Quảng Trị tiếp sóng truyền hình Thừa Thiên – Huế để dạy học
Song song với việc dạy học trực tuyến giai đoạn phòng chống Covid-19, tỉnh Quảng Trị tổ chức dạy học qua truyền hình thông qua việc tiếp sóng chương trình của Đài PT-TH Thừa Thiên – Huế (TRT).
Từ ngày 5.9 đến nay, học sinh ở TP.Đông Hà đều học trực tuyến – NGUYỄN PHÚC
Ngày 22.9, Sở GD- ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp với Đài PT-TH tỉnh Quảng Trị (QRTV) và UBND huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn các trường triển khai học qua truyền hình.
Đài QRTV sẽ tiếp sóng chương trình dạy học qua truyền hình cho học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 6 của Đài TRT.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, dạy học qua truyền hình là một kênh bổ sung bên cạnh học trực tuyến.
Cụ thể, học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 6 đang theo chương trình giáo dục phổ thông mới nên tỉnh Quảng Trị chọn tiếp sóng của Đài TRT vì giọng nói dễ nghe hơn nơi khác.
Còn học sinh các khối lớp khác đã được giảng dạy thông qua chương trình phát sóng trên kênh VTV7.
Trước đó, ngày 7.9, UBND tỉnh Quảng Trị đã đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho Đài QRTV tiếp sóng chương trình dạy học qua truyền hình cho học sinh lớp 1, 2 và 6 của Đài TRT.
Đến ngày 13.9, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đồng ý. Ngày 21.9, UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo Sở GD-ĐT tỉnh và Đài QRTV thực hiện. Tại TP.Đông Hà, từ ngày khai giảng (5.9) đến nay học sinh phải học theo hình thức trực tuyến.
Video đang HOT
Sư thầy giúp nhiều học sinh đỗ đại học
Tốt nghiệp hai đại học, sư thầy Minh Giải ở Thừa Thiên Huế mở lớp ôn thi online miễn phí suốt hơn một năm qua, giúp nhiều học sinh trúng tuyển.
Hôm 15-16/9, sau khi các trường thông báo điểm chuẩn, thầy Minh Giải ở chùa Huyền Không (phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) liên tục nhận tin nhắn báo đỗ từ tu sĩ, học sinh tham gia lớp ôn thi Văn miễn phí của thầy. "Lớp Văn khóa hai có 48 học viên và hiện 10 bạn đã thông báo đỗ. Tôi vô cùng hoan hỉ và bất ngờ với kết quả đáng khích lệ này", thầy Minh Giải chia sẻ.
Thầy Minh Giải trong một bài giải sử dụng phương pháp trình chiếu cho học sinh khóa 2. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Kết thúc khóa hai, sư thầy đang bắt đầu khóa ba qua Zoom và Google Meet được vài tuần nay với hơn 60 học viên ở Hà Nội, Huế, Tuyên Quang, Bạc Liêu, Quảng Trị, TP HCM, Hải Dương...
Thầy Minh Giải, tên thế tục là Nguyễn Trung Kiên, 30 tuổi, tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội và Đại học Hà Nội năm 2014, từng công tác tại một cơ quan ngoại giao suốt bốn năm.
Trong một lần đi công tác, chuyến xe chở Trung Kiên và đồng nghiệp gặp tai nạn. Mọi người trên xe đều bị thương nặng, riêng Trung Kiên may mắn bình an. Sau biến cố ấy, năm 2018, Trung Kiên quyết định phát nguyện xuất gia và tu tập tại chùa Huyền Không, lấy pháp danh là Minh Giải.
Trước khi đi tu, thầy Minh Giải đã 12 năm dạy Văn tại trung tâm ôn thi đại học, gia sư và dạy cho trẻ em nghèo ở Hà Nội. Thầy từng học chuyên Sử, trường THPT chuyên Hạ Long, Quảng Ninh, nhưng đam mê Văn và mơ ước trở thành giáo viên.
Vào chùa, thầy Minh Giải được sư phụ giao việc dạy học các chú tiểu chương trình từ tiểu học đến trung học. Năm 2020, thầy Minh Giải xin phép sư phụ mở lớp học miễn phí dạy các tu sĩ và học sinh khó khăn khắp cả nước hai buổi/tuần.
Lớp học đầu tiên có hơn 40 người, trong đó khoảng 18 tu sĩ, với mục tiêu đỗ tốt nghiệp THPT. Năm ngoái, 100% học sinh đỗ tốt nghiệp, trong đó không ít trúng tuyển Học viện Phật giáo.
Những ngày đầu đứng lớp, thầy Minh Giải có cảm giác khác lạ và bối rối khi học viên ngồi dưới không chỉ có người học ngoài đời mà còn cả sư thầy, sư cô. Họ là những tu sĩ lớn tuổi, sẵn sàng theo học lại chương trình trung học.
"Khác với ngày xưa thoải mái, giờ tôi đứng giảng với phong thái chuẩn mực của người tu hành, giữ gìn oai nghi tế hạnh, y áo đầy đủ", sư thầy tâm sự.
Lớp học của thầy diễn ra bằng hai hình thức trực tiếp và online. Bài giảng được livestream trên Facebook và phát lại trên YouTube để người học khắp nơi có thể theo dõi.
