Quảng Ngãi: Dân vùng này trồng thứ cây dây leo ra trái rất lạ, bán đắt tiền
Năm 2019, anh Võ Văn Vinh, Giám đốc hợp tác xã Dịch vụ nông lâm, thủy sản Trường An, xã Ba Động, huyện Ba Tơ ( Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình trồng thực nghiệm cây sacha inchi ( cây sachi).
Anh Vinh trồng cây sachi theo hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trên diện tích 2,7ha.
Hiện cây sachi phát triển tốt và đã cho lứa quả đầu tiên, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thành viên hợp tác xã.
Trong năm đầu thu hoạch, trên diện tích 2,7 ha, cây sachi cho anh Võ Văn Vinh, Giám đốc hợp tác xã Dịch vụ nông lâm, thủy sản Trường An, xã Ba Động, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) thu hoạch gần 3 tấn quả tươi. Với giá bán trái sachi thấp nhất 50.000 đồng/kg, hợp tác xã có doanh thu khoảng 150 triệu đồng.
Đưa chúng tôi đi thăm quan vườn sachi, anh Vinh chỉ tay về phía những giàn cây sachi xanh rì, anh chia sẻ: “Qua tìm hiểu từ mạng internet, sách, báo và những lần đi thăm quan các mô hình trồng sachi tại tỉnh Đăk Lăk, tôi nhận thấy sachi là loại cây có giá trị kinh tế cao, chỉ đầu tư trồng 1 lần nhưng cho thu hoạch nhiều năm. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc, cây phát triển tốt, không bị sâu bệnh, chắc chắn hiệu quả kinh tế sẽ cao”.
Video đang HOT
Hiện cây sachi phát triển tốt ở miền núi Quảng Ngãi và đã cho lứa quả đầu tiên, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thành viên hợp tác xã.
Sachi là loại cây nhiều công dụng, có thể tận dụng hầu hết các bộ phận của cây để chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và cả dược phẩm.
Là người tiên phong ở địa phương chọn giống cây mới để phát triển kinh tế, cũng có lúc anh Vinh lo lắng về hiệu quả và chất lượng của cây. Thế nhưng, sau gần 6 tháng trồng, cây sachi hợp đất, hợp khí hậu vùng đất đồi núi, vườn sachi cứ thế lớn dần, cây nào cũng vươn cành, đâm chồi.
Theo tính toán của anh Vinh, trong năm đầu thu hoạch, trên diện tích 2,7ha, cây sachi cho thu hoạch gần 3 tấn quả tươi, với giá bán thấp nhất 50.000 đồng/kg quả tươi, hợp tác xã có doanh thu khoảng 150 triệu đồng và doanh thu này sẽ tăng dần và ổn định ở năm thứ ba.
Ước tính, từ năm thứ ba trở đi, lợi nhuận tăng lên ổn định với mức lãi khoảng 450 – 500 triệu đồng/2,7 ha (khoảng 150 triệu đồng/ha).
Sachi là loại cây nhiều công dụng, có thể tận dụng hầu hết các bộ phận của cây để chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và cả dược phẩm.
Chúng tôi gặp anh Lê Lâm, một thành viên của Hợp tác xã Dịch vụ nông lâm, thủy sản Trường An đang cuốc cỏ rãnh thoát nước, anh Lâm hồ hởi chia sẻ: “Sachi là cây trồng mới đối với bà con chúng tôi, nên khi chăm sóc cây chúng tôi phải tuân thủ sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Ba Tơ…”.
“Cây trồng này ít bệnh, dễ sống, nhưng lại đòi hỏi phải tưới nước đúng kỹ thuật như vào mùa nắng nóng phải tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm, còn vào mùa mưa phải khơi thông các rãnh thoát nước tránh ngập úng cây sẽ chết”, anh Lê Lâm nói.
Ông Phan Công Đức, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: “Mô hình trồng thí điểm cây sachi thuộc Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ba Tơ. Tổng vốn đầu tư cho mô hình là 1,7 tỷ đồng, triển khai tại xã Ba Động, Ba Tiêu và Ba Tô với 18 hộ dân tham gia, trên tổng diện tích 12,5ha…”.
