Quất Tứ Liên sẽ rất đẹp đón Tết
Cùng với đào Nhật Tân, người trồng quất Tứ Liên (quận Tây Hồ) cũng đang hối hả chuẩn bị cho vụ Tết. Các vườn quất bắt đầu ngả dần sang màu vàng, bên những chùm quả trĩu trịt là bóng người lao động lúi húi chăm chút toát lên nhịp lao động hối hả.
Người Tứ Liên nhận định năm nay thời tiết thuận lợi, cây quả phát triển đúng ý và không còn cảnh hàng trăm cây quất chết vì thối rễ, phải nhổ bỏ như năm ngoái
Nguyên nhân quất thối rễ, vàng lá thì có nhiều như thời tiết, đất ô nhiễm, giống không tốt, song người Tứ Liên cũng không không loại trừ khả năng phân bón và thuốc trừ sâu bị mua phải loại kém phẩm chất, hoặc hàng giả.
Nhiều người trồng quất lâu năm nhận định thời tiết ngày càng biến đổi thất thường, khó đoán trước nhưng cũng may cây quất thì không sợ nóng lạnh, chỉ lo mưa nhiều gây thối rễ. Dù năm nay được cho là thuận lợi nhưng rất nhiều vườn quất cũng phải đợi đến lần ra hoa thứ 3 mới được. Trong ảnh là vợ trồng anh chị Linh Hà đang buộc cành cho những cây quất của mình.
Bây giờ là thời điểm người trồng quất buộc cành định vị hình dáng cho khi quả đã ra nhiều, đây là công việc mất rất nhiều thời gian và cũng có giá thuê nhân công rất cao.
Để tránh vàng lá rụng quả, người ta phải phun phèn chống sương cho cây quất. Đa số người Tứ Liên mua quất giống ở Văn Giang (Hưng Yên) về trồng.
Video đang HOT
Những cây quất hiện tại vẫn còn khá nhiều quả xanh, nhưng chỉ trong khoảng một tháng nữa quất sẽ chín rộ trông rất đẹp.
Những cành héo, xấu sẽ bị chặt bỏ ngay để cây tiếp tục dồn chất dinh dưỡng cho phần còn lại. Việc ra quả đúng kỳ và chín đều phụ thuộc rất nhiều vào lúc đảo gốc, ép héo. Công việc éo héo theo người Tứ Liên rất quan trọng, phải làm đồng thời với khi đảo gốc trong thời gian tháng Tư âm lịch khi mang cây giống về trồng.
Chị Linh Hà đa chăm sóc bên luống quất của gia đình, bên những gốc cây được che chắn cẩn thận để tránh bị mưa. Gia đình chị không có đất canh tác ở Tứ Liên, nhà chị phải thuê 2,5 sào với giá 15 triệu/sào/năm để trồng quất. Chị than thở phân bón và thuốc trừ sâu mua toàn loại tốt nhưng cây vẫn bị bệnh, mất mùa người dân tự phải chịu, không biết có cơ quan nào đứng ra kiểm định chất lượng phân bón thuốc trừ sâu cho người dân đỡ khổ.
Khoảng ba năm trở lại đây, Tứ Liên bắt đầu phát triển loại hình mới mà họ gọi là quất bon sai. Những cây này chăm trồng phức tạp và tốn thời gian nhưng bù lại bán được giá cao.
Chị Nguyễn Thị Oanh đang chăm những cây quất bon sai cùng hai con nhỏ ở Tứ Liên. Gia đình chị quê ở Văn Giang (Hưng Yên) lên đây thuê đất trồng quất và trồng rau được 16 năm nay.
Một vườn quất bon sai rất đẹp của anh Xuân Lộc, anh và một người nữa hai người đầu tiên mang loại hình này về trồng và bán ở Tứ Liên.
Những cây quất bon sai thế đẹp chưa phải là tất cả, anh Lộc cho biết những cây được khách hàng ưa thích và có giá cao phải bao gồm cả thế, quả, lá, vẻ sung mãn sức của cây và nhiều yếu tố ngoại hình về sự may mắn.
Những lọ quất bon sai thế này có giá bán hàng triệu đồng.
Bắt đầu có khách hàng đến vườn quất Tứ Liên xem cây, đặt hàng.