Sư thầy đang học thạc sĩ và đặt mục tiêu cuối năm thi IELTS đạt 6.5-7.0. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Khó khăn nhất là người học không cùng trình độ nên thầy phải soạn giáo án sao cho phù hợp với mọi người. Để hấp dẫn và dễ nhớ, thầy áp dụng sơ đồ tư duy, trình chiếu slide và video về tác giả, tác phẩm ở cuối bài giảng.
Một bài văn cuốn hút và được điểm cao hay không phụ thuộc nhiều ở phần mở bài, do đó thầy chú trọng hướng dẫn người học cách viết gián tiếp sáng tạo. Các học viên cũng được yêu cầu lên bảng viết để rèn tư duy, cách trình bày và nâng cao sự tự tin.
Ngoài giáo án phù hợp, sư thầy còn phải tự trang bị các kỹ năng sử dụng công nghệ, ứng dụng và phần mềm dạy học. Thầy cũng tìm hiểu và học cách quay, dựng video, thiết kế bài giảng.
Học viên có thể tìm đọc tài liệu và xem video từ khóa trước nên để khóa mới không nhàm chán, sư thầy luôn có giáo án mới. Mỗi khóa học, học sinh được luyện ít nhất 10 đề và thi thử hai lần. Ở hai khóa vừa qua, khi ra đề thi thử, sư thầy đều có những phán đoán đúng với đề thi thật, giúp các em giành điểm cao.
Bên cạnh việc tu tập ở chùa và dạy học miễn phí, thầy Minh Giải còn đang học thạc sĩ ngành Quản lý Văn hóa của Đại học Khoa học Huế vào ba ngày cuối tuần và tranh thủ học tiếng Anh online với người bản xứ. Hàng sáng, thầy dậy từ 3h30 tụng kinh, sau đó chuẩn bị giáo án, tu tập, hành thiền và tự học.
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ vào tháng 5 năm tới, sư thầy dự định học tiếp nghiên cứu sinh về tôn giáo hoặc dân tộc học, đặt mục tiêu cuối năm 2022 thi IELTS đạt 6.5-7.0 và trở thành giảng viên phật học của Học viện Phật giáo hoặc các trường trung cấp Phật học.
Là một trong số học viên của lớp Văn khóa 2, Ninh Khánh Vân, sinh viên khoa Dược, Đại học Đại Nam, chia sẻ một tháng trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, Vân xin học lớp online của thầy Minh Giải để thi lại. Nữ sinh Tuyên Quang được 27 điểm ba môn Văn, Sử, Địa và vừa trúng tuyển khoa Văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
"Em không nghĩ được 9 điểm Văn vì bắt đầu học khá muộn. Không có nhiều thời gian đọc sách, em chỉ nghe thầy giảng, nhớ cách gạch đầu dòng và triển khai ý", Vân nói. Vân thích nghe thầy Minh Giải giảng bài, thích các bài học sinh động, lối trình bày mạch lạc và dễ tiếp cận. Nhờ theo học lớp sư thầy, Vân được truyền thêm tình yêu với môn Văn và vào được trường mơ ước.
Cũng là học viên có điểm Văn cao (8 điểm), sư cô Yển Nguyệt ở tịnh thất Phước Thiền (Huế), đỗ ngành Đông phương học, Đại học Khoa học Huế với 24 điểm. "Tôi hứng thú khi tham gia lớp của thầy Minh Giải và được thầy hỗ trợ rất nhiều. Kết quả đạt được khiến tôi rất hoan hỉ", sư cô chia sẻ.
Ngoài Khánh Vân và sư cô Yển Nguyệt, điểm Văn của học viên khóa 2 đều từ 7 trở lên, thậm chí có em được 9 điểm, đỗ các trường như Đại học Sư phạm Huế, trường Sĩ quan Chính trị hay Học viện Phật giáo.
Lớp học của thầy Minh Giải có các tu sĩ và học sinh ngoài đời có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo Hòa thượng Pháp Tông, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, chùa Huyền Không vừa là cơ sở chính của Phật giáo Nam tông Thừa Thiên Huế, vừa là cơ sở giáo dục đào tạo của hệ phái.
"Thầy là người khuyến khích giáo dục và chọn hướng đi của ngôi chùa là giáo dục. Do vậy, trong chùa có vị nào làm được công việc chia sẻ kiến thức, chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm cho cộng đồng, nhất là cho thế hệ trẻ thì thầy hết sức ủng hộ", trụ trì chùa Huyền Không nhắc đến lớp học miễn phí của thầy Minh Giải.
Hòa thượng Pháp Tông cho hay lớp học là cống hiến nhỏ của nhà chùa cho xã hội trong bối cảnh dịch bệnh chưa biết tới khi nào chấm dứt, đồng thời mở ra một bước đi chuẩn bị cho tương lai đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học tập trong tình hình bình thường mới.
Giáo sư Lê Anh Tuấn cống hiến hết mình cho nghiên cứu khoa học 18 năm gắn bó với công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giáo sư Lê Anh Tuấn đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Một trong ba giáo sư trẻ nhất năm 2020 Giáo sư Lê Anh Tuấn (sinh năm 1980) hiện đang là giảng viên Viện Cơ khí, Trường Đại học...