Quy chế trung lập mà Ukraine đề xuất trong đàm phán với Nga là gì?
Vấn đề quy chế trung lập của một quốc gia đang thu hút sự chú ý khi là một trong những đề xuất của Ukraine khi đàm phán với Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Quốc hội Đan Mạch vào ngày 29.3. Ảnh AFP
Theo The Washington Post ngày 30.3, quy chế trung lập là một trong những điểm quan trọng trong đàm phán giữa Ukraine và Nga nhằm đổi lại việc Moscow dừng chiến dịch quân sự.
Trong vòng đàm phán mới diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 29.3, các đại diện của Ukraine đưa ra nhiều đề xuất với phía Nga, trong đó có việc trở thành nước trung lập kèm cam kết không có lực lượng quân sự hoặc căn cứ nước ngoài ở lãnh thổ Ukraine.
Đổi lại, các nước như Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel sẽ “đảm bảo” về an ninh cho Ukraine. Các nhà đàm phán Nga cho biết họ sẽ xem xét các đề xuất trên, trong khi Nga sẽ “giảm mạnh” quy mô hoạt động quân sự gần các thành phố Kyiv và Chernigiv nhằm “gia tăng lòng tin lẫn nhau và tạo điều kiện cần thiết để đàm phán thêm”.
Theo luật pháp quốc tế, một nước trung lập theo nghĩa rộng sẽ không can thiệp vào xung đột liên quan các bên tham chiến khác. Vấn đề trung lập được quy định trong 2 công ước tại hội nghị hòa bình The Hague (Hà Lan) vào năm 1907, đưa ra những quy định về các nước trung lập và tham chiến trong thời gian xung đột.
Vai trò của quy chế trung lập đối với tình hình Nga – Ukraine
Một trong những nguyên nhân mà Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine là do Kyiv muốn gia nhập NATO.
Dù Ukraine chưa bắt đầu tiến trình gia nhập NATO vào thời điểm Nga bắt đầu chiến dịch quân sự hôm 24.2, điều này đã là một phần trong ưu tiên của liên minh, nhất là sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Vào năm 2019, Ukraine đưa kế hoạch gia nhập NATO và Liên minh châu Âu vào Hiến pháp. Tổng thống Putin thường chỉ trích các hành động mà Nga cho là “hung hăng” của NATO gần biên giới và xem liên minh này là một sự đe dọa.
Tổng thống Zelensky nói Ukraine “không ngây thơ” sau vòng đàm phán mới
Phát biểu trước Lực lượng Viễn chinh hỗn hợp hôm 15.3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dường như thừa nhận rằng việc gia nhập NATO không còn được cân nhắc.
“Rõ ràng Ukraine không phải là một thành viên NATO, chúng tôi hiểu điều này. Trong nhiều năm chúng tôi đã nghe về việc cánh cửa dường như đang mở nhưng cũng đã nghe rằng chúng tôi sẽ không gia nhập, đó là những điều có thật và phải được thừa nhận”, theo nhà lãnh đạo Ukraine.
Ukraine còn đang đề xuất về việc sẽ không có các lực lượng hoặc căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ. Tuy nhiên, nước này vẫn muốn gia nhập EU. Vào ngày 28.2, ông Zelensky ký văn bản chính thức xin gia nhập EU và đã thảo luận với các lãnh đạo châu Âu. Dù các nhà lãnh đạo EU tỏ ý cởi mở về việc Ukraine gia nhập, họ đã khiến ông mất hy vọng về việc gia nhập EU nhanh chóng.
Mô hình nước trung lập
Trong vòng đàm phán thứ 4 giữa Nga và Ukraine vào giữa tháng 3, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga đang thảo luận về các mô hình trung lập của Áo và Thụy Điển cho Ukraine. Quy chế trung lập của Áo được áp dụng như là kết quả của Chiến tranh lạnh, đổi lấy việc chấm dứt chiếm đóng của phe Đồng minh trong Thế chiến 2. Quy chế này được quy định trong luật vào ngày 26.10.1955. Quốc gia này không chọn bên trong các cuộc chiến hay tham gia các liên minh quân sự, cũng như không có căn cứ của nước khác.
Thụy Điển trở thành nước trung lập trong Thế chiến 2 và gia nhập Phong trào Không liên kết trong Chiến tranh lạnh, dù đã chính thức từ bỏ quy chế trung lập khi gia nhập EU vào năm 1995. Dù ý kiến công chúng nước này gần đây thiên về việc gia nhập NATO, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson đã bác bỏ và nói rằng điều đó sẽ “khiến tình hình bất ổn thêm”. Ngoài Áo và Thụy Điển, các nước Ireland, Malta, Phần Lan và Cộng hòa Síp (Cyprus) là thành viên EU nhưng không liên minh về mặt quân sự.
Thiếu Nga, ngành khoa học toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Không có sự trợ giúp của Nga, các nhà khoa học khí hậu lo lắng không biết làm thế nào họ có thể tiếp tục công việc ghi lại sự ấm lên ở Bắc Cực.
