Quảng Bình triển khai linh hoạt các giải pháp, bảo đảm an toàn trường học
Thời gian này, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID-19 tăng cao từng ngày và luôn vượt mốc 2.000 ca/ngày.
Khối học sinh cấp 2 trên địa bàn huyện Bố Trạch, Quảng Bình, nâng cao ý thức trong việc đeo khẩu trang và khử khuẩn tay sạch sẽ phòng bệnh xâm nhập (ảnh tư liệu).
Vừa dạy học, vừa phòng dịch
Thành phố Đồng Hới là một trong những địa phương có số ca mắc COVID-19 cao của tỉnh Quảng Bình. Căn cứ phân loại cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh ngày 11/3, toàn bộ 15/15 xã, phường của thành phố Đồng Hới thuộc cấp độ 3 (nguy cơ cao). Để chủ động bảo vệ an toàn cho học sinh, giáo viên, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đồng Hới vừa có chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức dạy học “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″ phù hợp với tình hình của thành phố, áp dụng từ ngày 14/3 đến khi có thông báo mới.
Theo đó, trên địa bàn thành phố Đồng Hới, các cơ sở giáo dục Mầm non cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Với các trường Phổ thông tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp; trong đó các lớp có học sinh F0 và khối lớp 3, 4 (Tiểu học), lớp 7 và 8 (Trung học cơ sở) tổ chức dạy học trực tuyến; các khối lớp 1, 2, 5 (Tiểu học) và các lớp 6, 9 (Trung học Cơ sở) dạy học trực tiếp, bố trí 2 ca nhằm giảm số lượng tối đa học sinh tham gia học trong một buổi. Các đơn vị, trường học tạm thời không tổ chức công tác bán trú, không tổ chức các hoạt động tập thể tập trung đông người; bố trí lệch khung giờ đến trường và tan học giữa các khối lớp…
Trường Tiểu học số 2 Bắc Lý, thành phố Đồng Hới hiện có 1.130 học sinh của 5 khối lớp. Thời gian qua, nhà trường đã chủ động kế hoạch, triển khai nghiêm túc các phương án phòng, chống, ứng phó với tình hình dịch COVID-19. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, hiện tại toàn trường đã có hơn 30 học sinh và 5 giáo viên nhà trường thuộc diện F0 phải cách ly điều trị.
Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thảo, Hiệu trưởng trường Tiểu học số 2 Bắc Lý, cho biết: Để đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh trước dịch bệnh, nhà trường tổ chức thực hiện dạy học trực tiếp đối với các khối lớp 1, 2 và 5; dạy học trực tuyến với khối lớp 3, 4 nhằm đảm bảo an toàn. Khi có trường hợp giáo viên, học sinh là F0, nhà trường bố trí cho các trường hợp này tạm thời nghỉ dạy – học để cách ly, điều trị, theo dõi sức khỏe; đồng thời căn cứ tình hình thực tế để tổ chức cho lớp đó sang hình thức dạy học trực tuyến, đảm bảo khung chương trình và thực hiện hiệu quả công tác phòng dịch. Nhà trường và các lớp đều có “Sổ Nhật ký COVID-19″ để cập nhật, theo dõi và nắm bắt kịp thời thông tin hằng ngày. Trường cùng với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên giữ liên lạc phối hợp với phụ huynh học sinh, tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt các hướng dẫn và biện pháp 5K trong phòng, chống dịch bệnh theo quy định, hướng dẫn trong nhà trường, vừa dạy học vừa phòng dịch, thích ứng linh hoạt, hiệu quả trong tình hình mới.
Ổn định công tác dạy và học
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến khó lường, vì sự an toàn của trẻ em, học sinh, giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình đã có Công văn yêu cầu các đơn vị, trường học chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp nhằm hoàn thành năm học 2021-2022 đảm bảo chất lượng, đúng kế hoạch thời gian quy định. Các đơn vị, trường học căn cứ quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phân loại cấp độ dịch trên địa bàn để triển khai tổ chức dạy học “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″; tiếp tục thực hiện giảng dạy các nội dung chương trình cốt lõi theo hướng dẫn của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, các đơn vị linh hoạt trong việc tổ chức các hình thức dạy học; tranh thủ tối đa thời gian học trực tiếp, tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo kế hoạch giáo dục năm học.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình Đặng Ngọc Tuấn yêu cầu các đơn vị, trường học tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định về bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy học trực tiếp; hạn chế các cuộc họp hoặc hoạt động đông người không cần thiết; tiến hành rà soát, bổ sung điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống dịch; làm tốt công tác vệ sinh trường, lớp. Các đơn vị, trường học nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng, chống dịch, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh, cập nhật kịp thời chỉ đạo cấp trên để chủ động xây dựng phương án, giải pháp phòng, chống dịch phù hợp với thực tế đơn vị.
Nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh giữ thông tin liên lạc, theo dõi thường xuyên về sức khỏe của học sinh, tăng cường tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ học sinh về học tập, tâm lý, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm dinh dưỡng và tăng cường hoạt động vận động thể lực… từ đó giúp các em thích nghi, ổn định việc học tập, rèn luyện trong bối cảnh dịch bệnh. Đối với trẻ em, học sinh mắc COVID-19, có hoàn cảnh khó khăn, các đơn vị cần quan tâm và có biện pháp hỗ trợ về vật chất, tinh thần, động viên các em vượt qua hoàn cảnh, khó khăn, học tập tốt.
Video đang HOT
Dự báo tình hình dịch còn kéo dài và diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục Quảng Bình cũng yêu cầu các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, theo dõi, kịp thời hướng dẫn giải quyết những khó khăn để giúp giáo viên, học sinh tổ chức tốt việc dạy và học thích ứng, linh hoạt và phòng dịch hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, phủ liều cơ bản cho học sinh từ 12 – 18 tuổi; làm tốt công tác truyền thông, tư vấn nhằm chuẩn bị sẵn sàng để tiêm vaccine phòng dịch cho trẻ em và học sinh từ 5 – 11 tuổi ngay khi có hướng dẫn của Sở Y tế…
F0 tăng cao, nhiều phụ huynh ở TP.HCM chưa cho trẻ đến trường
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều phụ huynh không an tâm cho trẻ dưới 3 tuổi đến trường do các em còn nhỏ và chưa ý thức được việc phòng dịch.
Khi dịch diễn biến phức tạp tại TP.HCM, chị Nguyễn Kim Trang (28 tuổi, Gò Vấp) đã gửi con hơn 2 tuổi về tỉnh Vĩnh Long cho ông, bà chăm sóc. Chị và chồng đều là nhân viên y tế nên không muốn mạo hiểm để con ở lại tâm dịch khi đó.
Hiện, dù đã đón bé Tít (con trai chị Trang) về lại thành phố, nhưng vợ, chồng chị Trang vẫn phải nhờ ông bà nội, ngoại luân phiên lên giữ cháu. Cả nhà thống nhất chưa cho Tít đi học vào thời điểm này. Cậu bé vẫn còn quá nhỏ để có thể hiểu được phòng dịch là gì hay biết các biện pháp sát khuẩn.
"Tôi đắn đo khi thấy ông, bà cực nhọc, phải trông cháu suốt nhưng cũng không an lòng cho con đi học lúc này. Ông, bà cũng bảo trông cháu cứng cáp thêm rồi đi học cũng chưa muộn", chị Trang nói.
Nỗi lòng của chị Trang cũng là điều nhiều phụ huynh ngần ngại khi TP.HCM cho phép các cơ sở mầm non đón trẻ dưới 3 tuổi trở lại trường từ 1/3.
Phụ huynh lo lắng khi đưa trẻ dưới 3 tuổi đến trường. Ảnh: Phương Lâm.
Gom nhóm trông trẻ tại nhà
Từ 1/3, các trường mầm non công và ngoài công lập ở TP.HCM bắt đầu đón trẻ thuộc các khối nhà trẻ (dưới 3 tuổi) đến trường học trực tiếp. Đây là khối lớp cuối cùng ở TP.HCM được đến trường sau thời gian dài ở nhà vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Sau nhiều lần đặt vấn đề và bàn bạc, gia đình chị Trang dự định khi Tít 5 tuổi, vừa đúng tuổi được tiêm vaccine thì sẽ đến trường đi học. Ở độ tuổi này, Tít sẽ được bố mẹ hướng dẫn nhiều hơn về việc phòng dịch, hiểu được vi khuẩn hay các nguồn lây nhiễm là gì để bảo vệ bản thân.
