Quy định mới về thi tuyển công chức
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Ảnh minh họa
Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Trong đó, sửa đổi, bổ sung Điều 8 (các môn thi và hình thức thi), Điều 9 (điều kiện miễn thi một số môn) và Điều 10 (cách tính điểm) thành Điều 8 (nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển công chức).
Cụ thể, thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi: Thi trắc nghiệm; thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.
Vòng thứ nhất thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức không có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
Nội dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần:
1- Kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển. Thời gian thi 60 phút.
2- Ngoại ngữ 30 câu hỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ tại vòng 1.
3- Tin học 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là tin học thì người dự tuyển không phải thi tin học tại vòng 1.
Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.
Video đang HOT
Miễn phần thi ngoại ngữ (vòng 1) đối với các trường hợp sau: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ; có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam; người dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận.
Miễn phần thi tin học (vòng 1) đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán – tin trở lên.
Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định nêu trên, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức thi vòng 1 trên máy vi tính thì phải thông báo kết quả cho thí sinh được biết ngay sau khi làm bài thi trên máy vi tính; không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy vi tính.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức thi vòng 1 trên giấy thì việc chấm thi thực hiện như sau: Chậm nhất là 15 ngày sau ngày kết thúc thi vòng 1 phải hoàn thành việc chấm thi vòng 1; chậm nhất là 5 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố kết quả điểm thi để thí sinh dự thi biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả điểm thi trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
Trường hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo để thí sinh dự thi được biết. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức chấm thi, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định kéo dài thời hạn thực hiện các công việc này nhưng không quá 15 ngày.
Chậm nhất là 5 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải thông báo triệu tập thí sinh dự thi vòng 2. Chậm nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì phải tiến hành tổ chức thi vòng 2.
Vòng 2 thi môn nghiệp vụ chuyên ngành. Nội dung thi kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Hình thức thi nghiệp vụ chuyên ngành là thi phỏng vấn hoặc thi viết. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức thi phỏng vấn hoặc thi viết. Trường hợp vòng 2 được tổ chức bằng hình thức phỏng vấn thì không thực hiện việc phúc khảo. Thang điểm (thi phỏng vấn hoặc thi viết) 100 điểm. Thời gian thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút.
Xác định người trúng tuyển
Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau: Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên; có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Trường hợp có từ 2 người trở lên có kết quả điểm thi vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển. Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
Nghị định 161/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/1/2019.
Hoàng Diên
Theo baochinhphu
Thanh Hóa rà soát việc bổ nhiệm, tiếp nhận công chức không qua thi tuyển
Sau khi UBND TP Thanh Hóa phát hiện một số trường hợp được bổ nhiệm, tiếp nhận công chức chưa đảm bảo tiêu chí, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản gửi tất cả các đơn vị trong tỉnh yêu cầu rà soát lại tất cả các trường hợp bổ nhiệm, tiếp nhận công chức không qua thi tuyển.
Theo tìm hiểu tại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 đến nay, khi bổ nhiệm trưởng, phó các phòng ban từ cấp sở, UBND huyện, thị xã, thành phố đã có nhiều trường hợp được bổ nhiệm khi chưa được tiếp nhận công chức, chưa đảm bảo các tiêu chí theo quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa. Trong đó có nhiều người làm lãnh đạo nhiều năm mới được chuyển công chức, thậm chí có người vẫn chưa được tiếp nhận công chức.
Đặc biệt, từ trước khi có Quyết định 1941 của UBND tỉnh Thanh Hóa vào tháng 6/2017, tỉnh chưa có văn bản chỉ đạo việc tiếp nhận, tuyển dụng công chức đối với các trường hợp đặc biệt nên các đơn vị huyện thị xã, thành phố thực hiện chủ yếu dựa vào Quyết định 685/2017 trên cơ sở được giao số lượng biên chế, các huyện, thị xã, thành phố chủ động sử dụng biên chế được giao.
Cho đến tháng 6/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa mới ban hành Quyết định 1941 tuyển dụng công chức không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt.
UBND TP Thanh Hóa rà soát có 6 đối tượng bổ nhiệm khi chưa được tiếp nhận công chức. Tuy nhiên, con số này được dư luận cho rằng chưa chính xác (Ảnh: UBND TP Thanh Hóa)
Cụ thể, tại TP Thanh Hóa sau khi rà soát có 6 trường hợp bổ nhiệm khi chưa được tiếp nhận công chức. Con số này được dư luận cho rằng chưa chính xác.
Ngày 14/8, trao đổi với PV Dân trí, ông Đầu Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc xảy ra các trường hợp bổ nhiệm lãnh đạo tại TP Thanh Hóa khi những người đó chưa là công chức lỗi không phải của họ mà do những người đứng đầu không hiểu rõ các quy định của UBND tỉnh.
"Lẽ ra trong quá trình làm quy trình, đơn vị đó phải có báo cáo gửi UBND tỉnh để xem xét chuyển công chức cho những cán bộ này, nhưng họ không báo cáo tỉnh là trái quy định. Hiện chúng tôi đang chờ kết quả báo cáo việc rà soát của các đơn vị trong toàn tỉnh (hạn cuối cùng vào ngày 30/9 năm nay). Từ đó để có cơ sở báo cáo UBND tỉnh có hướng xử lý khắc phục những tồn tại tương tự xảy ra như ở UBND TP Thanh Hóa"- ông Tùng nói.
