Quy định còn chung chung
Những ngày gần đây, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT thật sự nóng với câu chuyện học sinh (HS) được sử dụng điện thoại trong giờ học.
Dù đồng tình hay phản đối, các ý kiến đều viện dẫn những lý do mà xét ở khía cạnh nào đó đều có lý.
Ảnh minh họa
Nhiều phụ huynh có con học ở Mỹ cho biết, HS phổ thông bị cấm mang điện thoại đến trường. Trong giờ học, các em ngoài chuyện tập trung vào bài giảng của thầy cô, còn phải theo dõi tương tác với bạn học qua những câu hỏi đáp giữa giáo viên và HS; học cách ghi chép lại sao cho mình dễ hiểu, dễ nhớ. Muốn tìm hiểu thông tin trên mạng, các em đều vào phòng vi tính của trường, và dĩ nhiên các trường học đều quản lý các trang web HS đăng nhập.
Tương tự, nhiều quốc gia châu Âu cũng cấm HS mang điện thoại đến trường. Chính phủ và cơ quan quản lý giáo dục kiểm soát chặt chẽ mạng trong trường học; máy tính hoặc máy tính bảng của HS chỉ dùng được mạng nội bộ (đã bị kiểm soát nội dung truy cập và ngăn chặn web đen). Ngay cả giáo viên, nếu muốn sử dụng nội dung như game hay Youtube thì phải dùng password do trường cung cấp riêng cho mỗi người…
Tại Việt Nam, từ trước đến nay, HS không được sử dụng điện thoại trong giờ học. Nếu các em mang đến lớp sẽ bị giáo viên tịch thu. Không chỉ trường công lập, dân lập mà ngay cả một số trường quốc tế cũng cấm học sinh mang điện thoại đến trường.
Rõ ràng, có quá nhiều mối lo nếu HS được phép sử dụng điện thoại trong giờ học.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 70-80% trẻ em 10-15 tuổi thích game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện chiếm khoảng 10-15%. Học sinh đã nghiện game online sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy như sa sút về thể lực và tinh thần, trầm cảm, hay cáu gắt, bỏ bê việc học hành, nhất là không kiểm soát được hành vi của bản thân…
Cũng từ lâu, mối lo trẻ nghiện game đã trở thành thường trực của từng gia đình, phụ huynh, thầy cô. Đó là lý do mà nhiều gia đình đã coi thời gian ở trường là khoảng thời gian “sạch” với con em mình, vì không có điện thoại, máy tính để sử dụng. Nếu cho phép HS sử dụng điện thoại trong giờ học, HS sẽ có cớ để mang điện thoại đến trường. Cha mẹ đã lo càng thêm lo.
Video đang HOT
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Quy định của Bộ GD-ĐT đã nói rõ, chỉ được phép dùng điện thoại để sử dụng cho việc học và phải có sự cho phép của giáo viên. Tới đây, khi hình thức dạy học trực tuyến được công nhận, phải có phương tiện cho HS truy cập vào các nguồn học liệu nên không thể cứ mãi quẩn quanh với việc cấm đoán HS. Vấn đề là gia đình, nhà trường, thầy cô đều phải có biện pháp để hướng dẫn, quản lý HS sử dụng điện thoại một cách phù hợp, có hiệu quả; không nên chỉ khoán trắng cho nhà trường mà từng gia đình, phụ huynh đều phải có trách nhiệm uốn nắn con mình, kể cả trong việc rèn tính tự giác dùng điện thoại.
Dù vậy, quy định ghi chung chung, đại khái rằng “không cấm HS sử dụng điện thoại di động trong giờ học nếu việc sử dụng phục vụ cho mục đích học tập và được giáo viên cho phép” là chưa ổn. Để giúp HS có kỹ năng dùng điện thoại khai thác kiến thức phục vụ việc học tập, đồng thời giải tỏa băn khoăn của thầy cô, phụ huynh cũng như không gây hệ lụy, Bộ GD-ĐT nên có văn bản hướng dẫn thực hiện việc này một cách rõ ràng, cụ thể, thống nhất.
Nếu cho HS dùng điện thoại, cần tuân thủ các quy định cụ thể, như khi HS sử dụng điện thoại nên tổ chức theo phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên sẽ dễ dàng kiểm soát việc sử dụng của các em; cần quy định thời gian dùng điện thoại cụ thể trong giờ học nhằm hạn chế việc các em rảnh rỗi, làm việc riêng; khi hết thời gian thảo luận nhóm, các nhóm phải báo cáo kết quả thảo luận, đồng thời cất điện thoại. Cần có quy chế sử dụng điện thoại trong giờ học, nếu HS nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc…
12 năm đi học cùng người mẹ điên
Lưu Tú Cường, 32 tuổi, hiệu phó trường cấp 2-3 thực nghiệm huyện Vọng Mô, thành phố Quý Châu có 12 năm đi học cùng người mẹ bị bệnh tâm thần.
"Từ cấp 2 lên đại học, tôi đi đâu mẹ đi đó, không rời", thầy Lưu mở đầu câu chuyện của mình.
Sinh ra trong một gia đình nghèo thuộc vùng dân tộc thiểu số huyện Vọng Mô, năm 4 tuổi, bố Lưu qua đời trong một tai nạn. Cú sốc khiến mẹ anh bị sang chấn tâm lý rồi mắc chứng rối loạn tâm thần.
Bán đất ruộng để lo ma chay cho bố, dù nhỏ tuổi nhưng Lưu xin thuê lại trồng lúa. Mỗi năm người ta trả công cho cậu 250 kg gạo, đủ hai mẹ con ăn cả năm.
Năm 7 tuổi, Lưu mới được đến trường. Tốt nghiệp tiểu học, cậu đứng thứ 3 toàn huyện về thành tích. Không có tiền theo học cấp 2, Lưu tự tìm thông tin về một trường dân lập mới mở. Lưu trở thành thủ khoa đầu vào và được miễn học phí.
Lưu gắn bó với nghề nhặt phế liệu nhiều năm để trang trải cuộc sống của hai mẹ con.
Để theo học cấp 2, Lưu phải rời ngôi nhà cũ trên núi để vào thành phố. Họ hàng khuyên ngăn nên bỏ học ở nhà làm thuê, trông mẹ, Lưu dứt khoát "Chỉ có học mới thay đổi được vận mệnh" rồi sắp xếp đồ đạc, đưa mẹ theo cùng. Không có tiền thuê nhà, Lưu đã dùng rơm làm một cái lán trên sườn đồi cạnh trường học. Phía trước cậu đào một cái hố ở khoảng đất trống, đặt một cái niêu sắt lên làm bếp.
Ba năm cấp 2, để có tiền sinh hoạt cho hai mẹ con, ngoài giờ học, Lưu còn đi nhặt phế liệu. Người mẹ ở nhà, cơm nước và làm vài việc lặt vặt giúp con.
Năm 2004, Lưu tốt nghiệp trung học cơ sở và được nhận vào một trường cấp 3. Phải rời đến một ngôi trường cách nơi ở cũ vài chục cây số, Lưu đến khảo sát ngôi trường mới rồi thuê một chuồng lợn bỏ hoang gần đó với giá 200 tệ (660.000 đồng)/tháng để làm nhà cho hai mẹ con.
Trong ba năm cấp 3, Lưu học hành chăm chỉ với quyết tâm phải thi đỗ đại học. Thời điểm này cậu vẫn đi nhặt phế liệu để kiếm sống.
Năm 2007, Lưu bị ốm nặng và thi trượt đại học. Trong lúc tuyệt vọng, cậu nhìn thấy một câu nói trong sách: "Tôi đã khóc khi không có giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày", cậu quyết định thi đại học một lần nữa.
Mùa hè năm 2008, Lưu đỗ vào Đại học sư phạm Lâm Nghi, thuộc tỉnh Sơn Đông. Không đủ tiền nộp học phí nhưng Lưu vẫn nói với mẹ: "Miễn là con chăm chỉ đi làm kiếm tiền, mọi việc sẽ ổn. Dù thế nào cũng phải tiếp tục đi học".
Lưu đưa mẹ lên nhập học tại Đại học sư phạm Lâm Nghi năm 2008.
Câu chuyện của Lưu sau đó lan truyền trong cộng đồng mạng, được nhiều người chung tay giúp đỡ. Đại học sư phạm Lâm Nghi khi đó cũng cung cấp chỗ ở cho Lưu và mẹ, đồng thời bố trí một công việc bán thời gian tại trường để anh có thể vừa theo học, vừa kiếm được tiền lo cho cuộc sống hai mẹ con.
Sau khi lên đại học, Lưu ngừng nhận sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân và chuyển sang giúp đỡ người khác. Anh đã gửi một phần tiền nhận được về Quý Châu hỗ trợ 3 đứa trẻ từng gặp trong những lần đi nhặt phế liệu. Lưu nói rằng, tôn chỉ sống của anh là phải để người khác tôn trọng mình, thay vì thấy mình đáng thương.
Năm 2012, Lưu tốt nghiệp đại học và trở về huyện Vọng Mô làm giáo viên cấp 2. Năm đầu tiên, anh được phân công làm giáo viên chủ nhiệm của một lớp khối 9. Học sinh lớp Lưu năm đó đỗ vào cấp 3 đông nhất trường.
Năm tiếp theo, Lưu được phân công chủ nhiệm một lớp 10 kém nhất trường. Sau 3 năm dạy dỗ, thành tích của học sinh trong lớp đã có những bước chuyển mình "đáng kinh ngạc" - theo đánh giá của vị hiệu trưởng. Tất cả 47 học sinh trong lớp đều đỗ đại học.
Ngoài giảng dạy, thầy Lưu còn là người truyền cảm hứng tích cực cho nhiều học sinh nghèo tại Trung Quốc.
Năm 2018, Lưu được bình chọn là một trong những giáo viên ưu tú nhất Trung Quốc. Trong năm này, anh còn được nhận nhiều huân huy chương cấp quốc gia như: Huân chương lao động hay thanh niên ưu tú toàn Trung Quốc.
Không chỉ giảng dạy, Lưu còn tích cực làm từ thiện. Anh đã thành lập một quỹ học bổng giúp đỡ cho hơn 1.600 học sinh nghèo. Người đàn ông này cũng có hơn 400 bài phát biểu truyền cảm hứng cho những học sinh ở vùng sâu, vùng xa.
"Con người chỉ trở nên vĩ đại khi học tập không ngừng", Lưu luôn nói câu mở đầu như vậy trong tất cả các bài phát biểu của mình.
307 cuốn sổ ghi chép 10 năm đổi lấy bài học không tiền nào mua được "Đây là một thói quen mà tôi sẽ áp dụng suốt đời. Tôi biết nghe có vẻ hơi ngô nghê nhưng đó là cách để tôi sống một cuộc sống ý nghĩa hơn bao giờ hết", Morris chia sẻ. Tháng 2/2010, Morris Villarroel, một nhà khoa học người Tây Ban Nha bắt đầu tiến hành một thí nghiệm dự kiến sẽ kéo dài...