Trong khi đó, chị Lê Đỗ Trà My (35 tuổi, quận 5) lại khá vất vả trong việc tìm người trông giữ con những ngày chưa đến trường. Tuy nhiên, khi thành phố lên kế hoạch cho trẻ dưới 3 tuổi đi học, chị My lại có những bất an khác.
Cậu bé Xoài (tên ở nhà của con chị My) thường hay ốm vặt, khi thời tiết thay đổi dễ bị cảm lạnh hoặc ảnh hưởng sức khỏe theo. Thế nên chị My vẫn còn phân vân giữa việc cho con đến trường hay tìm một cô giữ trẻ phù hợp.
"Tuổi này trẻ cần được chơi với bạn bè, con nít mà quanh quẩn mãi với người lớn cũng khó lòng vui vẻ hay phát triển. Cùng tuổi, tụi nhỏ mới giao tiếp với nhau được nhưng cho con đi học vào thời điểm này tôi cũng lo lắng", chị My bày tỏ.
Nữ phụ huynh đang nghiêng về phương án thứ ba là gửi trẻ cùng một vài hàng xóm ở chung cư. Cụ thể, phụ huynh sẽ nhờ một cô giáo giữ tầm 2-3 trẻ cùng một độ tuổi để các bé có thể vui chơi với nhau. Bố, mẹ sẽ đỡ lo lắng về việc tiếp xúc của con.
"Thật ra, phương án nào cũng có rủi ro, nhưng tôi muốn tính đến trường hợp ít có nguy cơ nhất cho con mình", chị My nói thêm.
Nhiều trẻ dưới 3 tuổi vẫn chưa biết cách phòng dịch. Ảnh: NVCC.
Là người quyết định đưa con trở lại trường, chị Tố Nga (30 tuổi, TP Thủ Đức) cho biết gia đình đã tính toán kỹ lưỡng bởi không sớm thì muộn trẻ cũng trở lại trường. Do phải đi làm nên việc để con ở nhà suốt thời gian dài vừa qua đã khiến hai vợ, chồng chị Nga "lao tâm khổ tứ".
"Tôi lo lắng việc cho con đến trường nhưng mình cũng không còn biện pháp nào khác. Thuê bảo mẫu thì quá tốn kém so với điều kiện của chúng tôi, gửi con đến trường thì ít nhất cũng có đến 3 cô giáo cùng trông nhóm khoảng 20 trẻ nên sẽ đỡ hơn", chị Nga nói.
Nữ phụ huynh cũng cho biết ở trường mầm non - nơi chị gửi con đến học, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sự lo lắng, tuy nhiên khi biết được các biện pháp phòng dịch của nhà trường thì nỗi bất an đã vơi đi phần nào.
Với mỗi lớp của nhóm trẻ nhỏ tuổi, trường học có thêm 2 bảo mẫu để hỗ trợ các giáo viên trong quá trình cho trẻ ăn uống, tắm rửa. Việc này giúp các cô có thể quan tâm được tất cả học sinh, phụ huynh cũng yên tâm hơn khi con được chăm sóc trong điều kiện phòng dịch.
"Thật ra, vẫn có lớp có ca F0 nhưng ít lắm. Giờ cảm giác mong chờ nhất của tôi là đón con mỗi chiều mà không nghe cô giáo đề cập đến chuyện cháu tiếp xúc với ai, vậy là đỡ lo lắm", chị Nga nói thêm.
Trẻ đi học ít, trường mầm non gặp khó khăn
Trước khi đón trẻ dưới 3 tuổi đi học trở lại, nhóm trẻ Lê Minh (TP Thủ Đức) đã được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Trong các tiết học, giáo viên cũng thường xuyên hướng dẫn học sinh thực hiện quy tắc 5K và tiến hành khử khuẩn, lau chùi phòng học định kỳ 2 tuần/lần.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhóm trẻ này chỉ ghi nhận có khoảng 30/50 trẻ dưới 3 tuổi trở lại học tập trực tiếp. Chia sẻ với Zing, bà Hồ Thị Quỳnh Trang, chủ nhóm trẻ cho biết số lượng học sinh còn lại không đến trường là do phụ huynh lo lắng về tình hình dịch bệnh hoặc trẻ có bố, mẹ là F0 nên phải tiếp tục ở nhà để theo dõi sức khỏe.
Chủ nhóm trẻ Lê Minh cũng thông tin thời gian này những phụ huynh đồng ý cho con đến trường chủ yếu do không sắp xếp được người trông trẻ hoặc lo sợ con ở nhà thời gian dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý.
