Quảng Ngãi: Xem xét xã hội hóa Trường ĐH Phạm Văn Đồng
UBND tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện kế hoạch xây dựng phương án đầu tư xã hội hóa trường Đại học Phạm Văn Đồng. Thông tin này lập tức nhận các ý kiến trái chiều của dư luận, đặc biệt là của cán bộ, giảng viên nhà trường.
Từ năm 2017 đến nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều văn bản đồng ý chủ trương cho một số doanh nghiệp khảo sát, đầu tư vào trường ĐH Phạm Văn Đồng theo hình thức xã hội hóa.
Gần đây nhất là vào tháng 12/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng ký ban hành văn bản chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Tổ công tác xây dựng phương án xã hội hóa trường ĐH Phạm Văn Đồng. Việc làm này xuất phát từ đề xuất đầu tư phát triển trường ĐH Phạm Văn Đồng của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Nguyễn Hoàng.
Động thái này của UBND tỉnh Quảng Ngãi làm cho các cán bộ, giảng viên nhà trường lo lắng.
Tỉnh Quảng Ngãi đang xem xét cho doanh nghiệp đầu tư phát triển trường Đại học Phạm Văn Đồng theo hình thức xã hội hóa.
Theo TS Nguyễn Đăng Vũ – Hiệu trưởng trường ĐH Phạm Văn Đồng, trường được thành lập vào tháng 9/2007 trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi và trường Cao đẳng Cộng đồng Quảng Ngãi.
Video đang HOT
Trường hiện có 21 đơn vị trực thuộc với 9 khoa đào tạo và 191 giảng viên. Từ khi thành lập đến nay, trường ĐH Phạm Văn Đồng đã đào tạo gần 20.000 học sinh, sinh viên.
Phần lớn sinh viên của trường đến từ khu vực nông thôn, miền núi của tỉnh Quảng Ngãi. Do đó, trường ĐH Phạm Văn Đồng đóng vai trò khá quan trọng trong việc đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực tại chỗ cho tỉnh Quảng Ngãi.
Cũng theo TS Vũ, chủ trương xã hội hóa là việc làm đúng nhưng phải thực hiện cẩn thận tránh đi chệch hướng và biến thành tư nhân hóa. Vì vậy, TS Vũ bày tỏ quan điểm phương án đầu tư phát triển trường ĐH Phạm Văn Đồng theo hình thức xã hội hóa phải lấy ý kiến của nhà trường chứ không chỉ dựa vào phương án đề xuất của doanh nghiệp.
“Thông tin xã hội hóa khiến tâm lý cán bộ, giảng viên dao động. Đã có 2 Tiến sĩ xin nghỉ việc, nhiều giảng viên cũng có ý định xin chuyển công tác”, TS Vũ thông tin.
TS Vũ cho biết thêm, hiện trường còn thiếu hội trường, công xưởng thực hành, nhà thi đấu… nhưng chưa được bố trí vốn xây dựng. Do đó, nếu cho trường xây dựng kế hoạch kêu gọi đầu tư xã hội hóa những hạng mục này mới thực sự đúng ý nghĩa.
Trước đó, tháng 9/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng có văn bản thống nhất chủ trương cho Công ty TNHH SXTM Dược phẩm Sài Gòn nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư phát triển trường ĐH Phạm Văn Đồng theo hướng xã hội hóa. Chủ trương này cũng tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Đà Nẵng hỗ trợ 30 tỷ đồng cho học sinh mua thẻ bảo hiểm y tế
Đà Nẵng sẽ chi ngân sách hơn 30 tỷ đồng để hỗ trợ cho học sinh từ bậc Tiểu học đến Cao đẳng mua thẻ bảo hiểm y tế.
Ngày 11/12, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho biết, vừa phê duyệt kinh phí hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho 145.076 học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố năm học 2017 - 2018, với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng.
Đà Nẵng chi ngân sách hơn 30 tỷ đồng hỗ trợ học sinh, sinh viên mua thẻ bảo hiểm y tế. Ảnh: AN
Theo đó, kinh phí hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho khối Tiểu học và Trung học cơ sở trên 24,7 tỷ đồng, khối Trung học phổ thông trên 4,6 tỷ đồng;
Khối Giáo dục thường xuyên gần 254 triệu đồng; Khối trung cấp trên 98,4 triệu đồng; Khối Cao đẳng trên 354,7 triệu đồng. Tổng số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành là 145.076 thẻ.
Ủy ban nhân dân thành phố giao sở Tài chính thực hiện thủ tục chi từ nguồn kinh phí hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên tập trung tại sự nghiệp y tế.
Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng có trách nhiệm rà soát danh sách, số lượng để đảm bảo hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế năm học 2017-2018 đúng đối tượng, đúng mức quy định, tránh trùng lắp.Và nguồn chi thường xuyên khác ngân sách thành phố năm 2018 để Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng cấp phát số kinh phí phê duyệt cho Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng.
Thực hiện việc quản lý, sử dụng và thực hiện thủ tục quyết toán theo quy định.
Trước đó, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng sân thể thao trường học thực hiện đầu tư năm 2018-2020, với tổng vốn đầu tư trên 39 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố.
Với mục tiêu đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, phục vụ nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của học sinh, dự án sẽ đầu tư xây dựng mới sân thể thao tại 26 trường học thuộc cả 3 cấp trên địa bàn thành phố.
Với các hạng mục như: xây mới sân bóng đá cỏ nhân tạo, đường pitch, sân đa năng, thiết bị sân bóng đá mini, sân đa năng...
Theo giaoduc.net.vn
Bạn đọc viết: Sữa học đường, vì sao phụ huynh chưa "mặn mà"? Chiều chủ nhật, hai cô cháu gái là giáo viên ghé nhà tôi chơi. Suốt buổi chiều, chủ đề của các cháu chỉ xoay quanh chuyện "sữa học đường" trong trường học. Các cháu đang rất rối vì không biết làm sao để thuyết phục được phụ huynh của lớp mình chủ nhiệm tham gia 100%. Trong khi đó, Ban giám hiệu liên...