Quảng Trị: Thai nhi tử vong khi chờ sinh tại bệnh viện
Sau khi nhập viện khoảng 6 tiếng ngày, các bác sĩ đồng ý mổ bắt con theo yêu cầu gia đình. Trong giai đoạn chuyển mổ, các bác sĩ phát hiện thai nhi đã tử vong.
Ngày 11/8, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải (thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị), xác nhận, đã xảy ra trường hợp thai nhi tử vong khi gia đình đưa sản phụ vào sinh tại bệnh viện.
Ông Nguyễn Trí Long – Giám đốc bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải cho biết, sự việc vừa xảy ra sáng nay.
Cơ quan công an đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân
Trước đó, đêm khuya ngày 10/8, sản phụ H.T.N (ở phường 3, thị xã Quảng Trị) được đưa vào bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải để sinh. Được biết, đây là lần mang thai thứ 3 của sản phụ N.
Trong quá trình nhập viện, gia đình có xin được sinh mổ nhưng các bác sĩ chưa đồng ý mổ. Đến khoảng 6h ngày 11/8, các bác sĩ đồng ý mổ sinh. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển mổ thì phát hiện thai nhi của sản phụ N. đã tử vong.
Trước sự việc này, gia đình nạn nhân bày tỏ bức xúc và yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Trí Long, trước mắt bệnh viện đã xin lỗi, động viên và chia sẻ với gia đình sản phụ N.. Hiện bệnh án đã được niêm phong và đang chờ kết luận điều tra của cơ quan chức năng.
Đ. Đức
Theo Dân trí
Bà bầu tắm nước nóng tăng nguy cơ dị tật thai nhi, dễ gây sinh non, sẩy thai
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu tắm nước nóng có thể gặp rủi ro bất trắc và cản trở sự phát triển của thai nhi.
Tắm nước nóng giúp cơ thể xua tan cảm giác mệt mỏi, xoa dịu các v, nhức xương thường đến trong giai đoạn mang thai. Nhưng bà bầu thích tắm nước nóng và ngâm mình trong nước nóng quá lâu liệu có thật sự an toàn?
Không thể phủ nhận nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cảm giác đau nhức các cơ, tăng lưu thông máu, giữ cho tinh thần thật thoải mái khi ngâm mình trong bể nước nóng. Tuy nhiên, có những trường hơp cần được cảnh báo nên tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với nước nóng. Phụ nữ mang thai tắm nước nóng ở nhiệt độ quá cao có thể gây ảnh hưởng không tốt đến người mẹ và đứa bé.
Vì sao bà bầu tắm nước nóng không tốt?
Hiệp hội mang thai tại Mỹ đã cảnh báo rằng bà bầu tắm nước nóng trong thai kỳ có thể gây ra những vấn đề rủi ro trong quá trình phát triển của thai nhi. Cụ thể khi ngâm mình trong nước nóng quá lâu có thể làm thân nhiệt của bà bầu tăng cao khiến thai nhi trong tử cung cũng bị làm nóng, vượt quá mức nhiệt độ bình thường. Các nghiên cứu còn cho thấy nếu nhiệt độ nước nóng cao hơn 39 độ C có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực và trí não của thai nhi. Do đó, các bà mẹ mang thai được khuyến cáo không nên ngâm mình trong nước nóng trong thời gian dài.
Ngoài việc gây ảnh hưởng cho thai nhi, tắm nước nóng cũng không tốt cho sức khỏe của người mẹ, chẳng hạn như làm giảm huyết áp đột ngột. Đây là biến chứng nguy hiểm cần tránh trong thai kỳ. Huyết áp giảm sẽ kéo theo tình trạng bào thai không nhận đủ dinh dưỡng và oxy, từ đó làm tăng nguy cơ bị sẩy thai, sinh non, thậm chí là tử vong.
Hơn nữa, nhiều mẹ bầu sử dụng vòi sen để xả nước nóng trực tiếp vào cơ thể cũng tăng nguy cơ gây tổn thương cho da. Nó dễ làm khô da, gây ngứa da, tạo nếp nhăn.
Đồng thời, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu người mẹ tắm nước nóng trong 3 tháng đầu thai kỳ còn tăng nguy cơ gây khuyết tật ống thần kinh và tình trạng mất nước về sau. Nguyên do là khi bà bầu tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 38 độ làm ngăn cản quá trình vận chuyển oxy đến bào thai.
Hơn nữa, trong 5 -10 tuần đầu tiên, phần xương sống của thai nhi vẫn chưa hoàn thiện, nhiệt độ nước quá nóng dễ làm bé mắc phải dị tật cột sống hoặc sẩy thai.
Bà bầu tắm nước nóng thế nào để an toàn cho mẹ và con?
Mặc dù bà bầu được khuyên nên hạn chế hoặc tránh tắm nước nóng tuy nhiên nếu muốn tắm nước nóng để thư giãn, mẹ bầu có thể chọn cách tắm an toàn nếu đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Không tắm ở nhiệt độ nước quá cao;
- Bà bầu nên tắm bằng vòi sen thay vì tắm bằng bồn tắm, nhiệt độ thích hợp từ 35 - 37 độ C;
- Nếu ngâm mình trong bồn tắm, bà bầu không nên sử dụng nước có nhiệt độ cao hơn 39 độ C và thời gian ngâm không quá 10 phút;
- Khi cơ thể bị cảm hoặc không khỏe, mẹ tắm càng nhanh càng tốt, tốt nhất chỉ nên lau mình qua nước ấm;
- Để an toàn cho mẹ và bé, bà bầu không nên tắm hơi hoặc ngâm mình trong bồn tắm nước nóng;
- Bà bầu tắm vào ngày nắng nóng có thể dùng nước bình thường để tắm cho thoải mái và uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước dễ khiến mẹ bầu bị choáng. Đây là biện pháp giúp giảm nguy cơ gây hại sức khỏe cho cả người mẹ lẫn con.
Như vậy, các chuyên giá khuyến cáo bà bầu nên tránh hoặc hạn chế tắm nước nóng trong thai kỳ để bảo vệ an toàn cho thai nhi và người mẹ. Tuy nhiên, nếu tắm đúng cách thì đây hình thức thư giãn rất tốt cho bà bầu để giảm căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian mang thai.
Theo Webtretho
4 dấu hiệu cảnh báo mẹ suy dinh dưỡng thai kỳ Chảy máu từ âm đạo, bất thường nhau thai, sinh non, thai nhi tử vong trong bụng mẹ hoặc tử vong sau khi sinh... Đây đều là hậu quả của việc mẹ bầu bị suy dinh dưỡng thai kỳ. Trong thời gian mang thai dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng cho việc hình thành và phát triển thai nhi. Nếu trong...