Quảng Nam: Học sinh nghỉ học từ ngày 27/9
Nhằm chủ động ứng phó với bão Noru, Quảng Nam cho học sinh nghỉ học từ ngày 27/9.
Ngày 26/9, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam Thái Viết Tường có công văn gửi các cơ sở giáo dục trên địa bàn nhằm triển khai công tác ứng phó bão Noru.
Theo đó, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho phép các trường thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh nghỉ học ngày 27/9.
Ngoài ra, các trường phải triển khai thực hiện chằng chống trường lớp, nhà làm việc, nhà kho, hệ thống cây xanh và các công trình xây dựng khác để phòng tránh gió bão làm tốc mái, ngã đổ; di chuyển tài liệu, sách vở, thiết bị và các phương tiện kỹ thuật khác của đơn vị đến nơi an toàn để tránh ướt, hư hỏng; tắt hết các thiết bị điện khi phòng không có người làm việc để đề phòng chập mạch điện nhằm đảm bảo an toàn trường học trong mưa bão.
Lực lượng chức năng cùng người dân gia cố lại nhà cửa, công xưởng phòng chống thiên tai.
Video đang HOT
Các cơ sở giáo dục phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời có phương án phòng chống hiệu quả. Đặc biệt ở vùng trũng thấp, những nơi có thể chịu ảnh hưởng của lũ thì phải đề phòng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất…, Sau khi bão lũ tan, khẩn trương dọn dẹp vệ sinh trường lớp học, nhanh chóng ổ n định tình hình dạy học, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh khi đến trường trở lại.
Trong khi đó, theo Báo cáo nhanh số 05/BC-CQTT ngày 26/9/2022 của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, tổng số tàu cá tỉnh Quảng Nam là 2.753 tàu với 13.575 lao động. Trong đó, tổng số tàu cá đang hoạt động trên biển là 87 tàu với 2.533 lao động. Các tàu đã nhận được thông báo về bão Noru. Hiện có 87 tàu với 2.533 lao động đang hoạt động xa bờ. Cụ thể, khu vực Hoàng Sa có 28 tàu với 290 lao động, trong đó có 18 tàu với 213 lao động nằm trong vùng nguy hiểm. Ở khu vực Trường sa có 59 tàu với 2.243 lao động nằm trong vùng an toàn.
Như tin đã đưa, sáng sớm 26/9, bão Noru đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Lu-Dông (Phi-lip-pin), đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4 năm 2022. Hồi 4h, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 119,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây đảo Lu-Dông (Phi-lip-pin), cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 810km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông. Đến 04 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 114,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, cách đất liền Đà Nẵng-Bình Định khoảng 170km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 17.
Phương án tổ chức dạy học của Nghệ An khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C
Thời điểm này, thay vì nghỉ học, nếu thời tiết không thuận lợi các trường sẽ chuyển từ hình thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến.
Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo: Đây là chỉ đạo mới nhất của Sở để thích ứng với hoàn cảnh mới. Theo đó, nếu như trước đây, khi thời tiết có diễn biến phức tạp các trường có thể chủ động cho học sinh nghỉ học. Tuy vậy, hiện nay, phương án này sẽ được chuyển sang bằng hình thức dạy học trực tuyến để không làm gián đoạn việc học của học sinh nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe.
Trong những ngày qua, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các nơi thuộc các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh nên khu vực Nghệ An sẽ có những ngày rét đậm, rét hại trên diện rộng.
Nếu thời tiết xuống dưới 10 độ C, học sinh tiểu học sẽ chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến. Ảnh: MH
Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị trường học cần đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng chức năng,... đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Không tổ chức các hoạt động tập trung ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại; phối hợp với cha mẹ học sinh quan tâm, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm; không bắt buộc học sinh mặc đồng phục trong những ngày giá rét.
Học sinh cần phải được trang bị ấm khi đến trường. Ảnh: Đức Anh
Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi thông tin từ Đài truyền hình Việt Nam, Đài PT-TH Nghệ An (Bản tin Dự báo thời tiết) để quyết định cho học sinh mầm non nghỉ học. Đồng thời chuyển từ hình thức dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến khi thời tiết rét đậm, rét hại, đối với học sinh tiểu học và THCS.
Cụ thể: Đối với các trường mầm non, cho học sinh nghỉ học, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C.
- Học sinh tiểu học chuyển sang học trực tuyến khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C.
- Học sinh THCS chuyển sang học trực tuyến khi nhiệt độ xuống thấp dưới 7 độ C.
Căn vào các thông tin này; Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành, thị và các trường học được phép quyết định cho cho học sinh nghỉ học trực tiếp và chuyển sang học trực tuyến. Đồng thời thông báo rộng rãi cho học sinh và phụ huynh biết lý do chuyển hình thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến./.
Học sinh có được nghỉ học khi trời rét dưới 10 độ C? Dự báo thời tiết trong những ngày sắp tới sẽ chuyển rét đậm, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có định hướng, hướng dẫn các phòng GD&ĐT, nhà trường trong việc tổ chức dạy học trực tiếp. Để có căn cứ tổ chức thực hiện thống nhất trên địa bàn thành phố, Sở...