TP.HCM ghi nhận 9 ca mắc bệnh ho gà Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, ngoài 9 trường hợp mắc ho gà, hệ thống giám sát cũng ghi nhận nhiều ca mắc bệnh truyền nhiễm khác. T.rẻ e.m ở TP.HCM sẽ được tiêm vaccine 5 trong 1 trong thời gian tới. Ảnh: Freepik. Thông tin từ khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm cấp tính, Trung tâm Kiểm...