Quốc hội Mali kêu gọi can thiệp quân sự ở miền Bắc
Ngày 4/7, Quốc hội Mali đã kêu gọi can thiệp quân sự vào miền Bắc, nơi người Hồi giáo cực đoan đang áp dụng luật Hồi giáo (Sharia), phá hủy các lăng mộ cổ và đặt mìn trong thành phố.
Các tay súng Hồi giáo Mali phá hủy một ngôi đền cổ tại Timbuktu ngày 1/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong một thông cáo kêu gọi “giành lại sự toàn vẹn lãnh thổ,” Quốc hội đã “kêu gọi toàn bộ nhân dân Mali kiên trì chống lại sự chiếm đóng và thúc đẩy tình đoàn kết bằng mọi cách có thể.”
Video đang HOT
Cùng ngày, bất chấp trời mưa to, khoảng 2.000 người miền Bắc Mali đã tham gia biểu tình ngồi tại Quảng trưởng Độc lập ở thủ đô Bamako nhằm phản đối việc các tay súng Hồi giáo chiếm đóng khu vực rộng lớn miền Bắc nước này, và kêu gọi trợ giúp để giải phóng quê hương mình.
[Mali kêu gọi ngăn các vụ phá hoại thành phố di sản]
Trong khi đó, nghị sỹ người Tuareg, ông Nock Ag Attia cho biết các bộ lạc ở miền Bắc, gồm Tuareg, Fulani và Songhai không ủng hộ “sự điên rồ” của các phiến quân người Tuareg và các tay súng Hồi giáo có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda.
Mali đang do một chính phủ lâm thời điều hành sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/3. Cuộc đảo chính đã mở đường cho người Tuareg chiếm đóng các thành phố miền Bắc và tuyên bố nhà nước Azawad. Sự xuất hiện của phiến quân thuộc nhóm Ansar Dine, công khai liên minh với chi nhánh Bắc Phi của al-Qaeda, tại khu vực này làm dấy lên lo ngại rằng nơi đây có thể trở thành một thiên đường mới cho chủ nghĩa khủng bố.
Theo kế hoạch, Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) sẽ tổ chức một hội nghị nhỏ tại Burkina Faso vào cuối tuần này để thảo luận việc thành lập một chính phủ đoàn kết đủ tư cách để yêu cầu trợ giúp từ bên ngoài. ECOWAS cho biết 3.300 binh sỹ của các nước thành viên đã sẵn sàng để huy động tới hỗ trợ Mali.
Dự kiến trong ngày 5/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ nhóm họp để thảo luận các biện pháp trừng phạt chống lại các tay súng Hồi giáo ở miền Bắc Mali./.
Theo TTXVN
Phiến quân Hồi giáo Mali phá hủy di sản thế giới
Các phiến quân Hồi giáo tại miền bắc Mali hôm 1.7 tiếp tục đập phá thêm bốn ngôi mộ cổ thánh Hồi giáo tại thành phố Timbuktu sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) tuyên bố hành động phá hoại di sản thế giới này là tội ác chiến tranh.
Lăng mộ các thánh Hồi giáo tại thành phố cổ Timbuktu (Mali) đang bị phá hủy bởi những người Hồi giáo cực đoan - Ảnh: AFP
Lực lượng Hồi giáo cực đoan Ansar Dine đã chiếm quyền kiểm soát toàn bộ khu vực phía bắc Mali, bao gồm thành phố cổ Timbuktu, từ ba tháng trước và đã phá hủy bảy lăng mộ cổ tại thành phố này chỉ trong hai ngày vì cho rằng đây là biểu tượng của sự cuồng tín.
Timbuktu - mệnh danh là Thành phố của 333 vị thánh Hồi giáo - đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới với 16 nghĩa trang và lăng mộ cổ.
Trưởng công tố viên Fatou Bensouda của ICC cho biết: theo điều khoản thứ 8 của Đạo luật Rome mà chính phủ Mali có tham gia ký kết, các cuộc tấn công nhằm vào các công trình dân sự sẽ bị xem là tội ác chiến tranh.
Bà Bensouda cũng cho hay các cuộc tấn công nhằm vào các khu di tích lịch sử cũng có tội danh tương tự và cảnh báo ICC có "toàn quyền điều tra về tội ác chiến tranh" tại Mali.
Được biết, Ansar Dine là một trong những nhóm phiến quân Hồi giáo có liên kết với tổ chức khủng bố Al Qaeda
Theo Thanh Niên
HĐBA tuyên bố ủng hộ ECOWAS đưa quân vào Mali Theo AFP, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 18/6 tuyên bố sẵn sàng ủng hộ việc các nước Tây Phi đưa quân tới Mali, dù vẫn còn những thắc mắc liên quan tới hành động can thiệp vũ lực này. Bạo động xảy ra ở nhiều khu vực thuộc thủ đô Banmako, Mali. (Nguồn: Internet)Cộng đồng Kinh tế các nước Tây...