Quốc hội Gruzia bầu ông Mikheil Kavelashvili làm tổng thống mới
Quốc hội Gruzia ngày 14/12 đã bầu ông Mikheil Kavelashvili, chính trị gia có quan điểm cứng rắn đối với phương Tây, làm Tổng thống.
Ông Mikheil Kavelashvili sau khi được Quốc hội Gruzia bầu làm Tổng thống mới tại Tbilisi, ngày 14/12/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Gruzia không được bầu trực tiếp bằng nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Thay vào đó, Tổng thống mới sẽ do đại cử tri đoàn gồm 300 thành viên – bao gồm các nghị sĩ quốc hội và đại biểu của các khu vực – bầu ra. Ông Kavelashvili là ứng cử viên duy nhất, đã dành được 224 phiếu ủng hộ trong tổng số 225 phiếu được bỏ.
Theo nghị quyết được Quốc hội Gruzia thông qua cuối tháng 11, lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử sẽ diễn ra vào ngày 29/12.
Video đang HOT
Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh chính phủ Gruzia đang đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối quyết định dừng tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Trước thềm cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống, Quốc hội Gruzia đã thông qua các hạn chế mới, theo đó nâng mức phạt đối với những cá nhân và tổ chức tham gia biểu tình, đồng thời cấm người biểu tình được bịt mặt, đốt pháo và chiếu đèn laser.
Mối quan hệ giữa Gruzia và phương Tây đã xấu đi trong năm nay sau khi một số luật mới của Tbilisi bị châu Âu chỉ trích. Hôm 28/11, Đảng Giấc mơ Gruzia cầm quyền cho biết Tbilisi đình chỉ các cuộc đàm phán gia nhập EU cho đến năm 2028 và từ chối tất cả các khoản tài trợ từ ngân sách của EU. Kể từ khi xảy ra các cuộc biểu tình phản đối quyết định này, hàng trăm người đã bị cảnh sát bắt giữ, trong khi Bộ Nội vụ Gruzia cho biết hơn 150 nhân viên an ninh bị thương khi đối phó với các cuộc biểu tình này.
Trong khi đó, Tổng thống sắp mãn nhiệm Salome Zourabichvili cho biết sẽ không rời nhiệm sở ngay cả khi nhiệm kỳ của bà kết thúc vào ngày 16/12 tới, bởi bà không công nhận tính hợp pháp của Quốc hội, vốn được bầu lên trong cuộc tổng tuyển cử bị cáo buộc là có gian lận hồi tháng 10. Các đảng đối lập cũng cho biết sẽ tiếp tục coi bà Zourabichvili là Tổng thống hợp pháp, kể cả sau khi ông Kavelashvili nhậm chức.
Quốc hội Hàn Quốc nhất trí luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol
Ngày 14/12, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phát biểu tại Seoul. Ảnh: THX/TTXVN
Nghị quyết luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận trong tổng số 300 nghị sĩ có mặt. Nghị quyết nêu rõ lý do luận tội là "vi phạm Hiến pháp và luật pháp khi ban bố tình trạng thiết quân luật khẩn cấp".
Ngay sau đó, một đội bảo vệ chuyên trách đã được thành lập cho quyền Tổng thống Han Duck-soo.
Tổng thống Yoon là nguyên thủ quốc gia thứ ba bị đình chỉ chức vụ do bị luận tội trong lịch sử lập hiến Hàn Quốc, sau cựu Tổng thống Roh Moo-hyun năm 2004 và cựu Tổng thống Park Geun-hye năm 2016.
Ngay khi nhận được quyết định luận tội, Tổng thống Yoon sẽ bị đình chỉ nhiệm vụ và Thủ tướng Han Duck-soo sẽ trở thành quyền tổng thống. Theo Hiến pháp, Tòa án Hiến pháp phải đưa ra phán quyết trong vòng 180 ngày. Nếu Tòa chấp nhận quyết định luận tội, ông Yoon sẽ bị bãi nhiệm và cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức trong vòng 60 ngày.
Trong trường hợp của hai vị tổng thống trước đó, Tòa án Hiến pháp đã bác bỏ luận tội đối với ông Roh, nhưng phê chuẩn việc bãi nhiệm bà Park sau 91 ngày xem xét.
Tổng thống Philippines không yêu cầu luận tội cấp phó sau vụ bị dọa giết Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr ra tuyên bố bất ngờ về vụ việc, sau khi bị Phó tổng thống Sara Duterte dọa ám sát. Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ẢNH: REUTERS Tờ Philippine Daily Inquirer ngày 29.11 dẫn lời Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cho hay ông đã nói với quốc hội không yêu cầu luận tội Phó tổng thống...