Trường hợp phụ huynh có ông, bà giúp trông con hoặc thuê giáo viên về dạy riêng thì sẽ không đưa trẻ đến trường. Bà Trang cũng ghi nhận một số ý kiến phụ huynh mong muốn đưa trẻ đến trường vào tháng 9, khi tình hình dịch ổn định.
Theo bà Trang, việc trẻ đến trường ít trong khi cơ sở giáo dục mầm non vẫn chi trả chi phí cho các hoạt động bán trú, sinh hoạt và giảng dạy đã dẫn đến thiếu nguồn thu, gây khó khăn về tài chính ở các cơ sở.
Dựa trên kế hoạch của Sở GD&ĐT TP.HCM, từ ngày 1/3, trên nguyên tắc tự nguyện, Mầm non quốc tế BRIS đã ghi nhận khoảng 50% trẻ dưới 3 tuổi đi học trở lại. Bà Phùng Thị Thúy Hằng, Giám đốc vận hành hệ thống trường Mầm non - Tiểu học quốc tế BRIS, cho biết nhiều phụ huynh có nhu cầu gửi trẻ nhưng vì e ngại tình hình dịch bệnh nên đã bảo lưu để cân nhắc thêm.
Bà Hằng nhận định số lượng trẻ đến trường ít đã ảnh hưởng nhiều đến quá trình giáo viên lên bài giảng. Cụ thể, mỗi lần giáo viên dự định chia lớp thành các nhóm nhỏ để thực hành hoặc tìm hiểu kiến thức lại không đủ sĩ số nên việc tiếp cận, quan tâm đến từng em gặp khó khăn. Bên cạnh đó vì số thành viên trong mỗi nhóm học tập ít hơn trước nên tinh thần học tập và không khí lớp cũng bị ảnh hưởng.
Trẻ đến trường ít, thi thoảng lại có em nghỉ học vì trở thành F0, F1 đã khiến giáo viên xoay xở không kịp. Sau khi trẻ hết thời gian cách ly, quay trở lại lớp cần nghe giảng bài cũ và học bài mới vì vậy công việc của giáo viên cũng tăng thêm.
Trước những khó khăn trên, nhà trường đã điều chỉnh phương án giảng dạy và tăng cường giáo viên hỗ trợ trẻ nhiều hơn. Để phụ huynh an tâm đưa trẻ dưới 3 tuổi đi học trở lại, trường cũng phối hợp và nhờ bác sĩ tham vấn cách xử lý khi có tình huống phát sinh trong lớp, đảm bảo công tác phòng, chống dịch an toàn.
Bà Hằng khuyên phụ huynh nên đưa trẻ đến trường nhằm giúp con học hỏi kiến thức, tạo nền tảng vững chắc cho các cấp học sau này. Việc giữ trẻ ở nhà không đảm bảo 100% trẻ sẽ âm tính với nCoV.
"Trẻ em cần hòa nhập với cộng đồng và có những nề nếp sinh hoạt, lịch trình liên quan đến trường học. Đối tượng trẻ em dưới 3 tuổi nên tới trường để học hỏi, khám phá những điều mới mẻ, vì đây là một giai đoạn nền tảng cực kỳ quan trọng cho các cấp học sau này. Tác hại của việc trẻ không được đến trường là mất đi nhiều kỹ năng, môi trường học tập, mối quan hệ bạn bè. Những tác hại này sẽ lớn hơn nhiều so với tác hại của dịch Covid-19", bà Hằng nói.
Ông Trịnh Duy Trọng, trưởng phòng chính trị - tư tưởng, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết theo thống kê từ phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện, từ khi học tập trực tiếp sau Tết (7/2 đến 2/3), số lượng học sinh thuộc diện nhiễm và nghi nhiễm là 40.385 ca. Số trường hợp phát hiện tại trường là 2.160 ca.
Tuổi thơ giông bão của cô gái khuyết tật muốn sống và làm việc vì cộng đồng Là một người khuyết tật vận động nhưng Nguyễn Thị Thanh Thiện (sinh năm 1989) đã vươn lên nhờ tình thương yêu như trời biển của mẹ. Là một người khuyết tật vận động, Nguyễn Thị Thanh Thiện đã vươn lên tự đi bằng "đôi chân" của chính mình Không chỉ giành được học bổng đại học của chính phủ Úc, Thiện còn...