Quy định giãn cách ngăn Covid-19 trên thế giới
Phân chia vị trí, giảm số chỗ ngồi là các biện pháp được các nước áp dụng ngăn Covid-19 tái bùng phát sau khi nới phong tỏa.
Khách hàng đứng chờ thanh toán tại các vị trí đã được đánh dấu sẵn cách nhau hai mét ở một siêu thị tại thủ đô Riyadh, Arab Saudi, hôm 2/5, nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm nCoV.
Một nhà vệ sinh tại một trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc M20 ở thành phố Maidstone, Anh, hồi tháng 3 dùng túi nilon bọc một số bệ tiểu để người sử dụng đứng cách xa nhau.
Ngân hàng MUFG ở chi nhánh Higashinakano, Tokyo, dựng các tấm nhựa cao chắn quầy giao dịch và yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn hôm 24/4.
Tàu điện ngầm ở thành phố Nice, Pháp, đánh dấu vị trí đứng và cấm ngồi ở một số ghế nhằm buộc hành khách duy trì khoảng cách hôm 6/5.
Video đang HOT
Phố đi bộ ở Aalborg, Đan Mạch, hôm 4/5 với đường kẻ vàng chia tách người qua lại.
Một nhà hàng ở thủ đô Amsterdam, Hà Lan, hôm 5/5 gây chú ý khi lắp đặt các “nhà kính cách ly” để thực khách ăn tối riêng biệt.
Phần lớn bàn ghế trong quán cà phê Starbucks ở Hong Kong bị dán băng dính để giảm lượng khách hôm 2/4.
Tranh in hình khán giả được chăng trên khán đài để thay thế người thật tại các trận bóng bầu dục không khán giả ở Incheon, Hàn Quốc, hôm 5/5.
Thành phố Milan, Italy, chuyển làn ôtô trước đây thành làn dành cho xe đạp và người đi bộ, phân chia bằng cách vạch trắng để đảm bảo khoảng cách.
Quán cà phê ở Bangkok, Thái Lan, lắp hệ thống ròng rọc chuyển hàng cho khách để tránh tiếp xúc hôm 20/3.
Người dân xếp hàng cách xa nhau tại một điểm “ATM gạo” ở thủ đô Jakarta, Indonesia hôm 4/5.
Indonesia hoãn dời đô vì Covid-19
Indonesia hoãn thực hiện dự án di dời thủ đô trị giá 33 tỷ USD để tập trung nguồn lực đối phó Covid-19.
Chính quyền Tổng thống Indonesia Joko Widodo năm ngoái công bố kế hoạch trị giá 33 tỷ USD nhằm dời thủ đô hành chính đến tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo vào năm 2024 nhằm giảm gánh nặng cho Jakarta, vốn đã rất đông đúc và ô nhiễm. Quốc hội Indonesia chưa phê duyệt đại dự án này, nhưng chính quyền Tổng thống Widodo đã phân bổ một phần ngân sách để mua đất tại thủ đô mới trong năm nay.
Tuy nhiên, đơn vị phụ trách dự án đã chuyển phần lớn kinh phí, trong đó có khoản chi cho các dự án cơ sở hạ tầng ở thủ đô mới, cho nỗ lực ứng phó Covid-19, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati hôm qua cho biết.
"Một số khoản ngân sách đã được chuyển cho dự án nâng cấp bệnh viện, trong đó có những khoản chi liên quan tới thủ đô mới", Indrawati nói. Điều này đồng nghĩa với việc dự án dời đô của Indonesia sẽ bị hoãn lại.
Khu vực trung tâm thủ đô Jakarta của Indonesia hôm 24/3. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch Indonesia vẫn sẽ thực hiện kế hoạch đấu thầu quy hoạch tổng thể thủ đô mới. "Tôi đã hỏi Tổng thống liệu chính quyền có thể phân bổ một phần ngân sách năm 2021 hay không, ông ấy cho biết chúng ta phải cẩn trọng với tình hình hiện tại. Nhưng nếu dự án hỗ trợ phục hồi kinh tế và tăng cường lòng tin thì tại sao không", bà Indrawati nói.
Jakarta là một trong những thành phố đông đúc nhất thế giới với hơn 10 triệu người, cùng khoảng 30 triệu dân sống ở các đô thị xung quanh. Một loạt vấn đề như tắc đường, ô nhiễm, nguy cơ động đất, lũ lụt và tốc độ sụt lún nhanh do khai thác nước ngầm quá mức thúc đẩy chính phủ quyết định dời thủ đô sang nơi khác.
Theo kế hoạch, thủ đô mới của Indonesia sẽ được xây dựng tại tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo. Tổng thống Widodo hồi tháng 12 năm ngoái muốn hoàn tất toàn bộ quá trình, bao gồm cả quy hoạch tổng thể, trong 6 tháng để có thể tiến hành giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng cơ bản tại thủ đô mới, sẵn sàng đi vào hoạt động từ 2023.
Tuy nhiên, dự án cũng vấp chỉ trích bởi nguy cơ gây ra tác động tới môi trường và cách Indonesia huy động nguồn vốn đầu tư. Các tổ chức phi chính phủ cho rằng một số chính trị gia trung ương lẫn địa phương có lợi ích đất đai trong khu vực có thể hưởng lợi từ siêu dự án này.
Indonesia đang là vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á với 7.775 ca nhiễm nCoV, cũng là nước có số người chết vì Covid-19 lớn nhất với 647 trường hợp.
Vũ Anh
Nghề đào mộ ở Indonesia không có thời gian thở vì quá nhiều thi thể Những người đào huyệt mộ tại nghĩa trang ở thủ đô Jakarta bận tới mức "không có thời gian thở" trong bối cảnh số người tử vong vì Covid-19 gia tăng nhanh chóng. Dưới cái nắng gay gắt đầu tháng 4 tại thủ đô Jakarta của Indonesia, những người làm nghề đào huyệt mộ tại nghĩa trang như Minar vẫn luôn tay đào...