Quên lý thuyết suông đi, đây mới là cách mà các mẹ trên thế giới đã áp dụng thành công để hạn chế con ngồi lì trước màn hình
Lý thuyết là một chuyện, nhưng cách áp dụng và mức độ thành công thế nào trong việc hạn chế thời gian con ngồi lì trước màn hình tivi, điện thoại mới là điều mẹ đáng quan tâm.
Viện Hàn lâm Nhi Khoa AAP (Mỹ) khuyến cáo trẻ từ 2-5 tuổi nên hạn chế sử dụng thiết bị có màn hình, nếu dùng chỉ nên 1 tiếng mỗi ngày và xem các chương trình giáo dục chất lượng cao. Với trẻ từ 6 tuổi trở lên thì cần giới hạn rõ các chương trình và nội dung xem với thời gian cụ thể.
Các bậc phụ huynh trên khắp thế giới đã cùng nhau chia sẻ hàng loạt biện pháp hữu ích và rất thực tế để giúp con sử dụng thiết bị điện tử có màn hình như tivi, máy tính bảng, điện thoại một cách hiệu quả hơn.
Các biện pháp thực tế, hữu ích được nhiều mẹ chia sẻ giúp hạn chế thời gian con xem màn hình điện tử (Ảnh minh họa).
1. Hẹn giờ và lên thời gian biểu cụ thể
Kirsten Britain: Tôi áp dụng cách đếm ngược thời gian khi sắp hết giờ xem để không làm con bị bất ngờ và sốc. Chẳng hạn: Còn 3 phút nữa, còn 2 phút nữa. Tôi cũng đặt ra giới hạn những chương trình và ứng dụng nào con được phép xem.
Rachelle Lowers: Tôi thì dùng chính chức năng hẹn giờ ở lò vi sóng để căn giờ cho con. Mỗi khi có tiếng kêu bíp bíp tức là con đã hết giờ được dùng và phải ngừng sử dụng. Con chỉ cần nghe tiếp bíp quen thuộc là tự động tắt thiết bị.
Rinna Tablante: Tôi đặt đồng hồ hẹn giờ trên chính chiếc iPad mà con dùng. Mỗi ngày con được hẹn giờ cho phép dùng 20 phút, cuối tuần 1 tiếng. Hết giờ thì con phải cất đi.
Đặt chuông hẹn giờ để bé chủ động với thời gian được phép xem trên màn hình (Ảnh minh họa).
2. “ Khuất mắt trông coi”
Amanda McAllister: Tôi đặt tivi trong phòng sinh hoạt chung của gia đình. Hai con tôi 6 tuổi và 8 tuổi đều chỉ được xem 1 tiếng mỗi ngày và xem vào cuối tuần. Ngoài ra không lắp tivi ở các phòng khác, con không thấy tivi thì sẽ không nhớ đến và tham gia vào nhiều trò chơi giải trí khác.
Danielle Bartran: Tôi giấu hết máy tính bảng và cho con giải trí bằng cách đạp xe mỗi ngày.
3. Tích lũy thời gian xem bằng cách làm việc
Kim O’Connor Crance: Các con tôi mỗi khi hoàn thành tốt các việc như chuẩn bị quần áo và đồ đạc đi học đúng giờ, đầy đủ sẽ được mẹ “trả phí” bằng chính thời gian xem tivi hoặc iPad.
Video đang HOT
Megan Spiller: Tôi có hẳn một bảng phí bằng thời gian xem như sau: Đổ rác – con tích lũy được 3 phút, dọn dẹp giường – con tích lũy 5 phút, giặt quần áo – con tích lũy được 5 phút. Và chỉ được phép sử dụng sau khi hoàn thành bài tập. Không làm việc thì không kiếm được phút nào.
Wendy Pitoniak: Mỗi khi con gái tôi có hành vi tốt, cư xử đúng mực lúc ở trường và ở nhà, bé kiếm được thời gian sử dụng thiết bị có màn hình.
Tích lũy thời gian xem bằng cách cho trẻ làm việc nhà và cư xử đúng (Ảnh minh họa).
4. Đánh lạc hướng
Kerry Marsh Wichowski: Con gái tôi 3 tuổi và bé biết được xem hoạt hình hoặc dùng điện thoại những lúc nào. Nhưng đôi khi bé đòi, và tôi sử dụng cách đánh lạc hướng bé sang 1 trò chơi khác để bé quên đi.