Cũng theo ông Tùng, viên chức khi được tiếp nhận về các đơn vị hành chính, được đề bạt bổ nhiệm phải có thời gian công tác đủ 60 tháng, được tuyển dụng đúng ngành đào tạo mà cơ quan quản lý công chức cần, làm thủ tục có hội đồng sát hạch của cơ quan đó kiểm tra sát hạch đủ điều kiện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, quyết định cho tiếp nhận công chức. Sau đó khi về thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm phân công công việc. Đây là sai sót về trình tự thủ tục chứ không phải sai tiêu chuẩn điều kiện.
Nói về một số trường hợp tại TP Thanh Hóa chưa được tiếp nhận công chức không qua thi tuyển, ông Tùng cho rằng, TP lúc đó mới phát hiện ra sai sót nên đã làm văn bản báo cáo, nhưng lúc đó các dự thảo họp ý kiến, lấy ý kiến ủy ban rồi, họp bàn rồi, thống nhất rồi. Dù quyết định chưa có hiệu lực nhưng Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu dừng lại để xem xét không ký quyết định. Ở đây không phải là không đồng ý tiếp nhận mà là chưa tiếp nhận để chờ tổng hợp chung lại xem xét nghiên cứu.
"Sai không phải lỗi do công chức, viên chức mà sai do cơ quan tham mưu và người có thẩm quyền nên xử lý thế nào để phù hợp với quy định nhưng phải tính phương án nào để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của công chức, viên chức. Khắc phục và hồi cứu liên quan đến tuyển dụng bổ nhiệm rất khó xử lý.
Trên tinh thần này, hiện nay UBND tỉnh có văn bản rà soát toàn tỉnh để khắc phục một lần theo hướng những người đúng điều kiện, quyết định trước đây chưa đảm bảo thì sẽ bỏ, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ ban hành xem xét. Những trường hợp khắc phục sẽ ủy quyền cho Giám đốc sở nội vụ xem xét hồ sơ, nếu đủ đảm bảo các tiêu chuẩn quyết định tiếp nhận. Nếu những trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì chấp nhận hủy, bố trí công việc khác.
Ông Tùng cũng nhấn mạnh những trường hợp rơi vào trước tháng 6/2017, nếu đủ điều kiện bao gồm kể cả tại chức. Những trường hợp đã bổ nhiệm cũng rà soát lại tiêu chuẩn điều kiện, họ đủ và từ khi bổ nhiệm đến nay họ vẫn hoàn thành nhiệm vụ, cơ quan quản lý đánh giá tốt thì đề nghị ban hành quyết định thay thế để đảm bảo theo đúng quy định.
"Nếu từ tháng 6/2017 xảy ra sau khi tỉnh đã ban hành rất đầy đủ quy định mà vẫn làm sai thì phải thu hồi và hủy bỏ ngay còn trước tháng 6/2017 thì phải tổng hợp rà soát lại xem xét từng trường hợp để vừa đúng quy định vừa không ảnh hưởng thấp nhất đến các đối tượng đó" - ông Tùng khẳng định.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, để khắc phục việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ thiếu tiêu chuẩn vào các vị trí cấp phó thuộc UBND TP Thanh Hóa, Thành ủy TP đã có văn bản gửi Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị hủy quyết định bổ nhiệm cũng như miễn nhiệm các chức danh đối với 6 trường hợp.
Cụ thể, bà Lê Thị Thanh, Phó trưởng phòng Văn hóa- thông tin thành phố; bà Lê Thị Thu Hà, Phó trưởng phòng GD-ĐT; bà Nguyễn Thị Oanh, Phó trưởng phòng Nội vụ khi chưa thực hiện quy trình xét chuyển từ viên chức sang công chức.
Được biết, thời điểm bổ nhiệm, ngoài việc chưa được chuyển ngạch công chức, bà Nguyễn Thị Oanh và bà Lê Thị Thanh còn thiếu các tiêu chuẩn để bổ nhiệm như chưa có chuyên môn được đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác được giao phụ trách; chưa qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên; chưa có thời gian công tác ở lĩnh vực phụ trách 3 năm trở lên.
Tiếp đó là trường hợp ông Trần Văn Xuân, nguyên Phó Chủ tịch UBND phường Quảng Hưng được bổ nhiệm chức Phó trưởng Phòng TN-MT thành phố nhưng chưa thực hiện quy trình xét chuyển công chức cấp xã thành công chức cấp huyện và báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Ngoài ra, có 2 trường hợp khi giới thiệu ứng cử chưa đủ thời gian giữ ngạch chuyên viên 5 năm vào năm 2016 là ông Bùi Quang Trung, Phó trưởng Ban Kinh tế- xã hội HĐND thành phố (trước đó, ông Trung giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thịnh nhiệm kỳ 2016-2021) và ông Nguyễn Lê Hùng, Phó trưởng Ban pháp chế HĐND thành phố (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố).
Bình Minh
Theo Dantri
Lâm Đồng: Hàng trăm lãnh đạo, quản lý thiếu tiêu chuẩn bổ nhiệm Theo kết luận của Thanh tra Bộ Nội vụ, có đến 110/321 công chức chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo. Trong đó, có 2 công chức có trình độ chuyên môn không phù hợp với chức danh đang giữ. Vừa qua, Thanh tra Bộ Nội vụ đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong việc quản lý biên...