Hữu Nghị
Theo Dantri
"Vua dưa hấu thỏi vàng" sẽ... tung ra 600 cặp dưa thỏi vàng
Ông Liêm - "cha đẻ" của trái dưa hấu thỏi vàng, hình vuông, xe hơi... - tính toán, nếu thời tiết thuận lợi sẽ có 600 cặp dưa thỏi vàng và 100 cặp dưa hấu vuông phục vụ nhu cầu trưng tết Bính Thân của người dân.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Thanh Liêm (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) - "cha đẻ" của trái dưa hấu thỏi vàng, hình vuông, xe hơi... cho biết: Thời tiết năm nay khắc nghiệt hơn mọi năm, mưa ít, nắng nhiều, nhất là đến bây giờ vẫn chưa thấy nước lũ... , nhưng đến 20/10 âm lịch này tôi sẽ xuống giống vụ dưa tết Bính Thân 2016.
Theo lượng khách hàng đặt cọc, năm nay ông Liêm trồng 8 công dưa (8.000m2). Nếu thời tiết thuận lợi, ông Liêm sẽ tung ra thị trường khoảng 700 cặp dưa hấu đặc biệt trưng tết, trong đó có 600 cặp dưa hấu thỏi vàng, 100 cặp dưa hấu hình vuông.
Trong vụ dưa tết Bính Thân năm nay, ông Liêm sẽ tung ra thị trường 600 cặp dưa hấu hình thỏi vàng mang chữ "Tài - Lộc"
Về giá cả, ông Liêm cho biết không thay đổi so với năm rồi dù dưa hút hàng. Vụ dưa này, ông Liêm chỉ thay đổi mẫu chữ trên mỗi trái dưa cho đẹp hơn và vẫn giữ nội dung truyền thống "Tài - Lộc". Cụ thể, đối với dưa hấu hình thỏi vàng sẽ được phân loại theo trọng lượng, loại 1: 1,2 kg; loại 2 từ 1,3 - 1,4kg và loại 3 từ 1,5kg trở lên. Theo đó, giá bán dao động từ 3 - 4 triệu đồng/cặp; dưa vuông 1,3 triệu đồng/cặp.
Riêng dưa hấu hình trái tim nổi bản đồ Việt Nam (có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) ông Liêm cho biết, đến thời điểm này chưa có người đặt hàng nên ông chỉ trồng vài trăm dây dưa và sẽ cho vào khuôn 100 trái. Do quả dưa hình tái tim có trọng lượng lớn, khoảng 4 kg/trái nên năm rồi ông Liêm bán ra thị trường từ 7 - 8 triệu đồng/cặp.
Theo ông Liêm, sản phẩm chủ lực năm nay là dưa hấu vuông và hình thỏi vàng. Với hai sản phẩm này đến nay đã có nhiều người liên hệ đặt hàng
Dù tính đến thời điểm hiện tại vụ dưa tết của ông Liêm chưa xuống giống, tuy nhiên tất cả số dưa thỏi vàng, hình vuông... đã có khách hàng liên hệ đặt hàng. Cũng nhờ cách nặn ra trái dưa có hình dáng độc đáo và ý nghĩa nên ông Liêm đã làm cho trái dưa tăng cao giá trị đến 25 lần so với trái dưa hấu bình thường.
Được biết, năm 2007, ông Liêm thành công với mô hình trồng dưa hấu tạo hình thỏi vàng, hình vuông, xe hơi... Và tính đến nay, ông Liêm là người duy nhất thành công với mô hình này. Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp cho dưa hấu hình thỏi vàng của ông Trần Thanh Liêm.
Mặc dù đã có nhiều năm trồng dưa hấu tạo hình, nhưng ông Liêm cho rằng, tỷ lệ thành công của ông vẫn chỉ ở mức 50%, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là yếu tố thời tiết. Năm nay, ông Liêm dành nhiều thời gian cải tiến mẫu mã, làm thêm khuôn nhỏ, chữ in trên vỏ dưa đẹp hơn so với những năm trước, để đáp ứng nhu cầu mới, lạ và túi tiền của người tiêu dùng.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
"Nghe" bánh Trung thu kể chuyện ân tình Bánh Trung thu có vỏ bánh bọc lấy các loại nhân. Hình ảnh bao bọc, lớp lang trong ngoài thể hiện tình cảm gắn bó, bao bọc lẫn nhau. Nguyên liệu làm bánh Trung thu đều là những sản vật nông nghiệp thân quen, nên đây được coi là thứ bánh dân dã. Tết Trung thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa...