Quỹ đầu tư VIC Partners rót vốn vào startup công nghệ Callio
Đánh giá cao sự sáng tạo và khả năng phát triển mạnh mẽ của nền tảng Callio, quỹ đầu tư VIC Partners đã quyết định rót vốn vào startup công nghệ này.
Quỹ đầu tư thiên thần VIC Partners ký kết hợp tác đầu tư vào Callio của Công ty Gadget vì đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp số trong thời đại 4.0
VIC Partners – quỹ đầu tư sáng lập bởi một số doanh nhân Việt Nam giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, mới đây ký kết thỏa thuận đầu tư vào Callio – nền tảng CRM kết hợp tổng đài ảo giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết bài toán tăng năng suất cho bộ phận telesales.
Quyết định rót vốn của VIC Partners được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp trở nên ngày càng cấp thiết trong thời đại 4.0.
Với nhiều năm kinh nghiệm điều hành quỹ đầu tư tập trung hỗ trợ các startup ở giai đoạn đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á, ông Đinh Viết Hùng – Chủ tịch quỹ VIC Partners cho biết, đã chú ý tới Callio ngay từ những ngày đầu ra mắt vào tháng 7.2020 vì “sự sáng tạo và tính khả thi cao, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp khi chuyển đổi số”.
Được biết, Callio giúp giảm chi phí cước gọi, giảm thời gian thao tác bấm số, chờ máy (nhờ tổng đài thông minh), tăng cường chất lượng cuộc gọi, theo dõi các chỉ tiêu về telesales trên dashboard, lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch telesales, lưu trữ, phân tích thông tin khách hàng và lịch sử cuộc gọi dưới dạng văn bản (nhờ công nghệ voice to text).
Ngoài ra, giải pháp CRM của Callio tích hợp sẵn quy trình chăm sóc khách hàng, giúp chốt sale nhanh chóng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh mạnh mẽ.
Mục tiêu của Callio là sẽ trở thành đơn vị công nghệ cung cấp nền tảng CRM và tổng đài ảo cho doanh nghiệp số 1 tại Đông Nam Á, thực hiện sứ mệnh là cánh tay công nghệ giúp chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời đại 4.0.
Video đang HOT
Bắt mạch những khó khăn khi chuyển đổi số của doanh nghiệp
Nếu những rào cản này chưa được xử lý, số hóa doanh nghiệp chắc chắn sẽ diễn ra rất chậm và có thể không thành công.
Kinh tế thế giới chứng kiến nhiều biến động sau cuộc bùng phát đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF còn chỉ ra rằng, đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất sau chiến tranh thế giới thứ 2 trở lại đây.
Các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng nhanh tại các quốc gia trên toàn thế giới, hoạt động kinh tế gần như đóng băng bởi giãn cách xã hội. Tuy nhiên, đây chính là cơ hội để con người nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa quá trình chuyển đổi số. Trong thách thức luôn có cơ hội.
Các khó khăn trong việc thay đổi doanh nghiệp số.
Các chuyên gia khuyến cáo khi bắt đầu thay đổi, các doanh nghiệp cần lường trước những khó khăn gặp phải. Theo thống kê, cứ 10 chủ doanh nghiệp trên thế giới thì 9 doanh nghiệp bắt đầu chiến lược chuyển đổi số và trong 9 người triển khai mô hình kinh doanh mới này thì có 7 người thất bại.
Hiện nay, vẫn có hơn 80% doanh nghiệp loay hoay trong công việc chuyển đổi số. Vậy đâu là những khó khăn và thách thức mà họ đang gặp phải?
Doanh nghiệp ngại thay đổi
Trong thực tế, hầu hết các công ty CNTT thường có những tư duy lối mòn theo nền văn hóa của một lĩnh vực nhất định. Họ bị đóng khung và khó có thể thoát ra khỏi một hệ thống phân cấp chống thay đổi. Điều này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp kỹ thuật số bởi muốn thành công thì cần có những bước đột phá và các ý tưởng mới.
Dám thay đổi và đổi mới là điều cần thiết khi chuyển đổi số
Các CIO nếu muốn phát triển một nền văn hóa kỹ thuật số nên có cho mình những tư duy sau: dám bắt đầu một nền văn hóa mới, xác định lại tư duy kỹ thuật số, tạo ra một cộng đồng với những con người mới, sẵn sàng bảo vệ những ý tưởng táo bạo giúp thay đổi nền văn hóa cũ.
Khúc mắc từ bộ máy, công nghệ
Thực tế hiện nay cho thấy rằng đa phần các doanh nghiệp thường "thờ ơ" với việc chuyển đổi số. Một phần bởi sự hạn chế về tài chính, yếu kém trong việc quản trị và trình độ. Chính từ bộ máy còn phức tạp, việc chuyển đổi số trở nên khó khăn hơn vì không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để giải quyết các vấn đề tồn động.
Có thế thấy phần lớn các doanh nghiệp e dè chuyển đổi số bởi sự thụ động, chưa quyết liệt trong việc thay đổi bộ máy, thiếu kỹ năng và thiếu nguồn tài nguyên cần thiết, cũng như công nghệ chưa đáp ứng được nền tảng số.