Tên lửa Soyuz của Nga cất cánh từ căn cứ không gian Kourou ở Guiana thuộc Pháp vào ngày 18 tháng 12 năm 2019. Ảnh: AP
Trong các lĩnh vực khoa học có ý nghĩa sâu sắc đối với tương lai và tri thức của nhân loại, hoạt động quân sự đặc biệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine đang gây ra sự suy thoái nhanh chóng và sâu rộng đến các mối quan hệ và dự án gắn bó giữa Moscow với phương Tây. Việc xây dựng cầu nối thông qua khoa học thời hậu Chiến tranh Lạnh đang trở nên khó hơn khi các quốc gia phương Tây tìm cách trừng phạt và cô lập Điện Kremlin bằng cách từ chối các chương trình khoa học liên quan đến Nga.
Các nhà khoa học cho biết chi phí của việc cắt đứt quan hệ có thể sẽ tăng cao đối với cả hai phía. Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề khác sẽ khó khăn hơn nếu không có sự hợp tác. Các nhà khoa học Nga và phương Tây đã trở nên phụ thuộc vào chuyên môn của nhau từ khi cùng làm việc cách đây rất lâu.
Chuyến thám hiểm sao Hỏa theo kế hoạch của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) với Nga là một ví dụ. Các thiết bị cảm biến của Nga có khả năng đánh hơi, dò tìm và nghiên cứu môi trường của hành tinh có thể sẽ phải thay thế. Ngoài ra, các nhà khoa học sẽ phải sử dụng một tên lửa phóng không phải của Nga nếu việc đình chỉ hợp tác giữa họ trở nên lâu dài. Trong trường hợp đó, kế hoạch phóng dự kiến sẽ lùi đến năm 2026.
Giám đốc ESA, Josef Aschbacher, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Associated Press: "Chúng tôi cần gỡ rối các vấn đề trước mắt, đây quả thực là một quá trình rất phức tạp. Mất rất nhiều thời gian để chúng tôi có thể tin tưởng lẫn nhau, nhưng giờ đây mọi thứ đã trở nên vô vọng sau xung đột Nga - Ukraine".
Sự phẫn nộ của quốc tế và các biện pháp trừng phạt đối với Nga đang khiến các hoạt động hợp tác chính thức trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Các nhà khoa học phương Tây và Nga vốn là bạn bè vẫn giữ liên lạc, tuy nhiên các dự án lớn nhỏ của họ đều bị đình chỉ. Liên minh châu Âu đang đóng băng các tổ chức của Nga ra khỏi quỹ nghiên cứu trị giá 105 tỷ USD, đồng thời tạm ngưng các khoản thanh toán và nói rằng họ sẽ không nhận được hợp đồng mới nào. Tại Đức, Anh và các nước khác, nguồn tài trợ và hỗ trợ cũng bị rút khỏi các dự án liên quan đến Nga.
Tại Mỹ, Viện Công nghệ Massachusetts đã cắt đứt quan hệ với một trường đại học nghiên cứu mà viện đã giúp thành lập ở Moscow. Trường đại học lâu đời nhất và lớn nhất ở Estonia sẽ không nhận sinh viên mới từ Nga và đồng minh Belarus. Chủ tịch Học viện Khoa học Estonia, Tarmo Soomere, nói rằng việc này sẽ gây tổn hại không nhỏ.
Ông nói với AP: "Chúng ta có nguy cơ mất đi động lực thúc đẩy thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, chúng ta sẽ đánh mất điểm cốt lõi của khoa học - đó là thu thập thông tin mới và thiết yếu, cũng như truyền đạt thông tin đó cho người khác".
Các nhà khoa học Nga cũng phản ứng rất gay gắt. Một bản kiến nghị trực tuyến của các nhà khoa học Nga phản đối chiến sự cho biết hiện có hơn 8.000 người ký. Họ cảnh báo rằng bằng cách triển khai chiến dịch tại Ukraine, Nga đã tự biến mình thành một quốc gia "bị bỏ rơi". Các nhà khoa học cho biết "việc tiến hành nghiên cứu là không thể nếu không có sự hợp tác chính thức với các đồng nghiệp nước ngoài".
Đáp lại, một thông báo từ Bộ Khoa học Nga đề nghị các nhà khoa học Nga không cần bận tâm đến việc nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học phương Tây nữa, đồng thời nói rằng chúng sẽ không còn được sử dụng làm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cho công việc của họ.
Lev Zelenyi, một nhà vật lý hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Không gian ở Moscow, mô tả tình huống này là "bi kịch" và nói qua email với AP rằng ông cùng các nhà khoa học Nga khác bây giờ phải "học cách sống và làm việc trong môi trường mới với điều kiện không thuận lợi này".
Đàm phán Nga-Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ là chiến thuật nhượng bộ của Nga ít người biết Việc tổ chức vòng đàm phán Nga - Ukraina tiếp theo tại Istanbul là một nhượng bộ chiến thuật của phía Nga, Andrei Kortunov, Tổng giám đốc Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga, cho biết. Đàm phán trực tiếp Nga-Ukraine sẽ diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ lúc 14h30 phút ngày 29/3 theo giờ Hà Nội. Ảnh Anadolu Agency Trước đó,...