Quốc gia thành viên NATO lần đầu viện trợ quân sự cho Ukraine
Vừa đàm phán với Nga để tìm cách nhập khẩu thêm khí đốt, quốc gia này đồng thời cũng muốn gửi viện trợ quân sự cho Ukraine.
Bulgaria ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine như hầu hết các nước đồng minh NATO (ảnh: Reuters)
Hôm 3/11, Quốc hội Bulgaria đã phê duyệt kế hoạch gửi các chuyến hàng viện trợ quân sự đầu tiên cho Ukraine, kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự hồi cuối tháng 2.
“Hãy bình tĩnh, chúng tôi không tham gia vào xung đột. Bằng cách cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine như các đồng minh khác, chúng tôi chỉ muốn thể hiện rõ ràng rằng chúng tôi là đối tác đáng tin cậy”, ông Daniel Lorer, một trong những nghị sĩ Bulgaria ủng hộ gửi viện trợ quân sự cho Kiev, phát biểu hôm 3/11.
Video đang HOT
Bulgaria là quốc gia thành viên của NATO và EU.
Theo Bloomberg, trong Quốc hội Bulgaria, có một số nghị sĩ phản đối việc viện trợ quân sự cho Ukraine. Hầu hết các nghị sĩ này thuộc đảng Xã hội Bulgaria. Tuy nhiên, trong tổng cộng 240 ghế quốc hội, đảng Xã hội Bulgaria chỉ nắm 25 ghế và không có nhiều “tiếng nói”. Đảng Xã hội Bulgaria đã nhiều lần cảnh báo việc viện trợ quân sự cho Ukraine có thể khiến Bulgaria bị kéo vào xung đột.
Theo trang tin EURACTIV.bg (Bulgaria), trước ngày 3/11, Bulgaria và Hungary là 2 nước duy nhất thuộc NATO và EU từ chối gửi viện trợ quân sự cho Ukraine. Hiện danh sách này chỉ còn lại Hungary.
Tuy nhiên, EURACTIV.bg cho rằng, trong xung đột Ukraine, Bulgaria từng nhiều lần tìm cách viện trợ quân sự gián tiếp cho Kiev. Lượng lớn vũ khí từ Bulgaria đã được bán ra kể từ khi Ukraine xảy ra xung đột. Quân đội Bulgaria được trang bị nhiều hệ thống vũ khí sản xuất theo công nghệ và tiêu chuẩn Liên Xô – loại vũ khí mà lực lượng Ukraine vốn quen sử dụng.
Theo EURACTIV.bg, các nhà sản xuất vũ khí Bulgaria bán sản phẩm cho Ba Lan và Romania. Vũ khí Bulgaria từ 2 nước này sau đó “chảy” sang Ukraine. Trước ngày 3/11, Bulgaria chỉ tuyên bố viện trợ nhân đạo cho Ukraine.
Sau quyết định mới của Quốc hội Bulgaria, chính phủ nước này có 1 tháng để trình lên danh sách các loại vũ khí có thể gửi tới Ukraine mà không ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ trong nước. Bulgaria cũng sẽ tổ chức đàm phán với các nước thành viên NATO để viện trợ quân sự cho Ukraine một cách hiệu quả.
“Trong giai đoạn này, chúng tôi chưa thể cung cấp cho Ukraine vũ khí hạng nặng. Trước hết, chúng tôi cần có vũ khí thay thế”, Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria – ông Dimitar Stoyanov – cho biết.
Nga hiện chưa phản ứng với quyết định mới của Bulgaria. Hồi cuối tháng 4, Nga dừng xuất khẩu khí đốt sang Bulgaria, sau khi nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.
Hôm 26/8, Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Rosen Hristov thông báo, nước này sẽ tìm cách đàm phán để Moscow nối lại nguồn cung và mua thêm khí đốt từ Nga.
Ukraine muốn Mỹ thuyết phục Israel hỗ trợ vũ khí cho Kiev
Đại sứ Ukraine tại Tel Aviv Evgeny Korniychuk cho rằng Mỹ nên thuyết phục Israel viện trợ quân sự cho Kiev.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của Israel. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ The Hill, Đại sứ Ukraine Korniychuk tuyên bố rằng Mỹ là "quốc gia duy nhất mà Israel đang lắng nghe", Washington nên đảm bảo đồng minh thân cận của họ tuân thủ các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Nga. Ông Korniychuk tiết lộ rằng ông gặp Đại sứ Mỹ tại Israel hàng tuần và gọi đùa ông Tom Nides là "vũ khí bí mật" trong chiến dịch lôi kéo sự ủng hộ của Israel.
"Đây là lý do tại sao chúng tôi cần thảo luận về các biện pháp hỗ trợ khác nhau. Một lần nữa, chúng tôi cần thay đổi quan điểm của Israel để tương đồng hơn với phương Tây và thúc đẩy hợp tác kỹ thuật quân sự với giữa Israel và Ukraine", ông nói.
Đại sứ Korniychuk cũng thừa nhận quan hệ giữa Ukraine và Israel đã đạt được một số tiến triển tích cực. Israel gần đây đã cung cấp cho Kiev hệ thống cảnh báo tên lửa, tuy nhiên, Ukraine đang mong đợi nhiều hơn từ Tel Aviv. Vị quan chức này cũng bày tỏ hy vọng sự hợp tác quân sự giữa Nga và Iran ở Ukraine sẽ khiến Israel thay đổi lập trường cung cấp vũ khí cho Kiev.
Phát biểu của ông Korniychuk được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz nói với người đồng cấp Ukraine, Alexey Reznikov rằng Israel "sẽ không cung cấp hệ thống vũ khí cho Ukraine" do "những hạn chế trong quá trình vận hành". Tuy nhiên, ông Gantz nói rằng Israel sẵn sàng viện trợ nhân đạo và thiết bị quốc phòng cho Kiev.
Theo ông Korniychuk, vấn đề quan trọng thứ hai là đảm bảo rằng Israel phải tuân thủ các biện pháp trừng phạt Nga. Mặc dù Tel Aviv không áp đặt lệnh trừng phạt Nga, nhưng Chính phủ nước này cho biết họ "đang làm mọi thứ có thể" để tham gia vào nỗ lực trừng phạt quốc tế. Ông Korniychuk nói: "Vấn đề trừng phạt cũng rất quan trọng. Mỹ đang ở vị thế tốt hơn nhiều để có thể đánh giá xem Israel đã tuân thủ đầy đủ các lệnh trừng phạt Nga hay chưa".
Một phát ngôn viên Bộ Tài chính Mỹ nói trên tờ The Hill rằng Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác, bao gồm Israel, để ngăn chặn việc Nga né tránh các lệnh trừng phạt.
Mỹ xem xét cắt viện trợ quân sự cho Saudi Arabia Saudi Arabia có thể bị loại khỏi các cuộc tập trận và hội nghị trong khu vực vì từ chối đề nghị tăng sản lượng dầu của Mỹ. Một hệ thống tên lửa Patriot tại căn cứ Prince Sultan tại Saudi Arabia. Ảnh: AFP Các quan chức Mỹ nói với kênh truyền hình NBC rằng Nhà Trắng đang xem xét rút lại viện...