Quay lại thời kỳ căng thẳng
Đã không có “món quà Giáng sinh” nào của Triều Tiên gửi tặng Mỹ như cảnh báo trước đó của Bình Nhưỡng do Washington không thay đổi quan điểm đàm phán về hạt nhân.
Phiên họp toàn thể của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) ngày 28-12. Ảnh: KCNA
Tổng thống Mỹ Donald Trump hóm hỉnh cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể đã lên kế hoạch tặng ông “một chiếc bình đẹp” làm quà Giáng sinh hơn là một vụ phóng tên lửa. Điều này cho thấy “chiến thuật ngoại giao tên lửa” của Triều Tiên dường như bị “lờn thuốc”. Mỹ tỏ thái độ “thờ ơ” trước những lời đe dọa từ Bình Nhưỡng, hiểu rằng những động thái “nắn gân”, “hù dọa” này chỉ nhằm tìm kiếm một vị thế tốt hơn trong các cuộc đàm phán.
Trong những ngày cuối năm, Đảng Lao động Triều Tiên đã nhóm họp để bàn về những quyết sách trong thời gian tới. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un yêu cầu quân đội Triều Tiên có các biện pháp “chủ động và tấn công” để đảm bảo an ninh. Tuy vậy, giới quan sát cho rằng Triều Tiên không có nhiều lựa chọn. Bình Nhưỡng ám chỉ sẽ quay trở lại cách tiếp cận ngoại giao “miệng hố chiến tranh” để gia tăng sức ép với Mỹ và Hàn Quốc, muốn Seoul và Washington nhượng bộ trước khi trở lại đàm phán ngoại giao.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng thống Trump trong năm bầu cử có thể sẽ đưa ra thông điệp cứng rắn đối với Bình Nhưỡng, như “vẫn để ngỏ mọi chọn lựa”, “đáp trả tương xứng”. Và như vậy, thế giới nhiều khả năng sẽ chứng kiến những màn khẩu chiến, dọa dẫm qua lại từ hai phía như đã từng xảy ra trong quá khứ.
Quốc Trung
Theo baodongnai.com.vn
Lục đục nội bộ NATO : Tổng thống Pháp "khẩu chiến" với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Pháp và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã có pha đấu khẩu gay gắt liên quan tới chiến dịch quân sự mà Ankara thực hiện ở Syria, trong một tín hiệu cho thấy sự chia rẽ đang tăng dần giữa các thành viên trong khối NATO.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu (Ảnh: RT)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ rằng bằng hành động của mình, Ankara đang đẩy các đồng minh ra xa, và không dựa vào sự ủng hộ của khối đồng minh NATO để thực hiện các chiến dịch quân sự bị phản đối nhằm vào người Kurd ở miền Bắc Syria.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã nhanh chóng đáp trả, chỉ trích ông Macron vì đã từng tổ chức một số cuộc gặp gỡ với các đại diện người Kurd.
"Ông ta vốn là người bảo trợ của tổ chức khủng bố này và thường xuyên tiếp đón chúng ở Điện Elysee. Nếu ông ta còn dám nói đồng minh của mình là tổ chức khủng bố...vậy thì thực sự không có gì phải bàn thêm" - ông Cavusoglu nói trước báo giới.
Chưa dừng ở đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ còn tiếp tục tung ra nhiều đòn công kích nhằm vào các chính sách ngoại giao của ông Macron, nói rằng Tổng thống Pháp "không thể trở thành lãnh đạo của châu Âu khi cứ nghiêng ngả như thế này".
"Ngay hiện tại, đang có một khoảng trống ở châu Âu, và ông ta đang cố trở thành lãnh đạo" - ông Cavusoglu nói.
Chiến dịch có tên gọi "Mùa xuân Hòa bình" (Peace Spring) của Ankara bắt đầu từ hồi đầu tháng 10 năm nay, nhằm vào lực lượng người Kurd ở Syria mà họ coi là "những kẻ khủng bố". Dù Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định rằng chiến dịch này là cần thiết để tạo hành lang an toàn cho người tị nạn Syria trở về quê hương của họ, nhưng nó vẫn bị các nước đồng minh trong khối NATO chỉ trích kịch liệt. Các lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cũng bị cáo buộc lạm dụng và gây ra nhiều tội ác chiến tranh trong chiến dịch này.
Trong lúc Ankara thực hiện chiến dịch, Tổng thống Macron đã đón tiếp ông Jihane Ahmed, phát ngôn viên của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu, để thể hiện sự ủng hộ của Pháp đối với họ trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria.
Phẫn nộ trước việc các nước đồng minh trong khói NATO không ủng hộ chiến dịch ở Syria, chính quyền Ankara được cho là đã không ủng hộ đề xuất quốc phòng của khối đối với Ba Lan và khu vực Baltics. NATO đưa ra đề xuất này nhằm đối phó với cái mà họ cho là mối đe dọa từ Nga.
Theo viettimes.vn/RT
Nước Anh trước thềm bầu cử: Tranh luận bất phân thắng bại Cuộc tranh luận trước thềm bầu cử Anh bộc lộ điểm yếu của hai ứng viên hàng đầu là Vladimir Johnson và Jeremy Corbyn. Cuộc tranh biện giữa Thủ tướng Anh, ông Vladimir Johnson và lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn bộc lộ điểm yếu của hai ứng viên này Chiến dịch bầu cử chung của Vương quốc Anh cuối cùng đã...