HĐBA không chấp thuận giải pháp quân sự với Mali
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không bác bỏ, nhưng không ủng hộ nghị quyết của Liên minh châu Phi (AU) và Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) thành lập lực lượng can thiệp quân sự vào Mali.
Hàng ngàn người tị nạn Mali đã rời khỏi miền bắc tới lánh nạn tại trại tạm của Liên hợp quốc ở Ayorou, Niger. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo tạp chí Afrik ngày 14/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Hội đồng hòa bình và an ninh Liên minh châu Phi ra thông cáo chung ghi nhận đề nghị của hai tổ chức khu vực nêu trên, đồng thời bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của các nhóm khủng bố ở Bắc Mali.
Mặt khác, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc yêu cầu làm rõ hơn về chi phí, lý do thực, khuôn khổ, phương thức triển khai, hỗ trợ hậu cần-tài chính, và hậu quả chính trị- xã hội có thể xảy ra nếu triển khai lực lượng quân sự tại Mali.
Các nước thành viên AU và ECOWAS sẽ phải cung cấp thêm thông tin mới hy vọng được Liên hợp quốc chấp thuận cho tiến hành can thiệp quân sự vào Bắc Mali. Trong tuần này, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ tiếp tục họp về tình hình Mali.
Cùng ngày 14/6 tại Paris (Pháp), Tổng thống lâm thời Mali Dioncounda Traoré đã thảo luận với Ngoại trưởng nước chủ nhà Laurent Fabius về tình hình Mali, phương tiện để ổn định và bảo đảm an ninh cho thời kỳ chuyển tiếp, cũng như điều kiện và phương thức để Pháp và Liên minh châu Âu nối lại viện trợ cho Mali.
Ngoại trưởng Fabius và Tổng thống Traoré sẽ gặp Thủ tướng lâm thời Modibo Diarra để bàn những bước đi tiếp theo nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng Mali./.
Theo TTXVN
Phe đảo chính Mali chỉ định thủ lĩnh làm tổng thống
Những người ủng hộ phái đảo chính tại Mali ngày 22/5 lại chỉ định đại úy Amadou Haya Sanogo, thủ lĩnh nhóm đảo chính, làm "tổng thống" cho thời kỳ chuyển tiếp và kêu gọi ông Dioncounda Traore ra đi.
Đại úy Amadou Haya Sanogo. (Nguồn: AP)
Hành động này diễn ra một ngày sau khi Tổng thống lâm thời Dioncounda Traore được Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây phi (ECOWAS) và nhóm đảo chính thống nhất cử làm lãnh đạo thời kỳ chuyển tiếp ở Mali.Quyết định này được các thành viên phong trào Phối hợp các tổ chức yêu nước Mali (COPAM) đưa ra sau cuộc họp diễn ra trong hai ngày 21-22/5 tại Bamako.
Theo thông cáo của phong trào này, Đại úy Sanogo được giao nhiệm vụ "cùng quân đội khôi phục toàn vẹn lãnh thổ" Mali và "thiết lập một chính quyền trung lập và công bằng, tổ chức bầu cử minh bạch và đáng tin cậy."
Hiện ECOWAS, chính quyền Mali và Đại úy Sanogo chưa có phản ứng gì trước quyết định của những người ủng hộ nhóm đảo chính.
Ông Abdoulaye Kante, một trong số các nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng Liên minh vì dân chủ Mali (ADEMA), cho biết Đại úy Sanogo "không chấp nhận" và "sẽ không chấp nhận" đề nghị này.
Giới quan sát đánh giá hành động này của phái ủng hộ đảo chính làm gia tăng tình hình bất ổn ở Mali trong khi cuộc khủng hoảng ở miền Bắc rơi vào bế tắc và tiến trình chuyển tiếp trở nên bấp bênh./.
Theo TTXVN
Algeria có thể sẽ hỗ trợ chiến dịch quân sự ở Mali Thủ tướng lâm thời Mali Modibo Diarra ngày 13/6 đã rời Algeria kết thúc chuyến thăm hai ngày theo lời mời của người đồng cấp nước này, Ahmed Ouyahia, nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Mali. Binh sỹ Mali bảo vệ một tuyến đường ở thủ đô Bamako sau cuộc đảo chính. (Nguồn: AP)Hai bên đã thảo luận tình hình...