“Trước mắt Trung tâm chưa mở rộng diện tích trồng cây sachi, nhưng sẽ hướng dẫn người dân trồng mỗi gia đình vài chục cây dọc theo hàng rào vườn nhà để thuận lợi cho việc chăm sóc và góp phần tăng thu nhập thường xuyên cho bà con”, ông Phan Công Đức.
Cất bằng kinh doanh quốc tế, trai 9X về làng trồng 'rau vua', kiếm nửa tỷ mỗi năm
Mô hình đem lại cho Võ Mạnh Tú (xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) thu nhập ổn định trên dưới 60 triệu đồng/tháng và hơn 500 triệu đồng/năm.
So với các giống cây trồng khác, hiệu quả kinh tế từ mô hình này cao gấp nhiều lần và giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động với mức lương 6,5 triệu đồng/tháng.
Từng tốt nghiệp Đại học Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, ra trường có việc làm ổn định, thế nhưng Võ Mạnh Tú (sinh năm 1996) lại quyết định gác lại sau lưng tất cả để về quê làm... nông nghiệp, khiến nhiều người hết sức ngỡ ngàng.
Anh Võ Mạnh Tú, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) đánh giá chất lượng măng tây sau thu hoạch.
Sức trẻ của tuổi 24, Tú đã cho mọi người thấy, ước mơ khởi nghiệp không cần sớm hay muộn mà chỉ cần đúng thời điểm. Kể về quyết định từ bỏ công việc mà nhiều người mơ ước, Tú cho biết, em không muốn đánh đổi cả tuổi thanh xuân của mình ở văn phòng vì nhàm chán.
Suy nghĩ đó đã đưa Tú về với vườn tược, ruộng đồng, làm chủ "cuộc chơi lớn" đầy thử thách.
Năm 2019, Tú và 4 hộ dân khác được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho thuê đất bãi bồi ven sông có thời hạn với mức giá ưu đãi, đồng thời hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để thực hiện mô hình trồng cây măng tây.
Nguồn vốn ấy được trích từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình nông thôn mới nhằm giúp một số hộ chuyển đổi nghề nghiệp, hướng tới việc xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công theo chủ trương của tỉnh Quảng Ngãi.
Như "cá gặp nước", Tú mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này, xem đó là cơ hội để khẳng định năng lực bản thân và xa hơn là hoàn thành tâm nguyện làm giàu trên chính mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.
Sau thời gian ngắn trồng cây măng tây, các hộ dân khác đã phải từ bỏ khi liên tục thất bại, thậm chí thua lỗ vì thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc giống cây mới mẻ này. Nguyên nhân là do họ quá lạm dụng thuốc hóa học trong việc điều trị bệnh khiến cây rụi dần.
Nhiều mô hình trồng măng tây tương tự ở các huyện Mộ Đức, Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) cũng rơi vào cảnh "chết yểu".
Đối mặt nguy cơ đó, để trụ vững, Tú đã tự mày mò trên mạng, nghiên cứu, sáng chế ra các loại thuốc hữu cơ đặc trị làm từ các sản phẩm tự nhiên sẵn có, thân thiện với môi trường nhằm cứu 1 ha măng tây với 14.000 gốc.
Anh Võ Mạnh Tú, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) phân loại măng tây trước khi xuất bán.
Tú bắt đầu phân tích, sàng lọc các vi chất có trong ớt, tỏi, sả, gừng, vỏ bưởi, xương cá, xương bò, đậu nành, chuối, lá chùm ngây...rồi trộn lại với nhau, đem ủ lên men và dùng hỗn hợp đó pha loãng tưới cho cây măng tây.
Nhờ vậy, cây kháng được nhiều loại sâu bệnh, phát triển xanh tốt. Ban đầu, nhiều người không tin tưởng cách làm này. Nhiều nhân công còn phản đối việc ủ đậu nành vì sợ gây mùi khó chịu khiến họ không thể tập trung làm việc.