Tại sự kiện Digital Transformation Outlook 2020, ông Lương Long Hiệp - Giám đốc công ty thực phẩm 2030 chia sẻ: "Tôi muốn ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh nhưng khi gặp các nhà cung cấp giải pháp được nghe quá nhiều thuật ngữ chuyên môn. Vì không hiểu họ nói gì nên tôi không dám chi tiền. Họ không bán được hàng, tôi cũng không giải quyết được vấn đề của mình."
Chuyển đổi số là cuộc chơi sống còn
Các doanh nghiệp thường bị lôi cuốn bởi những thứ cường điệu về kinh doanh kỹ thuật số. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì lại có quá nhiều lỗ hổng. Vì vậy, việc quan tâm đến chất lượng bộ máy nhân sự là một điều rất quan trọng. Và hơn thế nữa, chúng ta cần sự dũng cảm của người lãnh đạo.
Quản lý cấp cao chưa thích nghi
Đổi mới kinh doanh số đòi hỏi các doanh nghiệp cần tạo ra một hệ sinh thái thống nhất. Tại đó phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa con người, phần mềm, hệ thống và công nghệ. Mọi thứ trong hệ sinh thái đó đều có sự liên quan tới nhau. Chính vì vậy, việc đổi mới kinh doanh số cũng cần kèm theo sự phát triển năng lực của quản lý cấp cao.
Theo Báo cáo Việt Nam CEO insight 2019, có đến 49,1% doanh nghiệp gặp phải tình trạng thiếu lao động có kỹ năng sử dụng công nghệ và khoảng 27,3% nhân viên ngại học, ngại thay đổi cách làm việc.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI.
Một người quản lý cấp cao của doanh nghiệp số cần phải có sự sáng tạo, đổi mới bản thân và quan trọng là hội nhập. Bạn sẽ phải làm việc cùng với rất nhiều những công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) hay Internet of Thing (IoT) nếu muốn doanh nghiệp của mình phát triển.
Thay đổi không hề dễ dàng
Kỹ thuật và chi phí là hai thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp cần đối mặt khi chuyển đổi số. Doanh nghiệp sẽ cần một thời gian dài cùng với sự đầu tư về tiền bạc nhân lực để có thể thay đổi được cấu trúc nội bộ cũng như hình thành hệ sinh thái mới. Tuy nhiên, đây là một sự đầu tư hợp lý, nó sẽ giúp doanh nghiệp có được một nền tảng tốt, xây dựng được hệ thống vận hành nhanh hơn sau này.
Xử lý dữ liệu là một thách thức khác mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Khi các giao dịch trong ngành thương mại điện tử diễn ra trên nền tảng kỹ thuật số, một lượng dữ liệu khổng lồ sẽ có thể được thu thập để phân tích, từ đó giúp xây dựng chiến lược về giá cả, tiếp thị, sản phẩm, dịch vụ... Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn đang sử dụng những hệ thống tách biệt vì thế sẽ gặp phải những vấn đề về khả năng mở rộng và nguồn cung thông tin thống nhất. Điều này sẽ dẫn đến những trở ngại trong thu thập, xử lý và vận dụng dữ liệu.
Ngoài ra, với những quy định chặt chẽ mới được ban hành trong việc sử dụng dữ liệu khách hàng, các doanh nghiệp trong ngành thương mại điện tử cũng sẽ gặp khó khăn trong việc khai thác dữ liệu người dùng.
'Kỳ lân công nghệ' bị Thung lũng Silicon ghét bỏ Palantir từng là startup công nghệ lớn thứ tư thế giới, giúp chính phủ Mỹ tìm ra trùm khùng bố Bin Laden, nhưng gần đây bị cả Thung lũng Silicon quay lưng. Palantir được thành lập vào năm 2003 bởi nhà đầu tư mạo hiểm Peter Thiel - đồng sáng lập Paypal. Tên gọi công ty lấy cảm hứng từ "quả cầu ma...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

"Mẹ chồng" ghê nhất phim Việt: Có hàm đại tá, là nguyên Giám đốc Nhà hát kịch nói
Hậu trường phim
1 giờ trước
Tạm giữ hình sự bảo mẫu 26 tuổi đánh, tát liên tục vào đầu bé gái
Pháp luật
1 giờ trước
Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp
Tin nổi bật
2 giờ trước
Top 10 phim 18+ châu Á kinh điển nhất: Số 4 từng bị cấm chiếu, số 9 gây sốc toàn cầu
Phim châu á
2 giờ trước
Mỹ nam có khuôn mặt được thượng đế vuốt ve
Sao châu á
2 giờ trước
Kanye West thừa nhận bị vợ bỏ sau loạt nghi vấn ly hôn
Sao âu mỹ
2 giờ trước
MC Hoài Anh VTV trẻ đẹp, Chí Trung hẹn hò với bạn gái kém 18 tuổi sau ra viện
Sao việt
2 giờ trước
Ông Trump nói Trung Quốc 'hoảng loạn' khi bị Mỹ áp thuế
Thế giới
2 giờ trước
Bruno Fernandes xuất sắc nhất tháng 3 Premier League, cân bằng thành tích của Rooney
Sao thể thao
2 giờ trước
Những thước phim đầu tiên trong bom tấn 'Avatar: Fire and Ash' của James Cameron
Phim âu mỹ
2 giờ trước