5. Hạn chế ngay cả trong ngày thường
Crystal Barnes: Kể cả những ngày thường trong tuần, các con tôi cũng không xem phim hay chơi điện tử. Tối thứ 6 là thời gian xem chung của cả nhà, cuối tuần tôi cũng hạn chế cho con xem vì con còn có rất nhiều hoạt động khác thú vị hơn.
Pamela Januchowski: Những ngày trong tuần phải đi học, con tôi không được phép xem hay chơi điện tử. Tuy nhiên, vào cuối tuần sau khi hoàn thành những công việc cần thiết thì tôi sẽ để con được thoải mái.
Jennifer Kellogg: Tôi nói với con là bác sĩ dặn không có chương trình hay lịch xem gì trong tuần hết. Vì vậy, tivi, iPad chỉ có trong 2 ngày thứ 7 và chủ nhật mà thôi.
Darci Lewis: Trong năm học, các con tôi sẽ không được xem từ thứ 2 đến thứ 6. Thay vào đó tôi và các con sẽ cùng chơi, đọc sách, cùng học cho tới cuối tuần. Ban đầu có thể hơi khó nhưng rồi con sẽ quen.
Những ngày trong tuần không để bé tiếp xúc với màn hình điện tử quá nhiều, hoặc hạn chế và để tới cuối tuần (Ảnh minh họa).
6. Chỉ dùng khi đi du lịch
Hollis Evans: Tôi cho con dùng máy tính bảng khi di chuyển đi xe đường dài và trong chuyến du lịch. Tất nhiên sau đó sẽ là thời gian để con chạy nhảy và chơi đùa.
7. Lựa chọn thay thế
Kathie Hilliard: Tôi tìm các trò chơi và địa điểm hấp dẫn để tách con khỏi màn hình như đi dạo, đạp xe, chơi bài, đọc truyện, cùng dọn dẹp nhà cửa.
Oz Douglas : Tôi vẫn cho con dùng nhưng là để nghe audiobook, nghe kể chuyện thay vì để con dán mắt vào màn hình như trước kia.
Trên đây là những cách hiệu quả mà các mẹ đã áp dụng để tách con khỏi màn hình – thế giới ảo, đưa con đến với những hoạt động bổ ích và hấp dẫn hơn. Mẹ Việt có thể tham khảo và tự chọn cho mình những cách phù hợp nhất hoặc tự mình sáng tạo những biện pháp hiệu quả hơn. Mục đích cuối cùng vẫn là sự phát triển toàn diện của trẻ đi cùng với niềm vui của thời thơ ấu.
Nguồn: Huffpost
Theo Helino
Con hay cáu giận, vùng vằng bất chấp mọi thứ xung quanh thì các mẹ phải làm ngay 5 mẹo này
Đây là những cách xử lý thông minh và hiệu quả mẹ có áp dụng để dẹp tan cơn cáu giận, ương bướng của bé.
Sự bất lực và cảm giác phải "bó tay" trước tình huống con cáu giận, la hét, thậm chí ném đồ rồi khóc lóc ăn vạ, bất chấp lời mẹ nói có lẽ là tâm trạng chung của không ít chị em phụ nữ. Nhiều lúc chính mẹ cũng cảm thấy không biết phải làm sao với nhóc con mới hơn 2 tuổi thôi nhưng lại vô cùng cứng đầu và hay cáu giận thì dưới đây là bí quyết dành cho mẹ để dẹp tan sự ương bướng khó chịu này.
Mẹ cần có bí quyết dành để dẹp tan sự ương bướng khó chịu của bé (Ảnh minh họa)
1. Cho con thấy là mẹ hiểu vấn đề của con
Một trong những sai lầm đầu tiên mà mẹ có thể mắc phải đó là làm ngược lại mong muốn của bé, điều này dễ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, mẹ hãy thử chứng tỏ cho con thấy mẹ đang cố gắng thấu hiểu tình trạng và vấn đề khó khăn của bé.
Chẳng hạn mẹ có thể tỏ ra hiểu bé và đánh lạc hướng bằng cách nói rằng: Mẹ biết chơi đến khuya rất vui, nhưng bây giờ là thời gian đi ngủ rồi, lên giường để mẹ đọc truyện cho con nghe nào. Mẹ có thể ôm bé và làm cho bé cảm thấy mẹ đứng về phía con. Hạn chế quát mắng con, mẹ cần kiên nhẫn và vững vàng xử lý tình huống để tránh gây xung đột.