Tuy nhiên, mẻ đậu nành đầu tiên ra lò có mùi thơm hệt như men rượu khiến mọi người thay đổi.
Suy nghĩ khác biệt đã giúp Tú ngày một thành công. Vườn măng tây liên tục cho thu hoạch, với năng suất vượt trội. Nhiều thương lái nghe tiếng đã đến tận vườn ngỏ ý thu mua, nhờ đó sản phẩm không lo "bí" đầu ra và thoát khỏi "vỏ bọc" bao tiêu.
Một số thương lái khó tính còn muốn kiểm chứng chất lượng măng tây có thật sự "sạch" như mình quảng bá. Nhưng khi khách ra tận vườn, nhìn Tú tự tay ngắt một thân măng ăn ngay trước mặt là tin tưởng, chẳng cần giải thích gì thêm, Tú chia sẻ.
Để đảm bảo lượng hàng cung cấp cho người tiêu dùng, Tú thu hoạch măng tây theo hình thức xen kẽ, bình quân khoảng 30 kg/ngày. Mỗi năm chỉ thu hoạch tầm 6 tháng, thời gian còn lại cho cây nghỉ "dưỡng sức", tiếp tục đẻ nhánh thay thân mẹ để khỏi phải đầu tư lại giống.
Sản phẩm măng tây loại 1 (thân to, đều, đẹp) được bán với giá 110.000 đồng/kg, chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng, khu chung cư. Sản phẩm măng tây loại 2 (hàng xô) được bán với giá từ 70.000-80.000 đồng/kg, tập trung vào nhóm tiêu dùng bình dân.
Hiện tại, bên cạnh tiêu thụ trong tỉnh, phần lớn mặt hàng này được xuất tới thị trường tiềm năng là Đà Nẵng. Chị Trần Thị Hoa, thành phố Quảng Ngãi, cho hay chị thường xuyên sử dụng măng tây hữu cơ của Võ Mạnh Tú vì sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe.
Mô hình đem lại cho Tú thu nhập ổn định trên dưới 60 triệu đồng/tháng và hơn 500 triệu đồng/năm. So với các giống cây trồng khác, hiệu quả kinh tế từ mô hình này cao gấp nhiều lần và giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động với mức lương 6,5 triệu đồng/tháng.
Hiện tại, Tú và nhiều hộ trồng măng tây khác trong tỉnh đã liên kết, chia sẻ với nhau cách thức mới mẻ này nhằm mở rộng vùng chuyên canh măng tây theo hướng hữu cơ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Ông Võ Công Thành, Chủ tịch UBND xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi), cho hay mô hình trồng măng tây hữu cơ của Tú đã mở ra hướng đi mới hiệu quả tại địa phương, lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, nhất là thế hệ thanh niên để ngày càng có nhiều hơn những "gương sáng" làm kinh tế giỏi; đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương.
Bà Phan Thị Cẩm Vân, Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi, đánh giá mô hình trồng măng tây đã được triển khai khá phổ biến trong tỉnh. Tuy nhiên, cách trồng măng tây theo hướng hữu cơ như mô hình của Tú còn rất ít. Mô hình này vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu tự nhiên vừa đảm bảo chất lượng, độ an toàn cao. Võ Mạnh Tú đã xây dựng được kênh phân phối bán hàng và có dự định mở rộng quy mô sản xuất.
Thứ mọc hoang bờ bụi bỗng "lên đời", ở Việt Nam có người kiếm tiền tỷ Với nhiều người, loại cây này vẫn còn khá xa lạ và mới mẻ dù chúng đã được dùng làm gia vị từ lâu. Ở Việt Nam, cây sọ chó vẫn còn xa lạ với nhiều người. Vậy nhưng, chúng có thể mang lại thu nhập lớn và có người đã có thể kiếm tiền tỷ, Loại cây này vốn dĩ mọc bờ...