2. Liên tục nhắc nhở hành vi đúng/sai
Thay vì cằn nhằn về con, mẹ hãy tập trung nhắc nhở và giúp bé ghi nhớ cách cư xử đúng đắn bằng thái độ bình tĩnh. Nếu bé ném đồ chơi thay vì nhặt lên, hãy nói: Đồ chơi là để chơi chứ phải để ném. Nếu bé nằm lăn ra sàn và ăn vạ, hãy nói nhẹ nhàng nhưng kiên quyết rằng đây là hành động không đúng, không được chấp nhận. Mẹ hãy đảm bảo luôn nói với bé rằng mẹ muốn con cư xử như thế nào thay vì chỉ ra lệnh không được hành động theo một cách nhất định nào đó.
3. Đặt ra quy tắc, giới hạn
Đặt giới hạn cho bé sẽ giúp bé dễ dàng tuân theo các quy tắc hơn. Bé cần biết những gì được phép làm và những gì vượt quá giới hạn cho phép. Mẹ cần đưa ra những hướng dẫn rõ ràng để bé dễ hiểu hơn. Chẳng hạn: Nếu con không thích loại rau củ này, vậy hãy ăn thật nhanh và sau đó uống nước trái cây, hoặc: Nếu con tức giận với anh trai thì hãy nói với cho anh con biết, chứ con không được phép đánh anh. Không phải lúc nào bé cũng làm theo lời mẹ dạy, nhưng nhiệm vụ của mẹ vẫn phải luôn luôn nhắc nhở bé về quy tắc ứng xử được chấp nhận.
Bé cần biết những gì được phép làm và những gì vượt quá giới hạn cho phép (Ảnh minh họa)
4. Mặc kệ để bé tự nguôi giận
Mẹ cần biết khi nào là thời điểm thích hợp và cứ mặc kệ bé cáu giận. Đây cũng có thể được xem là một phương pháp điều trị thú vị. Trừ khi bé làm tổn thương chính bản thân bé hoặc người khác, bằng không mẹ có thể bỏ qua sự tức giận của bé cho tới khi bé nguôi ngoai.Hãy cho bé thêm chút thời gian được xả giận, sau đó khẳng định hành động này chỉ được phép xảy ra ngày hôm nay thôi.
5. Tránh các tình huống có thể gây rắc rối
Mẹ cần hiểu rằng trong cuộc sống thường ngày sẽ có những tình huống phát sinh và làm cho bé bất chấp không nghe lời mẹ hoặc tỏ ra ương bướng. Điều này đặc biệt đúng với những nơi ồn ào hoặc lạ mắt, nơi mọi người có thể dễ dàng nhận thấy hành vi tính khí nóng nảy của bé và làm mẹ phải bực tức.
Mẹ hãy tìm cách tránh hoặc hạn chế tối thiểu các tình huống dễ gây rắc rối nhất. Thay vì gặp gỡ gia đình tại nhà hàng rất lạ mắt đó, tại sao mẹ không tổ chức tại một công viên gần nhà, nơi bé có thể tìm thấy trò chơi cho riêng mình.
Mẹ hãy tìm cách tránh hoặc hạn chế tối thiểu các tình huống dễ gây rắc rối nhất (Ảnh minh họa)
Còn đây chính là bí kíp dành riêng cho mẹ mỗi khi đối diện với sự ương bướng và ngang ngược của bé:
- Hít một hơi thật sâu và tự nhắc nhở bản thân rằng con mới chỉ là một đứa trẻ ngây thơ mà thôi.
- Mỉm cười và tiến lại ôm bé.
- Thử đánh lạc hướng bé bằng cách chỉ cho bé thấy một thứ gì khác.
- Không quá bận tâm về ánh nhìn của những người xung quanh.
- Tránh mất bình tĩnh, hãy xử lý tình huống và không phán xét con người của bé.
Nguồn: Mom
Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam sẽ chuyển thành cơ sở giáo dục chất lượng cao Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đã đưa ra 6 định hướng phát triển, tăng quy mô và chất lượng đào tạo của trường THPT chuyên trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao. Cụ thể, 6 định hướng đó là phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học; Xây dựng nhà trường thành hệ thống giáo dục mở và...